Xem mẫu

  1. G. W. G. Hegel : HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 7]: (A A) LÝ TÍNH SỰ XÁC TÍN VÀ SỰ THẬT CỦA LÝ TÍNH § 236 Bây giờ, bởi lẽ tính bản chất (Wesenheit) thuần túy của sự vật cũng như sự dị biệt của chúng đều thuộc về Lý tính, nên, nói một cách chặt chẽ, dường như ta không còn có thể nói gì về sự vật được nữa cả, tức nói về cái gì đơn thuần hiện diện cho ý thức như là cái phủ định của chính nó. Vì nếu bảo rằng nhiều phạm trù là các giống (Arten) của phạm trù thuần túy thì có nghĩa là: phạm trù thuần túy vẫn là Loài (Gattung) của chúng hay là cái bản chất của chúng và không phải đối lập với chúng. Thế nhưng, chúng vốn là cái “nước đôi” (das Zweideutige), [vì] đồng thời có cái tồn tại-khác – đối lập lại phạm trù thuần túy – trong tính đa thể [nhiều] của nó một cách tự-mình. Trong thực tế, chúng mâu thuẫn với phạm trù thuần túy do tính đa thể này; và sự thống nhất thuần túy phải thủ tiêu [vượt bỏ] (aufheben) tính đa thể này một cách tự-mình,
  2. qua đó tự kiến tạo mình như là sự thống nhất phủ định (negative Einheit) của những cái dị biệt [những phạm trù khác nhau]. Tuy nhiên, với tư cách là sự thống nhất [hay nhất thể] phủ định, phạm trù thuần túy không những loại trừ ra khỏi chính nó những cái dị biệt, xét như những cái dị biệt, mà cả sự thống nhất thuần túy và trực tiếp đầu tiên này; và nó là tính cá biệt: một phạm trù mới với tư cách là ý thức loại trừ, tức là ý thức có một “cái khác” tồn tạicho nó(416). Tính cá biệt là bước quá độ [chuyển hóa] của phạm trù từ Khái niệm của nó chuyển sang một tính thực tại (Realität) bên ngoài, là niệm thức [sơ đồ] thuần túy (das reine Schema) vừa đồng thời là ý thức, vừa ngụ ý (hindeuten) đến sự hiện diện của một “cái khác”, bởi nó là tính cá biệt và là cái Một loại trừ. Nhưng, “cái khác” này của phạm trù chỉ đơn thuần là các phạm trù khác đầu tiên, đó là tính bản chất thuần túy và sự dị biệt thuần túy [của phạm trù này]; và trong phạm trù này, tức là ngay trong việc thiết định “cái khác” hay là ngay trong bản thân “cái khác” này, ý thức vẫn cũng là chính bản thân nó. Mỗi một trong những mô-men (Momente) khác nhau này chỉ ra [hoặc ngụ ý] một yếu tố khác, nhưng đồng thời trong chúng, ta không đi đến một cái tồn-tại-khác [tuyệt đối] nào cả. Phạm trù thuần túy chỉ ra các giống (Arten) [các phạm trù khác nhau], [nhưng] các giống này lại chuyển hóa thành phạm trù phủ định, [phạm trù thuần túy có tính loại trừ], hay thành tính cá biệt; tuy nhiên, tính cá biệt này, đến lượt nó, lại chỉ ngược lại vào các [phạm trù] giống; bản
  3. thân nó là ý thức thuần túy luôn nhận ra trong mỗi giống sự thống nhất rõ ràng này với chính bản thân nó; nhưng là một sự thống nhất cũng đồng thời được quy chiếu với một cái khác; cái khác này đã tiêu biến đi khi tồn tại và khi tiêu biến đi, cái khác ấy lại được tạo ra trở lại. § 237 Ở đây, ta thấy ý thức thuần túy được thiết định một cách nhị bội. | Một mặt, nó là sự vận động không ngừng nghỉ, tới lui xuyên qua tất cả mọi yếu tố của nó, nhìn thấy trong những yếu tố ấy cái tồn tại-khác chập chờn trước mắt nó và tự thủ tiêu trong tiến trình nắm bắt; mặt khác, nó đúng ra là sự thống nhất [hay nhất thể] “yên tĩnh”, xác tín về sự thật của riêng mình. Sự vận động ấy là “cái khác” cho nhất thể này, trong khi nhất thể “yên tĩnh” này là “cái khác” cho sự vận động kia; ý thức và đối tượng lần lượt thay phiên nhau ở bên trong các tính quy định [đối lập] qua lại này. Như thế, ý thức khi thì thấy chính mình đang tới lui tìm kiếm và đối tượng của nó là cái tự-mình thuần túy và là cái bản chất thuần túy; khi thì nhận chân rằng bản thân mình là Phạm trù đơn giản [lý tính], còn đối tượng là sự vận động của các yếu tố dị biệt nhau. Tuy nhiên, với tư cách là cái bản chất, ý thức là bản thân toàn bộ tiến trình này: xuất phát từ chính mình như là Phạm trù đơn giản, chuyển hóa thành tính cá biệt và thành đối tượng để trực nhận (anschauen) tiến trình này ở nơi đối tượng, thủ tiêu đối tượng như là
  4. một cái gì được phân biệt [với chính nó], chiếm lĩnh (zueignen) đối tượng như là đối tượng của chính mình và tuyên bố bản thân mình là sự xác tín rằng: mình là tất cả thực tại, [nghĩa là] không những là chính mình mà còn là đối tượng của mình(417). § 238 Tuyên bố đầu tiên của nó chỉ đơn thuần là lời tuyên bố trừu tượng, trống rỗng như vậy, đó là: tất cả đều là “của mình”. Sở dĩ như vậy vì sự xác tín rằng mình là tất cả thực tại chỉ mới thoạt đầu là phạm trù thuần túy. Lý tính nhận thức chính mình trong đối tượng theo nghĩa đầu tiên này chính là nội dung biểu hiện của [loại] thuyết duy tâm trống rỗng, [trừu tượng]; thuyết duy tâm này chỉ lãnh hội Lý tính như là Lý tính mới xuất hiện lúc ban đầu, tức ở chỗ: thuyết ấy [hoang] tưởng rằng khi vạch ra được cái “của tôi thuần túy” này của ý thức trong mọi sự tồn tại, và khi tuyên bố mọi sự vật đều là “những cảm giác” hay “những biểu tượng”, nó đã chứng minh cái “của Tôi” này của ý thức là thực tại trọn vẹn(418). Vì thế, thuyết duy tâm ấy đồng thời cũng nhất thiết phải là một thuyết duy nghiệm tuyệt đối, bởi lẽ, để lấp đầy cái “của tôi” trống rỗng này, tức là, để có được yếu tố của sự dị biệt cùng với tất cả hình thái hiện thân (Gestaltung) đã pháttriển, Lý tính của thuyết duy tâm này cần đến một “cú hích” (Anstoss) xa lạ từ bên ngoài, [vì chỉ] trong đó mới có được sự đa tạp của việc cảm giác hay hình dung thành biểu
  5. tượng(419). Như vậy, thuyết duy tâm này cũng có một tính nước đôi tự-mâu thuẫn giống hệt như thuyết hoài nghi, chỉ có điều là thuyết hoài nghi tự diễn đạt một cách tiêu cực [phủ định], còn nó tự diễn đạt một cách tích cực [khẳng định] mà thôi(420). | Nhưng – cũng giống như thuyết hoài nghi – nó thất bại hoàn toàn trong việc kết hợp lại các tư tưởng đầy mâu thuẫn của nó, khi bảo rằng ý thức thuần túy là tất cả thực tại, thì đồng thời, “cú hích” xa lạ hay là việc cảm giác và hình dung thành biểu tượng cảm tính cũng là thực tại không thua kém gì. | Thay vì kết hợp chúng lại, nó giao động từ phía này sang phía khác và bị rơi vào tính vô tận tồi [giả mạo], tứctính vô tận cảm tính. Bởi lẽ khi Lý tính là tất cả thực tại trong ý nghĩa của cái “của tôi” trừu tượng, còn “cái khác” lại là một cái gì xa lạ, [ở bên ngoài] dửng dưng với nó, nên điều được khẳng định ở đây chính là cái biết của Lý tính về “cái khác” giống như kiểu nhận thức đã diễn ra trước đây trong sự “cho rằng” [sự xác tín cảm tính], trong “tri giác” và trong “giác tính” vốn chỉ nắm bắt cái gì được “cho rằng”, và được “tri giác”. (Xem: Chương I, II và III). Nhưng, chính bản thân Khái niệm [Nguyên tắc] của thuyết duy tâm này đã khẳng định rằng một cái biết như thế không phải là cái biết đúng thật, bởi chỉ có sự thống nhất của Thông giác (Einheit der Apperzeption) mới là sự thật của cái biết(421). Vậy, Lý tính thuần túy của thuyết duy tâm này, nếu nó muốn đạt tới được “cái khác” vốn có tính bản chất đối với nó, tức thực sự là cái gì “tự thân” (an sich) nhưng lại không có cái
  6. “tự thân” này ngay bên trong bản thân nó – ắt đã bị ném ngược về lại với một cái biết vốn không phải là một cái biết về cái đúng thật. | Như vậy, lý tính thuần túy tự lên án mình – một cách có ý thức và tự nguyện – là một loại nhận thức không-đúng thật và không thể rời bỏ được sự “cho rằng” và sự “tri giác” vốn không có tính chân lý nào đối với nó cả. Nó ở trong một sự mâu thuẫn trực tiếp khi khẳng định cái bản chất [cái đúng thật] là cái đối lập nhị bội tuyệt đối [gồm hai yếu tố mâu thuẫn đối kháng], đó là sự thống nhất của Thông giác và đồng thời cũng là “Sự vật”; “Sự vật” này dù được gọi là “cú hích” xa lạ, bên ngoài, hay là “tồn tại thường nghiệm”, là “cảm năng” (Sinnlichkeit) hay là “Vật-tự thân” (Ding an-sich) thì về mặt Khái niệm [về nguyên tắc], nó vẫn là một thứ, tức vẫn là một cái gì xa lạ, [ở bên ngoài] đối với sự thống nhất ấy(422).
nguon tai.lieu . vn