Xem mẫu

  1. VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHÒNG SINH THÁI CẢNH QUAN GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC CÁC HỢP PHẦN MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM DIOXIN Ở XÃ QUẾ LƯU, HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM (Nghiên cứu tiền khả thi ) HÀ NỘI – THÁNG 8, 2008
  2. GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC CÁC HỢP PHẦN MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM DIOXIN Ở XÃ QUẾ LƯU, HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM (Nghiên cứu tiền khả thi ) Tác giả: Lại Vĩnh Cẩm Lưu Thị Thao Lê Thị Thu Hiền Nguyễn Thành Long Vương Hồng Nhật Nguyễn Văn Hồng HÀ NỘI – THÁNG 8, 2008
  3. MỤC LỤC I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN ................................................................ 3 I.1 Tên dự án....................................................................................................... 3 I.2. Tính cấp thiết................................................................................................ 3 I.2.1. Tính cấn thiết ......................................................................................... 3 I.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án ................................ 4 I.3. Nhiệm vụ của dự án ..................................................................................... 6 I.4. Đặc điểm môi trường và kinh tế xã hội của vùng dự án .............................. 6 I.4.1. Đặc điểm địa hình.................................................................................. 6 I.4.2. Hệ thống thủy văn ................................................................................. 7 I.4.3. Nạn nhân chất độc màu da cam ............................................................. 7 I.4.4. Đặc điểm dân số .................................................................................... 8 II. GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG ............................................... 12 II.1. GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG NƯỚC ................................. 12 II.1.1. Hoàn cảnh........................................................................................... 12 II.1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 13 II.1.3. Nguồn nước ........................................................................................ 13 II.1.4. Vị trí trạm cấp nước sạch ................................................................... 14 II.1.5. Phác thảo sơ bộ thiết kế trạm cấp nước ............................................. 14 II.1.6. Dự toán chi phí ................................................................................... 16 II.2. KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG ĐẤT ......................................................... 17 II.2.1. Hoàn cảnh........................................................................................... 17 II.2.2. Mục tiêu ............................................................................................. 18 II.2.3. Lựa chọn khu vực cần khôi phục môi trường đất .............................. 18 II.2.4. Cải tạo và trồng 40 ha cây Jatropha curcas L. ................................... 21 II.2.5. Dự toán kinh phí................................................................................. 22 II.2.6. Xác định điểm quan trắc, lấy mẫu để phân tích hàm lượng dioxin ... 23 II.3. XÂY DỰNG NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG .............................................. 24 II.3.1. Điều tra và phân loại các bệnh nhân chất độc da cam ....................... 24 II.3.2. Đề xuất kế hoạch tổng thể chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân chất độc da cam............................................................................................. 25 II.3.3. Tạo cơ hội việc làm cho những nạn nhân chất độc da cam ............... 26 II.3.4. Xây dựng năng lực cho cộng đồng người địa phương bị tác động của dioxin và biện pháp khắc phục ............................................................... 26 II.3 5. Dự toán kinh phí................................................................................ 27 1
  4. III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN .................................. 28 III.1. Phương pháp đánh giá tác động .............................................................. 28 III.2. Công khai dự án và tham khảo tư vấn của cộng đồng ............................ 28 III.3. Đánh giá tác động môi trường các tiểu dự án ......................................... 28 III. 4 Dự toán kinh phí ...................................................................................... 29 IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÍCH DỒN VÀ TÁC ĐỘNG VÙNG ............. 30 IV.1. Phương pháp............................................................................................ 30 IV.2. Dự kiến kết quả ....................................................................................... 30 IV.3. Kế hoạch quản lý môi trường và quản lý xã hội ..................................... 31 IV.4 Dự toán kinh phí ....................................................................................... 32 V. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................. 33 VI. DỰ TOÁN TỔNG KINH PHÍ .................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 34 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 35 Phụ lục 1. Đặc tính của cây JATROPHA CURCAS L. ................................... 35 Phụ lục 2. Báo báo kết quả thử các mẫu chất lượng nước ở xã Quế Lưu ........ 38 Phụ lục 3. Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ......................................................... 39 2
  5. I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN I.1 Tên dự án Giải pháp khôi phục môi trường bị Dioxin tác động ở xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (A Fesibility Study) I.2. Tính cấp thiết I.2.1. Tính cấn thiết 1) Quế Lưu là một trong những xã nghèo nhất của huyện Hiệp Đức. Quế Lưu được xếp vào xã “đặc biệt khó khăn” theo phân loại của Chính phủ Việt Nam, trong “chương trình 135” từ năm 2006. Trong xã có tất cỏa 460 hộ nghèo, với tổng số người nghèo là 1,985 người, tỷ lệ đói nghèo lên tới 73.72%. Một vấn đề quan trọng nữa là, Hiệp Đức là một huyện đồi núi thông thường có mật độ dân số trung bình thấp, nhưng ở một số làng xã thì mật độ dân lại lên mức cao. Ở Quế Lưu, mật độ dân số trung bình là 82 người/km2, tuy nhiên riêng tại Thôn 1 và Thôn 2, mật độ dân lại lên quá 250 người/km2. 2) Quế Lưu là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các đợt dải Dioxin của quân đội Mỹ xuống vùng Nam trung bộ, trong thời kỳ chiến tranh. Ngay trong những đợt rải, người dân vẫn sinh sống bình thường trong làng hoặc làm đồng và như vậy, số người trong làng đã phải chịu tác động trực tiếp từ Dioxin và các chất độc hóa học khác rất nhiều. Riêng ở Thôn 1, Thôn 2 và Thôn 3 đã phải trực tiếp chịu tác động của 2 đợt giải chất Dioxin. Tác động của chất dioxin và các chất độc hóa học khác ngày ngày vẫn còn ảnh hưởng tới đời sống của người dân trong xã. Hiện nay, ở Quế Lưu có tới 904 người bị nhiễm độc dioxin/ các chất hóa học khác, đặc biệt có một khu vực được gọi là “làng ung thư”, trong vòng 5 năm qua, họ đã có tới 7 người chết vì căn bệnh ung thư. Khu làng này nằm ở Cánh đồng Hố Cau – Thôn 1 và Cánh đồng Nà Thờ - Thôn 2, đây là khu vực có khả năng các chất dioxin/ chất độc hóa học khác trú ngụ, diện tích của vùng nằy chừng 60ha. 3) Tất cả những người sống ở Quế Lưu đều không có nước sạch để dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Hầu hết các hộ phải sử dụng trực tiếp nước ngầm tầng thấp (nước giếng đào). Chất lượng nguồn nước rất kém, chúng đều bị ô nhiễm E.Coli và Coliform. Thậm chí, một số giếng bị ô nhiễm kim loại và chất hóa học 3
  6. như Hg, Pb, Mn. Ngoài số dùng giếng, một số nhỏ hộ gia đinh sử dụng trực tiếp nguồn nước lấy từ các dòng chảy tự nhiên như suối, chất lượng nguồn nước thì không thể kiểm soát được. Bởi vì chi phí để kiểm tra nồng độ chất dioxin là quá cao, nên đến nay các mẫu nước lấy từ Quế Lưu vẫn chưa được kiểm tra chỉ tiêu này. Các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ nông nghiệp và chất thải cũng là một lý do gây ra nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt hiện có của các hộ trong xã. Một số hộ gia đình trong xã sử dụng nguồn nước mặt tự nhiên chảy từ trên núi, họ sử dụng ống tre để dẫn nước về. Hệ thống dẫn nước của họ không được bảo vệ, nguồn nước không được xử lý bởi vậy chất nước nước cũng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. 4) Thoái hóa đất do xói mòn và ảnh hưởng của chất doixin vẫn đang tiếp diễn, đó là nguyên nhân liên quan đến vấn đề môi trường ở Quế Lưu. Bất chấp 40 năm nỗ lực của con người làm hạn chế thoái hóa đất và xúc tiến các biện pháp bảo vệ đất, nhưng quá trình thoái hóa đất vẫn đang diễn ra, đe dọa đến sự ổn định năng xuất cây trồng, cũng như cuộc sống của người dân trong xã. Theo ước đoán, có chừng 60% diện tích đất của xã mất đi 25 tấn/ha/năm. Đi cùng với xói mòn là quá trình di trú của các chất hóa học/ dioxin. Tóm lại, Quế Lưu là một xã đông dân và nhiều người nghèo, lại phải chịu tác động lớn của chất hóa học/ dioxin rải xuống từ hồi chiến tranh. Vì vậy thực hiện giải pháp khôi phục môi trường bị Dioxin tác động ở xã Quế Lưu sẽ được người dân ở đây ủng hộ. Đó cũng là một trong như mong muốn của hợp phần “quản lý ô nhiễm ở những khu vực đông dân cư nghèo” (PCDA) của Bộ Tài nguyên và Môi trường. I.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án 1) Quế Lưu có những điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án như sau: + Nguồn nước Sông Tranh là một nhánh của sông Thu Bồn, bắt nguồn từ Bắc Trà My và chảy qua Hiệp Đức, lòng sông dốc và có nhiều ghềnh thác, sông chảy nhanh. Sông Tranh là con sông lớn nhất ở Quế Lưu, nó cũng là ranh giới giữa Quế Lưu, Thăng Phước (Hiệp Đức) và một số xã thuộc huyện Tiên Phước. Hồ chứa Tam Bảo thuộc quản lý của Công ty cao su Quảng Nam. Hồ có diện tích 28.07ha. Nó nằm trên vùng núi và lưu vực của nó không có hoạt động nông nghiệp, bởi vậy chất nước nước khá tốt. 4
  7. Nguồn nước ngầm tầng sâu vẫn chưa sử dụng đến. Đây là nguồn tài nguyên cần phải được bảo vệ và hạn chế sử dụng. Chúng cần được dự trự cho tương lai xa. + Tài nguyên đất Tổng diện tích đất chưa sử dụng đến ở Quế Lưu có 428.4ha (chiếm khoảng 13.28% tổng diện tích), phần lớn tập trung ở phía nam của hồ Tam Bảo, một phần rải rác ở Thôn 1 và Thôn 2, phần này chiếm khoảng 60ha, và một phần khác thì ở các thôn còn lại. Hầu hết đất chưa sử dụng nằm ở trên đồi hoặc núi, một phần là các roi cát ven sông Tranh, chỉ có một ít diện tích thuộc vùng bằng phẳng. + Lãnh đạo địa phương (xã, huyện và tỉnh) nhất trí cao về dự án thử nghiệm này và theo gợi ý của Vụ Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, và lãnh đạo huyện Hiệp Đức, thì Quế Lưu là một xã điển hình của sự tác động dioxin/ chất hóa học nhất ở tỉnh Quảng Nam. + Dự án nhận được sự hưởng ứng cao của cộng đồng địa phương Nhiều người địa phương nghĩ rằng chất hóa học/ dioxin vẫn còn tồn dự ở trong xã mình và nó đang gây ảnh hưởng tới sức khỏe của họ và con cái. Tuy nhiên họ không xác định được là ở nơi nào và bao nhiêu + Quế Lưu cách trung tâm của huyện không xa, có nhiều kiều kiện thuận lợi để thực hiện dự án về mặt lôgic cũng như về mặt giao thông đi lại 2) Những điều kiện khó khăn khi thực hiện dự án + Địa hình và chất lượng đất Các khu vực đất bằng phẳng có độ cao từ 30-50m, chiếm khoảng 22.87% tổng diện tích, nằm ở các thung lũng dưới chân đồi núi, hoặc ven sông suối. Đất ở và đồng ruộng của dân cư nằm trên những khu đất này. Tuy nhiên, các vùng đất này có tiềm năng là nơi cư trú của các chất ô nhiễm hóa học như doixin và những chất hóa học khác được rải xuống từ hồi chiến tranh; hay chất độc hại và ô nhiễm của thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có nguồn gốc từ nông nghiệp; và vi sinh vật từ rác thải và nước thải của con người. Một phần lớn diện tích nằm ở núi và đồi. Phần đất này có độ dốc lớn, kém màu mỡ. Lớp phủ chủ yếu là rừng thưa và nghèo. + Thiếu hệ thống thủy lợi Tất cả các cánh đồng của Quế Lưu đều không được tưới tiêu từ hệ thống thủy lợi. Cây trồng được tưới chủ yếu dựa vào nước mưa, một số nơi gần sông suối thì người dân gánh nước lên tưới, bởi vậy năng suất và chất lượng cây trồng 5
  8. thấp và kém. Bởi vậy một trong các tiểu dự án cần phải tìm nơi gần nguồn nước để tiện cho việc tưới tiêu. Và hoặc cây trồng nên là cây có khả năng chịu hạn và không có nhu cầu tưới nước nhiều. + Thiếu chất lượng chăm sóc y tế Tất cả người nghèo đều có thẻ bảo hiểm y tế, họ có thể đến khám và được cấp thuốc miễn phí tại trạm xá. Tuy nhiên, khả năng y tế ở xã chỉ có thể chữa trị cho những người mắc bệnh thông thường như cảm lạnh, ho, ỉa chảy, etc. Những căn bệnh nan y, bệnh do dioxin gây ra, bệnh dịch, ốm nặng hoặc những trường hợp đau ốm khẩn cấp, ect thì ngoài khả năng của y tế xã. Bác sẽ và các cán bộ y tế xã không có kinh nghiễm đối với chữa trị cho người mang chứng bệnh do dioxin. I.3. Nhiệm vụ của dự án 1) Lựa chọn địa điểm và đề xuất giải pháp để phát triển mô hình khôi phục môi trường và phát triển bền vững 2) Phát triên một mô hình và nội dung của dự án thử nghiệm khôi phục môi trường nhiễm dioxin 3) Phát triển một mô hình xây dựng năng lực của cộng địa phương để giám sát và quản lý môi trường và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phòng tránh tác động từ dioxin 4) Xác định các điểm quan trắc, lấy mẫu và phân tích I.4. Đặc điểm môi trường và kinh tế xã hội của vùng dự án I.4.1. Đặc điểm địa hình Địa hình trong xã có xu hướng thấp dần từ đông nam sang phía bắc. Nơi cao nhấtlà 650m và thấp nhất là 20m so với mực nước biển. Địa hình đồi núi tập trung ở phía đông nam, và địa hình bằng phẳng và trũng năm ở phía tây và tây bắc của xã. Bên cạnh đó, các đồi và núi thấp cũng xuất hiện ở vùng trung tâm. Ở Quế Lưu, địa hình có độ cao từ 30-50 chiếm khoảng 22.87% tổng diện tích tự nhiên (bảng 1), đây là các khu vực có nguy cơ tích tụ dioxin và các chất độc hóa học trong chiến tranh hóa học cao hơn cả. Bảng 1. Phân bố dạng địa hình 6
  9. Độ cao (m) Diện tích (Ha) % Total 3226.50 100.00 20.- 30 22.82 0.61 30-50 858.10 22.87 50-100 933.56 24.88 100-200 904.79 24.12 200-300 201.11 5.36 300-400 102.08 2.72 400-650 204.04 5.44 Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Quế Lưu Các khu vực thấp nhất lại là nơi định cư của người dân, dạng địa hình này tập trung nhiều ở thôn 1 và thôn 2. Phần nhỏ còn lại nằm ở Thôn 3 và Thôn 5. Còn lại Thôn 4 nằm ở khu vực có địa hình cao. I.4.2. Hệ thống thủy văn Hệ thống dòng chảy có liên quan mật thiết với sự ảnh hưởng của dioxin sau khi được rải xuống. Chảy qua xã Quế Lưu có một dòng sông khá lớn, đó là sông Tranh. Con sông này là ranh giới giữa Quế Lưu với huyện Thăng Phước (Hiệp Đức) và huyện Tiên Phước. Sông nhánh lớn của nó là sông Ngang, có bồn thu nước là khu vực rộng lớn phía đông. Đặc biệt sông chảy qua xã Núi Thành (tỉnh Quảng nam). Núi Thành là trước đây là một trong những khu vực phải chịu đựng nhiều đợt rải chất độc màu da cam nhất trong các tỉnh niềm nam, trên bản đồ bang rải cũng cho thấy điều đó. Sau những trận mưa, dioxin được hệ thống dòng chảy mặt đưa xuống vùng thấp hơn. Sông Tranh bắt nguồn từ vùng núi cao, chảy qua các khu vực bị rải nhiều chất độc thuộc huyện Nam Trà My, để mang theo một lượng đáng kể dioxin và chất hóa học khác đưa xuống các vùng thung lũng thấp, trong đó các chân ruộng thấp của Thôn 1 và Thôn 2 là một khu vực có nguy cơ cao tích tụ chất dioxin sau mỗi đợt mưa lũ. Thêm nữa, Thôn 1, Thôn 2 và Thôn 3 trước đây là những nơi chịu tác động trực tiếp của nhiều đợt rải doixin và chất độc hóa học khác. I.4.3. Nạn nhân chất độc màu da cam 7
  10. Hiện nay, Hiệp Đức có số người chịu tác động của chất độc dioxin khá cao, họ là các cự chiến binh, du kích, có khi dân thường và con cháu của những người này. Nếu so sánh với Nam Giang và Bắc Trà My thì số lượng ở Hiệp Đức là cao hơn cả. Trong đó tập trung nhiều tại Thôn 1 và Thôn 2 của xã (bảng 4.2). Bảng.4.2. Số nạn nhân chịu tác động ở các thôn của xã Quế Lưu (huyện Hiệp Đức) Tên thôn Số h ộ Tổng Những Gián Con cháu Số h ộ chịu số người trực tiếp chịu của nhưng nghèo ảnh người tiếp chịu tác tác động người chịu chịu tác hưởng trong động dioxin dioxin ảnh hưởng động của hộ (quân nhân trực tiếp của dioxin và du kích) dioxin dioxin Toàn xã 308 904 478 293 185 Thôn 1 52 206 113 65 48 42/52 Thôn 2 74 309 165 103 62 42/74 Thôn 3 74 162 73 52 21 28/74 Thôn 4 34 139 89 51 38 17/34 Thôn 5 74 88 38 22 16 15/15 Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Quế Lưu Một vấn đề nữa là, tổng số người địa phương bị tác động của dioxin lên sức khỏe (không phải cựu chiến binh và du kích) hiện nay là 264 người. Trong số đó, nhiều người và trẻ em xuất hiện triệu chứng bệnh trong thời gian gần đây. I.4.4. Đặc điểm dân số Quế Lưu có 619 hộ gia đình, với tổng số dân là 2,657 người (năm 2008). Họ sống trong 5 thôn, dân số của các thôn được trình bày chi tiết tại bảng 4.3. Bảng.4.3 Phân bố các hộ dân và dân số trong các thôn của xã Quế Lưu Dân số năm 2007 Số hộ năm 2007 Tên thôn % Toàn xã 2,657 100 619 Thôn 1 836 197 31.8 Thôn 2 784 173 27.9 Thôn 3 476 123 19.9 Thôn 4 345 82 13.2 Thôn 5 216 44 7.11 8
  11. Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Quế Lưu 100% số hộ ở Quế Lưu làm nông nghiệp. Bên cạnh đó họ cũng có thêm nhiều nghề phụ, như làm rừng và làm dịch vụ hay đi làm thuê theo thời vụ. Một số hộ phát triển mô hình vườn nhà hoặc vườn đồi. Nhưng hoạt động của các hộ này chưa có tác động nhiều đến cơ cấu kinh tế của xã. I.4.5. Cơ sở hạ tầng Quế Lưu có 135 xóm, giao thông đi lại giữa nhiều xóm khó khăn. Hiện nay, đường liên xã để nối trung tâm xã ra đường chính vẫn là đường đất, khó đi lại trong mùa mưa. Xã đang có kế hoạch sửa sang lại. Ngoài ra còn có một số đường liên thông (cũng là đường đất), những con đường này hẹp và đi lại cung khó khăn khi mưa xuống. Quế lưu có ba trạm biến thế. Cung cấp điện lưới quốc gia cho 73% tổng số hộ dân trong xã. Bên cạnh đó, ở trung tâm xã còn có 1 trạm bưu điện, làm nhiệm vụ giữ liên lạc giữa xã với cộng đồng bên ngoài và trong phạm vi xã mình. Hiện nay, trên địa bàn xã có 1 trường trung học cơ sở với 5 phòng học, 1 trường tiểu học, với 9 phòng học và 02 nhà trẻ mẫu giáo với 2 lớp học. Quế lưu cũng đã xây dựng được trung tâm y tế xã, với 9 giường bệnh. Tất cả mọi người nghèo trong làng đều được khám chữa bệnh miễn phí. I.4.6. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của Quế Lưu là 2,326.5 ha. Được sử dụng vào mục đích nông nghiệp và một phần ít đất phi nông nghiệp và phần khá lớn chưa được sử dụng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đất rừng, chiếm tới 65.35% diện tích đất tự nhiên, khoảng chừng 2,108.53 ha. Trong số hình thức sử dụng là đất rừng gồm cả đất rừng phòng hộ, rừng trồng và đất rừng. Lớn thứ nhì sau đất rừng là đất trồng trọt, tiếp theo là nuôi thủy sản, chiếm 0.96ha, tức là 0.26% (bảng 4, hình 1.). Nếu so sánh với tình hình sử dụng đất năm 2006, hầu hết các hình thức sử dụng đất đều tăng lên và ngược lại đất chưa sử dụng giảm xuống. Đặc biệt, diện tích rừng trồng tăng thêm 266.45 ha (bảng 4). Hiện nay, Quế Lưu quỹ đất còn 428.4ha. Người dân nơi đây đang tích cực khai thác phần đất chưa sử dụng này. Bảng 4.5: Thống kê thay đổi sử dụng đất ở Quế Lưu 9
  12. STT H×nh thøc sö dông ®Êt DiÖn tÝch n¨m T¨ng (+) hoÆc 2007 (ha) Gi¶m (-) I §Êt n«ng nghiÖp 2,610.05 280.14 1 §Êt trång trät 767.27 13.43 - §Êt trång c©y hµng n¨m 174.60 4.30 - §Êt trång c©y l©u n¨m 592.67 9.13 2 §Êt rõng 1,842.08 266.45 - §Êt rõng s¶n xuÊt 1,316.98 111.55 - §Êt rõng phßng hé 525.10 154.90 3 §Êt nu«i trång thñy s¶n 0.70 0.26 II §Êt phi n«ng nghiÖp 241.54 7.37 1 §Êt ë n«ng th«n 64.01 5.30 2 §Êt sö dông cho c¸c môc ®Ých ®Æc 56.57 5.55 biÖt III §Êt ch−a sö dông 353.76 281.00 Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Quế Lưu I.4.7. Hiện trạng phát triển kinh tế Tất cả dân đều làm nông nghiệp. Tuy nhiên có thể phân chia ra các hoạt động khác nhau như: trồng trọt, làm rừng và nuôi trồng thủy sản. Trong đó diện tích đất trồng trọt hàng năm là 780.7 ha, chiếm 24.19% tổng diện tích tự nhiên. Người dân thường trồng lúa gạo, ngô, lạc, rau, đậu và sắn. Năng suất của chúng thấp hơn ở nhiều vùng khác (bảng 4.6). Năng suất lúa nước trung bình 33.8 tạ.ha, trong khi đó ở nhiều khu vực khác ở đồng bằng sông Hồng, năng suất lên tới 60- 70 tạ/ha. Bảng 4.6: Năng suất các sản phẩm nông nghiệp ở Quế Lưu STT Lo¹i s¶n phÈm DiÖn tÝch (ha) N¨ng suÊt 1 Lóa 174 33.8 t¹ / ha 2 Ng« 25 35.4 t¹ / ha 3 §Ëu phô 38 8.34 t¹ / ha 4 Rau 3 110.3 kg/ha 5 7 6 t¹ / ha §Ëu 6 S¾n 35 180 t¹ / ha Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Quế Lưu Hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng số gia súc trong huyên là 3,470 con, trong đó có 571 trâu, 1,861 bò thị, 1,240 lợn và một số loại khác. Một số hộ gia đình cũng trồng cao su. Trong năm 2007, toàn xã có 7 ha rừng cao su. 10
  13. I.4.8. Tình trạng đói nghèo Quế Lưu là một xã nghèo nhất trong huyện và cũng có số nạn nhân chất độc màu da cam cao nhất. Tỷ lệ đói nghèo trung bình toàn xã là 73.72%. Tổng số hộ bị đói là 460, với 1,985 người nghèo. Trong đó hầu hết là làm nông nghiệp (456 hộ nông nghiệp, chiếm 1972 người). Số lượng hộ nghèo nhiều nhất là ở Thôn 1 với 163 hộ và tỷ lệ đói nghèo ở thôn này lên tới 80.69%, sau đó là thôn 2, với 118 hộ nghèo và tỷ lệ đói nghèo của thôn là 68.21%. Nhưng nếu tính theo tỷ lệ đói nghèo thì lên cao nhất là thôn 5, lên tới 97.73%, như vậy là gần như toàn bộ thôn bị đói nghèo, tuy nhiên số lượng hộ ở đây không cao bằng Thôn 1 và Thôn 2 (bảng 4.7). Bảng 4.7 : Thống kê tình trạng nghèo đói của xã Quế Lưu, năm 2007 Tên thôn Tổng số hộ Dân số Số h ộ Số người Tỷ lệ đói (người) nghèo nghèo nghèo (%) Thôn 1 202 836 163 707 80.69 Thôn 2 173 784 118 521 68.21 Thôn 3 123 476 95 381 77.24 Thôn 4 82 345 41 163 50 Thôn 5 44 216 43 213 97.73 Toàn xã 624 2,657 460 1,985 73.72 Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Quế Lưu 11
  14. II. GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG II.1. GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG NƯỚC II.1.1. Hoàn cảnh Như đã nói ở mục I, tất cả các hộ gia đình sống ở Quế Lưu hiện vẫn chưa có nước sạch đủ tiêu chuẩn để dùng cho sinh hoạt. Khoảng 80% số hộ sử dụng nước giếng đào. Giếng đào lấy nguồn từ tầng nước ngầm nông, nước không đủ chất lượng theo tiêu chuẩn nước sạch dùng cho sinh hoạt, nước không qua xử lý và được sử dụng cấp nước sinh hoạt. Tất cả các giếng đào đều bị ô nhiễm As, E.Coli và Coliform. Một số giếng còn bị ô nhiễm các chất kim loại nặng như Hg, Pb, Mn (bảng 7). Các hộ khác lấy nước từ sông suối, không qua xử lý để xử dụng cho sinh hoạt. Chất lượng của nguồn nước này còn tồi hơn nước giếng. Còn lại một số hộ sử dụng nước dẫn từ trên núi, chất lượng nguồn nước này cũng thấp và được sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt không qua xử lý. Vì giá thành phân tích hàm lượng dioxin trong nước quá cao nên trong các mẫu và kết quả phân tích không có chỉ tiêu dioxin. Bảng.7. Chất lượng các nguồn nước sinh hoạt ở Quế Lưu STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả M10 N7 N15 N17 1 pH Degree 6,34 5,98 5,70 7,05 2 TDS mg/l - 202,6 104,2 303,1 3 CaCO3 mg/l - 75,6 38,8 103,1 4 Turbid NTU 3,64 - - - 5 SS mg/l 60,4 - - - 6 BOD5 mg/l 0,6 - - - 7 COD mg/l 2 - - - NO - 3 8 mg/l 0,208 11,261 3,454 13,490 NO - 2 9 - 0,002 0,046 0,002 SO2-4 10 mg/l 20,472 - - - NH+4 11 mg/l - 0,001 0,171 0,005 12 Fe - 0,018 0,166 0,029 13 E.Coli MPN/100 43 1 - 3 mL 14 Coliform MPN/100 1100 15 35 23 mL CN- 15 mg/l KHP - 7 - 16 Pb µg/l 1,09 - - - 17 Mn µg/l - 17,06 8,64 17,09 18 As µg/l 5,20 5,24 8,23 5,47 19 Hg µg/l 8,26 - - - 12
  15. Điểm lấy mẫu: M10: Hố Cau, Tổ 2, Thôn 1, xã Quế Lưu N7: Nước giếng đào nhà ông Tran Ngoc Thanh, Tổ 7a, Thôn 2, N15: Nước giếng đào Nguyen Thanh Hung, Tổ 2, Thôn 1, N17: Nước giếng đào công cộng, Tổ 6, Thôn 2, Vào mùa khô (từ tháng 7 đến tháng 8), khoảng 60-70% giếng đào không có nước, nước tự nhiên từ một số sông suối nhỏ cũng khô cạn, người dân địa phương không đủ nước để sử dụng cho sinh hoạt. Theo đánh giá của các cán bộ địa phương, trong mùa khô thì cứ khoảng 10-15 hộ sử dụng chung một giếng đào. Thêm vào đó, thiếu thốn hệ thống tưới tiêu là nguyên nhân của nhiều cánh đồng khô cạn. Để giúp cho người dân địa phương vượt qua được khó khăn, việc làm đầu tiên là cấp nước sạch cho họ. Như đã nói, chưa có mẫu nước nào được đánh giá về tồn dư dioxin, nên khó có thể nói về sự ảnh hưởng của chất hóa học này trong nước ngầm ở khu vực. Do đó, nguồn nước được sử dụng để xử lý được gợi ý lấy từ Hồ chứa nước Tam Bảo. Hồ được xây dựng vào năm 2006, đến nay mực nước đã khá cao, chất lượng tốt và ổn định. Theo khả năng vốn của dự án, trạm cấp nước sạch sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ sống ở Thôn 1 và Thôn 2. Lý do để chọn 2 thôn này là: - Số nạn nhân chất độc da cam cao nhất, tổng số là 515 người - Ở Thôn 2, nước giếng bị ô nhiễm Hg - Có số hộ nghèo nhiều hơn cả và tỷ lệ hộ nghèo rất cao (80.6% ở Thôn 1 và 68,21% ở Thôn 2) - Số người chết vì một số bệnh đường ruột rất nhanh II.1.2. Mục tiêu Cung cấp nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn và đủ lượng cho những thôn có đông nghèo chịu tác động của dioxin ở xã Quế Lưu, tỉnh Quảng Nam. Nhiệm vụ: thiết kế và xây dựng một trạm cấp nước sạch cho 370 hộ dân, với khoảng 1620 người sống ở Thôn 1 và Thôn 2. Chất lượng nước cấp đạt tiêu chẩn TCVN-... của Việt Nam. II.1.3. Nguồn nước Nguồn nước lấy để xử lý là nước trong hồ chứa Tam Bảo (hình 1) 13
  16. II.1.4. Vị trí trạm cấp nước sạch Địa điểm đề xuất để xây dựng trạm cấp nước sạch nằm gần khu vực hành chính của xã, nơi có cột ăng ten điện thoại. Diện tích đất bằng chưa sử dụng chừng 2,18ha. Vị trí này gần với các điểm dân cư, nhà văn hóa, trường học và trạm xá xã, những điều kiện này sẽ dễ dàng cho xây dựng, cấp nước và bảo vệ trạm. Hình 1. Địa điểm đề xuất xây dựng trạm cấp nước sạch II.1.5. Phác thảo sơ bộ thiết kế trạm cấp nước Điều kiện: 1. Nội dung phác thảo trong đề cương này mới chỉ đánh giá chi phí. Việc thiết kế chi tiết được thực hiện sau khi đã khảo sát sẽ có thể đưa ra chi phí khác. 2. Nếu so sánh chất lượng các nguồn nước thực tế ở Quế Lưu, cho thấy nước trong Hồ chứa Tam Bảo có chất lượng tốt và ổn định hơn cả, đó là nguồn nước tốt nhất để hạ giá thành sản phẩm và các thiết bị cung ứng khác 14
  17. 3. Nguồn nước ở trên cao so với vị trí đặt trạm, bởi vậy có thể dùng đường ống để nước tự chảy từ nguồn xuống trạm cấp nước, tuy nhiên quãng đường từ nguồn nước đến trạm khá xa, chừng 3km, đây là một điều bất lợi 4. Dự toán chi phí cho xây dựng cơ bản mới chỉ tính cho các mục: khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, chạy thử và đóng gói sản phẩm. Chi phí cho quá trình vận hành và trông nom bảo vệ chưa được tính đến. Chi phí này do địa phương chịu trách nhiệm 5. Nội dung công việc sẽ bao gồm: a. Khảo sát: i) kiểm tra chất lượng nguồn nước, ii) khảo sát địa hình và lối dẫn nước, vị trí đặt đường ống và trạm cấp nước, etc. b. Thiết kế chi tiết, gồm cả bản vẽ thiết kế và báo cáo cơ khí, kỹ thuật và hệ thống cung cấp điện, hướng dẫn và dự toán chi tiết c. Quản lý xây dựng d. Xây dựng: cung cấp vật liệu và công nhân để hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch e. Vận hành thử nghiệm và đóng gói sản phẩm Mô tả thiết bị: 1. Nhu cầu về lượng nước của 370 hộ, tương đương 1620 người, với khoảng 60lít/người/ngày (theo TCVN), là 100 m3/ngàyđêm, gồm cả nước thực tế sử dụng và hao tổn. 2. Trạm cấp nước gồm có các thiết bị đường dẫn nước từ nguồn, bể lắng aluminum, lọc cát và tẩy clorine, bể chứa nước sạch (sau xử lý) với dung tích 50m3, được xây bằng cấu trúc bê tông. 3. Đề xuất rằng các thiết bị xử lý hoàn toàn làm từ chất liệu thép i-nốc không rỉ, gồm có thiết bị lọng, phụ tùng. Hệ thống bảo vệ phải được thiết lập 4. Hệ thống cung cấp điện cần cho trạm vận hành và các máy bơm áp lực cũng phải được bố trí. Mô tả mạng lưới cung cấp nước 1. Tổng chiều dài đường ống là 5km, trong đó vật liệu uPVC đường kính 90mm là 2km. 2. Đường ống cấp nước sạch được nối với đường ống chính sẽ là HDPE với đường kính từ 32-50mm, dài chừng 3km 3. Dự kiến có 10 điểm lấy nước sạch, với nền gạch bê tông và vòi nước DN25, và van khóa nước khi phải sửa chữa. 15
  18. II.1.6. Dự toán chi phí Theo bảng 8 sau: Bảng 8. Dự toán chi phí xây dựng trạm cấp nước sạch Số Đơn # Nội dung Đơn vị lượng giá Tổng $US $US 1 Khảo sát: Ls 3,000 - Khảo sát chất lượng nước - Khảo sát địa hình Thiết kế chi tiết và dự toán chi phí chi 2 tiết Người/tháng 6 1,500 9,000 3 Xây dựng: 3.1 Xử lý Compacted (100 m3/ngđ) m3/ngđ 100 300 30,000 3.2 Bể chứa nước sạch và hệ thống bảo vệ m3 50 200 20,000 3.3 Xắp đặt đường ống uPVC D90 km 2 15,000 30,000 3.4 Mạng lưới cung cấp và điểm cung cấp Ls 1 15,000 15,000 3.5 Hệ thống điện 3.6 Chi phí quản lý xây dựng 4 Vận hành thử và đóng gói sản phẩm Ls 1 2,000 2,000 Tổng 99,000 Dự toán chi phí bảng 8 chưa tính chi phí cho mạng lưới điện và chi phí xây dựng, nội dung này cần phải được tính tới trong thiết kế và dự toán chi tiết [Tham khảo: Công ty cấp nước Thuận Thành (NTT)] 16
  19. II.2. KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG ĐẤT II.2.1. Hoàn cảnh Đất chỉ là một lớp mỏng phủ trên bề mặt trái đất, nguồn tài nguyên này rất hạn chế bởi dễ bị phá hủy. Chẳng những vậy, việc sử dụng chúng bị hạn chế bởi các điều kiện khí hậu và địa hình. Đất được hình thành rất chậm chạp bởi các quá trình tự nhiên, hóa lý, và sinh vật nhưng lại nhanh chóng bị phá hoại bởi các hành động không cẩn thận của con người. Suy thoái đất bởi quá trình xói mòn và tác động của dioxin vẫn còn đang diễn ra, đây cũng chính là nguyên nhân của vấn đề môi trường đất chủ yếu ở xã Quế Lưu. Bất chấp 40 năm nỗ lực của người dân địa phương giảm suy thoái đất và xúc tiến các biện pháp bảo vệ đất, nhưng thoái hóa đất vẫn tiếp tục, đe dọa đến tài nguyên môi trường và sản xuất nông nghiệp, cũng như sự phồng thịnh của địa phương. Theo như đánh giá của chúng tôi, khoảng 60% diện tích xã có tốc độ xói mòn từ trên 25 tấn/ha/năm. Đi cùng với quá trình xói mòn đất là sự di trú của các chất độc hóa học và dioxin. Ở Quế Lưu, các tầng đất bị suy giảm mầu mỡ do quá trình xói mòn và tác động bởi dioxin được rải xuống từ thời chiến tranh (1961-1975). Rất khó để phân tích được ở đâu và bao nhiêu vùng chịu ảnh hưởng bởi thoái hóa đất hoặc bởi tác động của dioxin khi mà chỉ có một lượng dioxin di trú trong các lớp đất là rất nhỏ. Nhưng hiển nhiên môi trường đất ở xã vẫn đang bị dioxin tác động. Sau một thời gian tiếp xúc với dioxin, hầu hết lớp phủ đất ở Quế Lưu bị phá hủy. Đất không có thực vật che phủ dễ dàng bị xói và dòng chảy mặt sẽ mang theo dioxin theo và tích tụ chúng lại ở những vùng khác, thường là những nơi trũng. Quá trình tích tụ dioxin xảy ra trong và sau khi mưa, hay bão lụt. Ở Quế Lưu có rất nhiều thung lũng nhỏ và kín, khi mưa bão thường bị ngập lụt trong thời gian khá dài. Khi mực nước xuống thấp, dioxin bị lắng đọng lại trong bùn. Quá trình này thường xảy ra trong mỗi trận lũ lụt ở các vùng trũng, thung lũng và các cánh đồng trũng, v.v. Ngày nay, dioxin vẫn đang tồn dư trong các lớp đất ở những vùng cao và tích tụ lại ở những vùng thấp. Chung ta có thể nhìn thấy sự tác động của dioxin trong quá trình phát triển của thực vật. Ở Quế Lưu có tới hơn 400 ha đất trống hoặc cây bụi, phần đất này cần phải được phục hồi. Việc làm này đồi hỏi cần phải có các biện pháp đặc thù để nâng cao độ màu mỡ cho đất. Khôi phục môi 17
  20. trường đất cần cả hai quá trình đó là bảo vệ đất chống lại xói mòn và giảm bớt quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích. Biện pháp để loại bỏ dioxin trong các lớp đất là rất khó khăn và đắt vô cùng. Do đó, trong khả năng về tài chính của dự án này, chỉ có thể sử dụng phương pháp dùng lớp phủ thực vật để giảm bớt xói mòn đất ở những vùng đất dốc và giảm quá trình lắng đọng trầm tích ở những vùng trũng. Một lớp phủ mới sẽ giảm bớt các dòng chảy mặt. Hoạt động này cũng sẽ giảm bớt sự phát tán dioxin, cũng như tích tụ nó tại các vùng trũng, nơi con người đang ở. II.2.2. Mục tiêu Khôi phục chất lượng và môi trường đất cho những vùng bị ảnh hưởng của chất độc dioxin bằng lớp phủ trồng cây Jatropha. Hơn nữa, trong tương lai gần, Jatropha sẽ là loại cây mang thu nhập đến cho những người dân nghèo sống ở Quế Lưu. Nhiệm vụ: (1) xác định khu vực cần khôi phục chất lượng và môi trường đất; (2) phát triển mô hình vườn cây Jatropha ở vùng đã lựa chọn. II.2.3. Lựa chọn khu vực cần khôi phục môi trường đất Chất độc hóa học dioxin trước đây đã được rải trên khắp xã Quế Lưu, và ngày nay, chúng đang di chuyển từ vùng cao và tích tụ lại ở các vùng thấp hơn và vùng trũng. Quá trình di chuyển này phải được kiểm soát bằng các lớp phủ thực vật dày để giảm bớt lượng dioxin tập trung tích tụ ở những vùng trũng nơi có người dân định cư, cũng như giảm bớt tác động tiêu chực của nó đến chất lượng của nguồn tài nguyên nước. Để lựa chọn được khu vực phù hợp nhất cho mục đích khôi phục môi trường đất, cần dựa vào các hợp phần sau: - Là vùng đất trống: Quế Lưu có diện tích đất trống bằng phẳng khoảng 60,72ha; đất không có thực vật phủ ở vùng đồi núi chiếm 482,43ha - Đất trồng trọt bị thoái hóa, và năng suất cây trồng thấp - Rừng trồng chiếm diện tích lớn nhất ở Quế Lưu. Hiện nay có một số vùng đã thu hoạch Keo, những vùng này cũng được cân nhắc cho tiểu dự án trồng Jatropha (hình 2. Hiện trạng sử dụng đất xã Quế Lưu, năm 2007) - Vùng núi với độ cao từ 30-200m và dốc chiếm tới 73% tổng diện tích xã 18
nguon tai.lieu . vn