Xem mẫu

A. Tóm tắt lý thuyết Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) SGK Lịch sử 7

I . TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI 

1.Triều đình nhà Lê mục nát

- Thịnh đạt thời Lê Thánh Tông.

- Lê Uy Mục và Lê Tương Dực ăn chơi trụy lạc, tướng Trịnh Duy sản gây phe phái , đánh nhau liên miên.

- Các phe phái đánh nhau giành quyền lực.

- Cuối thế kỷ XVI , nhà Lê suy yếu.

luoc_do_phong_trao_nong_dan_khoi_nghia_the_ki_xvi_500

Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa đầu thế kỷ XVI.

2. Phong trào khởi nghĩa của  nông dân ở đầu thế kỷ XVI 

*   Nông dân không có ruộng cày, thuế cao, phu dịch nặng nề, nhà nước không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp, nạn đói 1517.

*  Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

*  Mâu thuẫn giữa nhà nước  phong kiến với  nhân dân nên  đấu tranh như:

- Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) ở  Hưng Hóa ,Sơn Tây kéo về  Từ Liêm ( Hà Nội ) uy hiếp kinh thành Thăng Long .

- Khởi nghĩa  Trần Cảo  “Quân 3 chỏm” (1516-1521) tại Đông Triều, nghĩa quân 3 lần  tấn công Thăng Long.

- Các cuộc khởi nghĩa trên thất bại nhưng đã giáng một đòn vào triều đình phong kiến nhà Lê, vì thế càng mau chóng sụp đổ.

 su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

chu_giai_bt_nt_120_02

Lược đồ địa phận Nam triều- Bắc triều

II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM–BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH- NGUYỄN 

1. Chiến tranh Nam Triều và Bắc Triều

- 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.

- 1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều .

- Hai tập đoàn phong kiến  đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592  Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng , chiến tranh chấm dứt.

- Đây là cuộc nội chiến giữa các  tập đoàn phong kiến, tranh giành quyền lợi và địa vị, đem đến tác hại là kềm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.

- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa .

su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

 

    su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

Di tích thành nhà Mạc (Chi Lăng- Lạng Sơn)

su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen 

Lược đồ địa phận   Đàng Trong – Đàng Ngoài 

2. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong  – Đàng Ngoài  

- Năm 1545  Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

- Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa ,  Quảng Nam  đối địch với họ Trịnh , chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn, không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền ) là Đàng Ngoài ( Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng  Trong (Nam Hà)

- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

- Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế .

su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

Phủ Chúa Trịnh , tranh vẽ thế kỷ XVII

     su suy yeu cua nha nuoc phong kien tap quyen

Triều đình vua Lê thế kỷ XVII

B. Bài tập SGK về Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) SGK Lịch sử 7

Dưới đây là 2 bài tập Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) SGK Lịch sử 7

Bài 1 trang 109 SGK Lịch sử 7
Bài 2 trang 109 SGK Lịch sử 7

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước: Giải bài Ôn tập chương IV SGK Lịch sử 7

>> Bài tiếp theo: Giải bài Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XVIII SGK Lịch sử 7 

nguon tai.lieu . vn