Xem mẫu

A. Tóm tắt lý thuyết Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) SGK Lịch sử 8

I/Nước Pháp trước CM

1.Tình hình kinh tế

a/ Nông nghiệp :

- Nền nông nghiệp lạc hậu, đói kém thường xuyên xảy ra .

 b/ Công thương nghiệp:

- Công thương nghiệp phát triển nhưng lại bị chế độ PK cản trở, kìm hãm.   

2. Tình hình chính trị – xã hội

a/ Chính trị:

- Là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. (một nước phong kiến)

b/ Xã hội:

- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba (tư sản ,nông dân và bình dân  thành thị ).

3. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

- Trào lưu triết học Ánh sáng Pháp tiêu biểu là

Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản,

*Nội dung:

- Phê phán ,đả kích chế độ phong kiến và giáo hội .

- Đề cao quyền tự do của con người .

II /Cách mạng  bùng nổ

1/Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế 

- Vua Lu-I thứ XVI tăng nhiều loại thuế

- Kinh tế công thương nghiệp đình đốn, dân thất nghiệp.

⇒ Đời sống nông dân khốn khổ, nổi dậy đấu tranh .

2/ Mở đầu thắng lợi của cách mạng 

- 5.5.1789 Vua Lu –I  XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để giải quyết vấn đề về tài chính .

- 17.6: đại biểu đảng cấp thứ 3 họp riêng và thành lập Quốc hội lập hiến .

- 14/7/1789 nhân dân Pari chiếm ngục Ba-xti ⇒ cách mạng bùng nổ .

III/ Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai đoạn chính

1. Giai đoạn phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 – 7 – 1789 đến ngày 10 – 8 – 1792)

  • HS nắm 2 sự kiện chính)

- Ngày 14 – 7 – 1789, dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài – nhà ngục Ba-xti. . Mở đầu thắng lợi của CM.

- 8/1789 Quốc hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền .

- 9/1791: Hiếp pháp được công bố , xác lập chế độ quân chủ lập hiến

2. Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết lập nền cộng hòa (từ ngày 21 – 9 – 1792 đến ngày 2 – 6 – 1793)

3. Giai đoạn phái Gia-cô-banh lãnh đạo nhân dân lật đổ phái Gi-rông-đanh và thiết lập nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. (2/6/1793 đến 27/7/1794)

*Phái Gia cô banh lên cầm quyền ,lập ra ủy ban cứu nước .

a/ Những biện pháp cách mạng của phái Gia –Cô- banh :

+ Đối với bọn phản cách mạng :

  • Thẳng tay trừng trị .

+ Đối với quần chúng nhân dân :

- Giải quyết ruộng đất cho nông dân .

- Quy định giá bán tối đa , trưng thu lương thực để cứu dân nghèo .

+Đối với nạn ngoại xâm :

- Nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân , nạn ngoại xâm bị chặn đứng (26.6.1794)

b/ Phái Gia –cô –banh bị lật đổ , cách mạng kết thúc 

  • Do nội bộ chia rẽ .

  • Những biện pháp cách mạng không còn hợp thời , mất đi sự ủng hộ của quần chúng .

  • Ngày 27.7.1794 phái Gia –cô –banh bị lật đổ. cách mạng kết thúc

 4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền mở  đường cho CNTB phát triển .

- Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để .

B. Bài tập SGK về Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) SGK Lịch sử 8

Dưới đây là 4 bài tập Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) SGK Lịch sử 8

Bài 1 trang 17 SGK Lịch sử 8
Bài 2 trang 17 SGK Lịch sử 8
Bài 3 trang 17 SGK Lịch sử 8
Bài 4 trang 17 SGK Lịch sử 8

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước: Giải bài Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên SGK Lịch sử 8 

>> Bài tiếp theo: Giải bài Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới SGK Lịch sử 8 

nguon tai.lieu . vn