Xem mẫu

A. Tóm tắt lý thuyết về Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản SGK Công nghệ 10

I. Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên.

1. Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên.

a. Các loại thức ăn tự nhiên của cá.

  • Thực vật phù du, vi khuẩn:  Những thực vật có kích thước nhỏ sống trôi nổi trong nước, ví dụ : Các loài Tảo

  • Thực vật bậc cao: Những thực vật sống trên mặt nước, sống ngập trong nước. Ví dụ: Các loại cỏ, bèo, rong rêu

  • Động vật phù du: Những động vật nhỏ, di động kém, sống trôi nổi trong nước. Ví dụ: Luân trùng, chân kiếm, chân chèo 

  • Động vật đáy: Những động vật chuyên sống dưới đáy ao hồ. Ví dụ: Trai, ốc, giun, ấu trùng …

  • Chất vẩn: Mùn bả hữu cơ, các sản phẩm phân huỷ từ xác động thực vật.

  • Mùn đáy:  Xác động thực vật mục nát phân huỷ nhưng chia thành mảnh nhỏ lắng đọng dưới đáy ao.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thức ăn tự nhiên của cá

Các loại thức ăn tự nhiên của cá có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhau.

  1. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp: 

    1. Nhiệt độ, ánh sáng, các chất khí, độ PH …

  2. Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp

    1. Các sinh vật trong nước và con người.

2. Những biện pháp bảo vệ & phát triển nguồn thức ăn tự nhiên

a. Bón phân cho vực nước

  • Bón phân vô cơ

  • Bón phân hữu cơ

  • Tác dụng: 

    • Tăng cường chất vẩn, mùn bả hữu cơ, lượng muối vô cơ.

    • Cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật thuỷ sinh (nhất là các loài tảo)

b. Quản lý & bảo vệ nguồn nước

  • Quản lý

  • Bảo vệ

  • Tác dụng:

    • Cân bằng các yếu tố lí, hoá học trong lưu vực nước.

    • Làm nguồn nước không bị ô nhiễm.

II. Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thuỷ sản

1. Vai trò của thức ăn nhân tạo

  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá, bổ sung và cùng với thức ăn tự nhiên làm cho khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt hơn, cá mau lớn, nhanh béo, làm tăng năng suất, sản lượng cá

  • Rút ngắn thời gian nuôi.

2. Các loại thức ăn nhân tạo

a. Thức ăn tinh

  • Giàu tinh bột, đạm  như cám, bả đậu đỗ, tôm, ốc, phụ phẩm lò mổ…

b. Thức ăn thô

  • Các loại phân bón cá ăn trực tiếp, không qua phân giải như phân chuồng, phân xanh

c. Thức ăn hỗn hợp

  • Phối hợp đầy đủ chất dinh dưỡng như các loại cám hỗn hợp

3. Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản

Có 5 bước:

  • Bước 1. Làm sạch và nghiền nhỏ nguyên liệhu

  • Bước 2. Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính

  • Bước 3. Hồ hóa và làm ẩm

  • Bước 4. Ép viên và sấy khô

  • Bước 5. Đóng gói, bảo quản

 

Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

B. Bài tập SGK về Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản SGK Công nghệ 10

Dưới đây là 3 bài tập về Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản SGK Công nghệ 10

Bài tập 1 trang 92 SGK Công nghệ 10
Bài tập 2 trang 92 SGK Công nghệ 10
Bài tập 3 trang 92 SGK Công nghệ 10

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước: Giải bài Sản xuất thức ăn cho vật nuôi SGK Công nghệ 10

>> Bài tiếp theo: Giải bài Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi SGK Công nghệ 10 

nguon tai.lieu . vn