Xem mẫu

  1. GĐ Pro Entertainment & Events: Thị trường ít cạnh tranh không có nghĩa là không cần chuyên nghiệp.
  2. Event Channel – “Khi làm việc với mỗi khách hàng, mình và cộng sự đều dành thời gian tìm hiểu rất kỹ về khách hàng và những sản phẩm của họ, nhằm mang đến những điểm khác biệt tương ứng với những nét riêng của họ. Khai thác những điều này, tạo ra những chi tiết đặc sắc, lạ mắt chính là góp phần cho sự thành công của chương trình”. Đến với buổi hẹn với Event Channel, anh Trần Tấn Vinh xuất hiện với phong thái rất hiện đại và trẻ trung, thật khó tưởng tượng đây là người điều hành một công ty chuyên về lĩnh vực giải trí và tổ chức sự kiện có gần năm năm hoạt động và được nhiều khách hàng, đối tác đánh giá là một trong những công ty có quy mô lớn và dịch vụ chuyên nghiệp tại khu vực Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây nguyên nói chung. Tuy nhiên, qua tiếp xúc thì Event Channel dễ dàng nhận thấy quan điểm của anh trong kinh doanh chính là bí quyết để tạo được uy tín trong mắt các khách hàng của mình.
  3. Chào anh, được biết Pro Entertainment & Events là đơn vị được hầu hết các khách hàng lựa chọn để thực hiện các dịch vụ về sự kiện tại Buôn Ma Thuột, và các khu vực lân cận, anh có thể giới thiệu đôi nét về dịch vụ của mình? Xin chào Event Channel. Công ty của mình thành lập từ năm 2008, quá trình hoạt động đã được gần 5 năm với các dịch vụ như tổ chức sự kiện, in ấn quảng cáo, đào tạo MC, ca sĩ, cung cấp trang thiết bị tổ chức sự kiện…Một số khách hàng và đối tác thường xuyên hợp tác như Nguyễn Kim, Metro, Honda, Intimex Ho Chi Minh, các Ngân hàng có chi nhánh tại Buôn Ma Thuột như ACB, VIB Bank, MHB Bank, Kiên Long Bank… M ình thường tổ chức các sự kiện với quy mô lớn nhỏ khác nhau và phụ trách hầu hết các hạng mục biển bảng quảng cáo cho các khách hàng trên. Do vậy, ngoài đội ngũ văn phòng để thực hiện các dịch vụ thì mình đầu tư một phân
  4. xưởng sản xuất với 20 nhân công để trực tiếp sản xuất nhằm đưa giá thành xuống mức thấp nhất và phục vụ tốt nhất. Anh bắt đầu khởi nghiệp ở lĩnh vực này như thế nào? Và những khó khăn anh gặp phải trong những ngày đầu khởi nghiệp? Từ lúc học cấp ba tại thành phố Hồ Chí Minh, mình đã tham gia một chương trình đào tạo nhóm nhạc. Trong quá trình học thì bên cạnh nơi mình học có một sân khấu thường tổ chức biểu diễn, khi ấy mình cũng thường quan sát và xem cách người ta tổ chức. Nhưng sau này, mình không đi theo con đường ca hát mà chiều theo ý gia đình, học lớp Kỹ thuật viên tin học. Khi học xong, do điều kiện gia đình, mình mở một quán cà phê với quy mô cũng khá lớn, lấy tên là Pro, sau đó, tất cả những hoạt động sau này của mình như Câu lạc bộ tổ chức biểu diễn hay shop thời trang đều lấy theo tên này. Các hoạt động kinh doanh nói trên tạo lợi nhuận ổn định, là nền tảng để mình phát triển đam mê tổ chức biểu diễn – vốn cần chi phí lớn để duy trì.
  5. Rồi mình nhận thấy cần phải chuyên nghiệp hóa những hoạt động này nên quyết định thành lập Công ty Giải trí Pro. Một mình mình không thể quán xuyến hết các công việc trên cả ba lĩnh vực, vả lại, quán cà phê dù có lợi nhuận nhưng không mang tính bền vững và gặp nhiều sự cạnh tranh nên dần dần mình phải lựa chọn chỉ duy trì công ty – mặc dù ở thời điểm đó, đây là lựa chọn không thành công nhất giữa ba lĩnh vực. Lúc ấy mình không nhận được sự ủng hộ của gia đình và bạn bè thì cũng không giúp đỡ được nhiều vì lĩnh vực này còn quá mới mẻ. Khách hàng tại địa phương cũng rất ít vì họ chưa thích nghi được với những cái mới lạ. Nói chung giữa muôn vàn khó khăn của những ngày đầu thì đam mê chính là động lực để mình cùng đội ngũ có thể kiên định với mục tiêu. Tại sao lại chọn event làm thế mạnh? Ý tưởng để anh lấy tên Công ty là Pro Entertainment & Events? Như đã nói ở trên, vì có đam mê về tổ chức biểu diễn và được xem cách tổ chức nên mình tham gia tổ chức nghệ thuật tại địa phương. Bước đầu tiếp
  6. cận khách hàng để tổ chức biểu diễn khách thường xuyên hỏi mình có cho thuê âm thanh, ánh sáng, có dàn d ựng sân khấu... hay không? Tại thời điểm đấy event chủ yếu mang tính tự làm, tận dụng nhân viên nên không được chuyên nghiệp và ở địa phương thì việc tìm kiếm suppliers rất khó và giá thành cao nên mình tự hỏi “Tại sao mình không làm việc đó trong khi nhu cầu event khá lớn?” . Vì vậy mình dần dần mình đã đầu tư mua sắm, sản xuất luôn những hạng mục phục vụ cho event. Cũng như trang thiết bị, mình nhận thấy chi phí in ấn, quảng cáo chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành của event, trong khi các việc quan trọng như đưa ra ý tưởng, tư vấn khách hàng, thiết kế mình đã hoàn tất, các đơn vị quảng cáo chỉ việc in ấn thế nhưng đôi khi mình phải phụ thuộc vào tiến độ của họ. Cho nên mình quyết định đầu tư mở rộng thêm lĩnh vực in ấn, quảng cáo nhằm hạ giá thành của event và chủ động về chất lượng, tiến độ của in ấn sản xuất nhằm phục vụ cho event được tốt hơn. Có thể nói, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng là lý do mình đi theo con đường tổ chức event và cung cấp trang thiết bị event. Tuy nhiên sau đó bản chất event luôn đòi hỏi sự tiên lượng đến từng chi tiết nhỏ nhất hoặc xử lý tình huống hiệu quả nhất. Đồng thời phải tư duy sáng tạo, đưa ra ý tưởng mới, một cách thức mới nhưng phải nằm trong khuôn khổ của event đó là điểm mình đam mê và chọn event làm thế mạnh. Về tên công ty, đó là một áp lực để mình ngày càng hoàn thiện hơn dịch vụ của mình. Tên tuổi không thể chỉ là hình thức, cần phải thực hiện sao cho đúng với tiêu chí mà mình đặt ra. Vậy anh đã tiếp cận và có được những khách hàng như thế nào? Giữa
  7. môi trường ít cạnh tranh thì dịch vụ toàn diện của anh gần như là độc quyền, đó có phải là lợi thế? Đúng là hiện nay, thị trường tổ chức sự kiện tại Buôn Ma Thuột không phát triển rầm rộ như tại các thành phố lớn Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… Tuy nhiên, thị trường nào cũng có những đơn vị cạnh tranh, dù không nhiều, nhưng ít cạnh tranh không có nghĩa là không cần sự chuyên nghiệp. Mình không cho rằng sự chuyên nghiệp thể hiện bằng vẻ bên ngoài nhưng với mình, ấn tượng đầu tiên của khách hàng là rất quan trọng, vì vậy, tất cả những gì Pro thể hiện từ đồng phục nhân viên cho đến cung cách phục vụ, các dịch vụ đi kèm đều đã được khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, khi làm việc với mỗi khách hàng, mình và cộng sự đều dành thời gian tìm hiểu rất kỹ về khách hàng và những sản phẩm của họ, nhằm mang đến những điểm khác biệt tương ứng với những nét riêng của họ. Khai thác những điều này, tạo ra những chi tiết đặc sắc, lạ mắt chính là góp phần cho sự thành công của chương trình.
  8. Anh Vinh tại lễ vinh danh Doanh nhân trẻ Và những điều khác biệt anh mang đến có nhận được phản hồi tốt từ khách hàng? Tất nhiên là sự khác biệt, độc đáo nhưng không lập dị, đi ngược truyền thống. Những chi tiết khác biệt nhằm thu hút khán giả khi mà họ đã quá quen với những điều quen thuộc trong sự kiện nào cũng có. Để làm được như vậy, mình cho rằng cá nhân người thực hiện cần phải có đam mê thực sự, không được hời hợt. Làm việc với rất nhiều đối tác tại địa phương cũng như ngoài tỉnh, anh có nhận xét như thế nào về hai đối tượng khách hàng này? Họ có sự khác biệt tương đối rõ ràng. Đối với khách hàng địa phương, họ
  9. thường nhờ mình tư vấn từ A – Z, từ khâu lên ý tưởng, viết kế hoạch cho đến thực hiện. Còn những khách hàng ngoài tỉnh, nhất là những công ty đa quốc gia vốn có sự chuyên nghiệp và mọi thứ đã theo khuôn mẫu, họ luôn muốn áp đặt mọi thứ phải theo chuẩn mực họ đưa ra. Tuy nhiên, vì họ không ở địa phương nên đôi khi không nắm rõ những nét văn hóa đặc trưng, vì vậy ta cần tư vấn để thay đổi sao cho phù hợp. Ví dụ, một sự kiện mà khách mời đa phần là người địa phương, nhưng khách hàng lại muốn biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên thì nó thực sự không phù hợp vì người xem cần cái gì đó mới mẻ, khác với cái họ đã biết rõ. Trong trường hợp này mình sẽ tư vấn để khách hàng thay đổi theo hướng phù hợp hơn. Quan điểm của mình là phục vụ tốt nhưng không phải là thực hiện theo mọi yêu sách của khách hàng. Nếu khách hàng liên tục thay đổi so với nội dung ban đầu thì mình sẵn sàng không hợp tác nữa, vì mọi sự thay đổi đều kéo theo những rắc rối cho các bộ phận tương tác mà đôi khi không khắc phục kịp dẫn đến sai sót, và kết quả là không thành công. Có thể có những thay đổi theo khách hàng để phù hợp nhưng mình vẫn luôn phải giữ lập trường riêng. Và có những điều mình tư vấn cho họ, sau khi chương trình thành công, họ gặp và bảo rằng mình đã đúng. Khi đó chính là thành công đã được khách hàng thừa nhận.
  10. Một số sự kiện do Pro Entertainment & Events thực hiện Câu hỏi cuối cùng, anh định hướng phát triển cho công ty của mình trong thị trường hiện nay như thế nào?.
  11. Mình đặt chất lượng lên hàng đầu. Về giá, mình vẫn luôn đặt tiêu chí “ Giữ giá chứ không giảm giá”, mặc dù với giá nào mình cũng có thể làm được. Đơn giản như việc cho thuê cổng hơi, thay vì khách có thể thuê với giá một triệu hoặc thấp hơn nhưng sẽ có được một cái cổng hơi cũ nát, lấm lem. Ngược lại, mình có sự đầu tư, thay mới thường xuyên nên khi cho thuê mình sẽ lấy giá cao hơn, đổi lại, khách được sử dụng những trang thiết bị chất lượng hơn. Nhiều khi làm cho khách hàng không phải vì tiền mà còn vì những mối quan hệ mà mình tận dụng được từ khách hàng đó. Có thể nói, trong cái không may thì mình lại gặp những điều may mắn, vì thời gian đầu làm sự kiện phải đi thuê mướn nên mình có kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Bên cạnh việc tổ chức sự kiện cho khách hàng, mình còn hướng đến những sự kiện mang tính cộng đồng do chính công ty mình tổ chức như sự kiện Tiếp sức ước mơ được tổ chức thường niên từ năm 2008. Lợi nhuận sau sự kiện đều được mình gửi vào quỹ làm từ thiện. Chương trình tổ chức ngay tại địa phương với các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các địa điểm trung tâm, được truyền hình trực tiếp trên đài DRT (Truyền hình địa phương – EC), thu hút đông đảo sự quan tâm và tham gia của các bạn trẻ. Cám ơn những chia sẻ rất cởi mở của anh. Chúc anh c ùng công ty sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.
nguon tai.lieu . vn