Xem mẫu

GIÁ TRỊ CỦA NỀN VĂN HÓA ÓC EO VỚI VIỆC GIÁO DỤC
THẾ HỆ TRẺ AN GIANG
Ths. Phạm Văn Thành
Phù Nam được biết đến là một trong những quốc gia cổ đại được hình thành rất sớm trên
lãnh thổ Việt Nam. Quá trình tồn tại và phát triển thịnh vượng của vương quốc Phù Nam trong
các thế kỷ từ I - VII, đã để lại những di sản văn hóa vật chất lẫn tinh thần rất độc đáo mang đậm
sắc thái và phong cách riêng của vùng miền. Cũng giống như vậy, văn hóa Óc Eo được coi là nền
văn hóa của vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, đây là một hiện tượng lịch
sử độc đáo.Văn hóa Óc Eo là một di tích rất lớn, một trung tâm văn hóa cổ của vùng đồng bằng
sông Cửu Long, một hình mẫu của sự kết hợp những yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong sự phát
triển. Do đó, cần phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo - một di sản văn hóa - lịch
sử quan trọng của Việt Nam. Trong tiến trình phát triển đó thì tỉnh An Giang cũng đóng vai trò
trọng yếu của nền văn hóa Óc Eo, Ba Thê - Thoại Sơn - An Giang được xem như giữ vị trí trung
tâm là nơi tập trung nhiều kiến trúc nhất, qui mô nhất, đồng thời có sức ảnh hưởng, tác động
mạnh mẽ đến nhiều nền văn hóa ở vùng Đông Nam Á. Bên cạnh đó, nền văn hóa Óc Eo đã tạo
dựng nên được những cơ sở khoa học vững chắc, bổ sung cho nguồn tư liệu lịch sử địa phương,
khẳng định chủ quyền lãnh thổ một cách toàn vẹn của Việt Nam trên vùng đất An Giang với tên
gọi Tầm Phong Long(1). Do đó, việc nghiên cứu di tích văn hóa Óc Eo đối với thế hệ trẻ An
Giang là điều rất quan trọng, cần thiết, mang tính giáo dục cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, khi
mà một đại bộ phận người dân Campuchia vẫn còn suy nghĩ đây là vùng đất của họ. Vì vậy, việc
nghiên cứu và nâng cao hiểu biết, giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ An
Giang nói riêng về nền văn hóa Óc Eo có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng cả ở hiện tại và trong
tương lai.

(1)

Năm 1757, Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn để tạ ơn. Đây được là thời điểm mốc

son của lịch sử dân tộc Việt Nam. Tầm Phong Long trước thế kỷ XVIII là vùng đất rộng lớn từ biên giới
Đại Việt- Chân Lạp (Campuchia), chạy dọc theo sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh)
và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bề ngang từ Hà Tiên sang đến đất Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc
đến Tầm Bào (Vĩnh Long), Trấn Giang (Cần Thơ).
1

Văn hóa Óc Eo được hiểu là một nền văn hóa khảo cổ có những đặc điểm chung về di
tích, di vật được khảo cổ học phát hiện trên khắp vùng Nam Bộ, trong đó di tích quan trọng nhất
là di tích Óc Eo nơi phát hiện đầu tiên bởi nhà nghiên cứu người Pháp L. Malleret vào năm
1944(2).
Địa điểm khai quật khảo cổ Óc Eo thuộc xã Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Có
diện tích rộng tới 450ha, là một đô thị mang đặc điểm cuả một thành phố ven biển với tiền cảng
Tà Keo (Cạnh Đền) cách Óc Eo khoảng 15km. Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành
nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn. Đặc biệt
trong lĩnh vực nông nghiệp và thương nghiệp lúc này rất phát triển với một loạt chứng cứ như
những công trình thuỷ lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ
công thể hiện sự chuyên hoá, những đồng tiền bằng vàng, bạc, thiếc, các loại trang sức, con dấu
bằng đá quý, thuỷ tinh và nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập. Nền văn hoá Óc Eo còn để
lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể
hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng. Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện gồm hai nhóm tượng
Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ngoài ra còn tìm thấy chữ viết trên các con dấu, mặt nhẫn, bia đá(3)…
đó là dạng chữ Phạn (Brami) thế kỷ V thời kỳ Gúpta của Ấn Độ cổ đại. Như vậy, những di tích
của nền văn hoá Óc Eo ở An Giang bao gồm nhiều loại hình khá tiêu biểu và có quy mô lớn, biểu
hiện của một nền văn hóa lớn đã từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam.

(2)

Theo Nguyễn Thị Song Thương (2014), Đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở Tây Nam bộ (Qua tư liệu khảo
cổ học), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tr.10.
(3)
Hiện nay bia đá bằng chữ Phạn vẫn còn được lưu giữ tại chùa Linh Sơn (Óc Eo - Ba Thê - Thoại Sơn).
2

Bia đá viết bằng chữ Phạn lưu giữ tại chùa Linh Sơn.[Nguồn:Ảnh tác giả chụp tháng 10 năm
2013]
Theo Louis Malleret cho rằng nền văn hóa này là sản phẩm của một nhà nước cổ đại tồn
tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử Trung Quốc ghi chép nhiều lần, đó là
Vương quốc Phù Nam. Tính chất cảng thị thể hiện qua vị trí địa lý của thành thị Óc Eo và các di
vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Hoa làm cho văn hóa Óc Eo
mang đậm yếu tố “ngoại sinh”, được những nhà nghiên cứu trước đây coi là nguyên nhân chủ
yếu của sự phát triển văn hóa này. Những phát hiện mới về các di vật đã làm cho diện mạo của
nền văn hoá Óc Eo ngày càng rõ nét, nhất là thời kỳ phát triển thịnh vượng của nó trong khoảng
10 thế kỷ đầu Công nguyên và với phạm vi phát triển rất rộng lớn từ lưu vực sông Hậu, sông Tiền
đến lưu vực Vàm Cỏ - Đồng Nai. Cư dân văn hóa Óc Eo cư trú trên những khu vực sinh thái khác
nhau nên có những đặc điểm khác nhau về lối sống, được thể hiện cụ thể trên các di tích và di vật
khảo cổ học. Đó là các khu vực như: vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, khu vực
ven biển Tây Nam (vùng Bạc Liêu - Cà Mau), vùng hạ lưu sông Tiền, Đông Nam bộ và khu vực
rừng ngập mặn ven biển Đông Nam bộ. Địa bàn sinh sống của cư dân văn hóa Óc Eo rất rộng lớn
nhưng một điều rất quan trọng biểu hiện trong đời sống của họ là khả năng thích nghi được với
3

mọi hoàn cảnh, tạo lập cuộc sống ổn định và phát triển nền văn hóa đặc sắc của mình. Những di
tích của nền văn hoá Óc Eo ở An Giang bao gồm nhiều loại hình khá tiêu biểu và có quy mô lớn.
Ngoài những kiến trúc tường gạch đồ sộ của các kiểu đền đài, còn có các ngôi mộ cổ xây bằng đá
và cát trên các gò đắp nền bằng đất sét, những kiến trúc dựng trên các cọc.
Việc phát hiện ra di chỉ văn hóa Óc Eo đã giải quyết phần nào những thất mắt xoay quanh
vấn đề về chủ nhân của vùng đất này là ai, phát triển như thế nào, sức ảnh hưởng của nó đối với
các vùng “lân cận” ra sao?... Như vậy, đây là vùng đất có chủ nhân cai quản đó là vương quốc
Phù Nam tồn tại từ thế kỷ (I - VII) và nền văn hóa Óc Eo là một minh chứng khoa học cụ thể.
Các cuộc khai quật của các nhà khảo cổ như De Lajonquiere năm 1912, H. Parmentier 1922,
Suzanne Karpe Lés 1928, đã tìm thấy nhiều di tích, di vật mà phần lớn là tượng thần, linh vật thờ
bằng đá tấm đá có chạm trổ, những di vật này được tìm thấy chủ yếu ở Ba Thê. Điều này đã phần
nào chứng minh cho giả định rằng ở đồng bằng sông Cửu Long có sự tồn tại của một vương mà
thư tịch cổ Trung Quốc nhắc đến đó là “Vương quốc Phù Nam” [4, tr 19, 20]. Trong những cuộc
khai quật của các nhà khảo cổ thì đặc biệt đáng chú ý là cuộc khai quật của nhà khảo cổ học
người Pháp Louis Malleret vào các năm 1938, 1942, 1944 đã phát hiện nhiều di tích kiến trúc và
hiện vật ở Óc Eo có niên đại phù hợp với thời kỳ tồn tại của vương quốc Phù Nam. Căn cứ vào
sử liệu ghi chép về quốc gia cổ Phù Nam, vào tài liệu cổ văn tự trên các tấm bia đá, mảnh vàng,
căn cứ vào đặc điểm của hiện vật, của nghệ thuật điêu khắc và nhất là vào kết quả các mẫu niên
đại C14 của các di tích khảo cổ, các nhà khoa học đã định niên đại cho nền văn hóa Óc Eo từ Thế
kỷ thứ I đến Thế kỷ VII. Giai đoạn “hậu Óc Eo” từ thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X - XII, truyền
thống văn hoá Óc Eo vẫn được cư dân cổ nơi đây bảo lưu và có sự phát triển nhất định trong
hoàn cảnh lịch sử - xã hội có nhiều biến đổi. Điều này, đã vẽ lên một bức tranh khá toàn diện về
trạng thái kinh tế - xã hội rực rỡ của vương quốc Phù Nam cổ, tồn tại trong một nền văn hóa cổ,
một nhà nước cổ trong buổi đầu khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
Tiếp liền mạch của dòng thời gian tìm kiếm, khám phá những điều còn bí ẩn về nền văn
hóa Óc Eo từ năm 1975 trở về sau việc nghiên cứu các nền văn hóa cổ trong cả nước trong đó có
nền văn hóa Óc Eo được các cơ quan khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và các nhà khoa học,
các cuộc hội thảo đặc biệt quan tâm, chú ý(4). Một số cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu
chuyên ngành cũng đã triển khai nghiên cứu các đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ như viện khảo
(4)

Theo Nguyễn Thị Song Thương (2014), Đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở Tây Nam bộ (Qua tư liệu khảo
cổ học), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tr. 21.

4

cổ học, viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh… Đến nay đã có hàng trăm công trình
nghiên cứu liên quan đến từng mặt của nền văn hóa Óc Eo nhưng số lượng còn ít so với quy mô
của một nền văn hóa lớn đã từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy số lượng đề tài còn ít những
những công trình nghiên cứu của các cơ quan, viện khảo cổ học viện khoa học xã hội đã làm cho
bức tranh về vương quốc Phù Nam - nền văn hóa Óc Eo ngày càng hiện ra một cách rõ ràng
hơn(5).
Sau hàng ngàn năm bị hoang phế, tàn phá bởi thiên nhiên như lũ lụt, sự bồi lấp của phù
sa; bởi chiến tranh, sự phá hoại vô thức của con người, dấu tích văn hóa Óc Eo chỉ còn là những
phế tích và “các mảnh vụn” của nghệ thuật, kỹ thuật chế tạo sản phẩm phục vụ mọi mặt đời sống
xã hội. Việc sưu tầm, lưu giữ, nghiên cứu và bảo tồn di tích, di vật văn hóa Óc Eo sẽ góp phần
làm sáng tỏ quá trình hình thành, khai phá mở mang và phát triển vùng đất Nam bộ một cách
chính xác hơn. Văn hóa Óc Eo chứa đựng những giá trị lớn về vật chất và tinh thần, có ý nghĩa
quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội lẫn chính trị ngày nay ở
Nam bộ - một vùng đất giàu tiềm năng và cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp khi mà một đại bộ
người dân Campuchia vẫn nghĩ rằng đây là vùng đất của họ. Quan trọng hơn, sự phát hiện nền
văn hóa Óc Eo đã giúp cho thế hệ trẻ An Giang có đầy đủ điều kiện cần thiết trong việc nghiên
cứu, đồng thời góp phần hữu ích trong việc bảo tồn, lưu giữ các hiện vật, hiểu biết sâu sắc hơn về
lịch sử, bản sắc văn hóa khu vực, nơi mình đang sinh sống.
Ngày nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đối với thế hệ trẻ An Giang
nói riêng và cả nước nói chung là điều rất cần thiết. Điều đó, giúp cho thế hệ trẻ ý thức một cách
sâu sắc bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, cái tạo nên những cốt cách đặc trưng của từng dân tộc
đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị đặc trưng, tiêu biểu,
phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Là dấu hiệu
cơ bản để phân biệt nền văn hóa dân tộc này với nền văn dân tộc khác. Văn hóa Óc Eo - Ba Thê
cũng đã góp phần tạo nên những đặc trưng riêng trong sự hình thành và phát triển của nền văn
hóa các dân tộc đang sinh sống ở An Giang. Do đó, việc giữ gìn và phổ biến một cách rộng rãi
nền văn hóa Óc Eo trong đời sống cộng đồng của người dân An Giang là điều rất quan trọng
trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ và phát huy các tài

(5)

Theo Nguyễn Thị Song Thương (2014), Đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở Tây Nam bộ (Qua tư liệu khảo

cổ học), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tr. 21, 22.
5

nguon tai.lieu . vn