Xem mẫu

  1. G. W. G. Hegel : HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 7]: (A A) LÝ TÍNH SỰ XÁC TÍN VÀ SỰ THẬT CỦA LÝ TÍNH Như thế, ý thức chỉ đơn thuần khẳng quyết, cam kết rằng nó là tất cả thực tại chứ bản thân nó cũng không thấu hiểu bằng Khái niệm (begreift) về sự khẳng quyết này, bởi chính con đường đã bị lãng quên ấy mới là sự thấu hiểu [hay biện minh] có tính Khái niệm về điều khẳng quyết được phát biểu một cách trực tiếp ấy. Và cũng vì thế, ai không trải qua con đường này sẽ không thể hiểu được khi nghe sự khẳng quyết trong hình thức thuần túy, [trừu tượng], như thế, mặc dù – [bằng kinh nghiệm] trong một hình thức cụ thể – họ ắt cũng sẽ tự mình đi tới một khẳng quyết giống như vậy [tức: sự khẳng quyết này là “mặc nhiên” trong cách hành xử của mỗi người]. § 234 Vì thế, [loại hình] thuyết duy tâm không tường thuật con đường [dẫn đến kết quả] ấy, mà bắt đầu ngay với khẳng định này, thì chỉ là một sự
  2. khẳng quyết đơn thuần, không hiểu về bản thân mình, đồng thời cũng không làm cho người khác hiểu được mình(409). Thuyết duy tâm ấy tuyên bố một sự xác tín trực tiếp, rồi những sự xác tín trực tiếp khác được khẳng định đối lập lại với nó cũng chỉ vì đã lãng quên mất con đường dẫn đến kết quả. Do đó, sự khẳng quyết của những xác tín trực tiếp khác cũng có quyền đứng ngang hàng với nó. Lý tính viện dẫn đến Tự-ý thức của bất kỳ ý thức cá biệt nào rằng:“Tôi là Tôi”; đối tượng của tôi và bản chất của tôi đều là Tôi, và không ý thức nào trong những ý thức này muốn phủ nhận sự thật này đối với Lý tính cả. Nhưng vì nó đặt sự thật của nó trên cơ sở của sự viện dẫn này, nó [phải] chấp nhận sự thật của một sự xác tín khác, đó là: có CÁI KHÁC tồn tại cho tôi; cái khác với cái Tôi này là đối tượng và là bản chất đối với tôi, hay nói cách khác, khi “cái Tôi” là đối tượng và bản chất cho tôi, thì tôi chỉ là như thế khi tôi rút lui tôi ra khỏi cái khác nói chung và tự đặt mình bên cạnh nó như một hiện thực.Chỉ đến khi Lý tính [tiến tới chỗ] xuất hiện ra như là sự phản tư (Reflektion) từ sự xác tín đối lập này, sự khẳng định của Lý tính về chính mình mới thể hiện trong hình thái không đơn thuần là một sự xác tín và một khẳng quyết nữa mà trong hình thái của một sự thật, – và là một sự thật không phải bên cạnh các sự thật khác, mà là sự thật duy nhất. Sự thể hiện một cách trực tiếp [về sự thật của Lý tính như trước đây chỉ] là một sự trừu tượng [một hình thức trừu tượng] của cái [tình trạng] hiện hữu-hiện nay của nó (ihres Vorhandenseins); mà bản
  3. chất và cái tồn tại-tự-mình của cái này lại là Khái niệm tuyệt đối (absoluter Begriff), tức là, tiến trình vận động của sự tồn tại-đã-trở thành (Gewordensein) của chính lý tính(410). Ý thức sẽ xác định mối quan hệ của nó với cái tồn tại-khác hay với đối tượng của nó bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo nó đang ở trong cấp độ nào của sự phát triển của Tinh thần-thế giới (Weltgeist) đang tiến tới tự-ý thức về chính mình. Tinh thần-thế giới tìm thấy và xác định chính mình cũng như đối tượng của mình một cách trực tiếp vào từng thời điểm như thế nào, hay nói cách khác, nó tồn tại-cho-mình (für sich) như thế nào là tùy thuộc vào việc nó đã trở thành cái gì [ở cấp độ nào], hay, nó đã là cái gì về mặt “tự-mình” (an sich)(411). § 235 Lý tính là sự xác tín rằng mình là tất cả thực tại. Nhưng, cái “tự-mình” này hay cái thực tại này của nó vẫn còn là một cái tự-mình hoàn toàn có tính phổ biến, chỉ là một sự trừu tượng thuần túy về thực tại. Cái tự- mình này là tính khẳng định [tích cực] (Positivität) đầu tiên mà Tự-ý thức tự-mình (an sich) có ý thức minh nhiên cho mình (für sich), và vì thế, cái Tôi chỉ đơn thuần là tính bản chất thuần tuy [bên trong] của cái hiện hữu hay chỉ là PHẠM TRÙ (KATEGORIE) đơn giản(412). Phạm trù [cho tới nay] vốn có nghĩa là tính bản chất của hiện hữu (Wesenheit des Seienden) – bất kể theo kiểu không xác định của cái hiện hữu nói chung
  4. hay cái hiện hữu đối lập lại với ý thức(413) – thì bây giờ là tính bản chất haytính nhất thể đơn giản của cái hiện hữu chỉ với tư cách là hiện thực đang tư duy. | Nói cách khác, phạm trù ở đây có nghĩa là: Tự-ý thức và Tồn tại là CÙNG một bản chất; cái “CÙNG” này không phải là thông qua sự so sánh mà là tự-mình và cho-mình. Chỉ có một thuyết duy tâm tồi, phiến diện mới lại đặt sự thống nhất [nhất thể] này ở một phía, gọi là phía ý thức, còn đặt phía bên kia là một cái “Tự mình” đối lập lại với nó(414). Thế nhưng, bây giờ, phạm trù này – hay sự thống nhất đơn giản của Tự-ý thức và Tồn tại – có sự phân biệt [hay dị biệt] [bên trong nó một cách] tự-mình, bởi chính bản chất của phạm trù là ở chỗ: tồn tại một cách trực tiếp như là ngang bằng với chính mình ở trong cái tồn tại-khác hay là, ở trong sự dị biệt tuyệt đối. Vì thế, đó là một sự dị biệt, – nhưng hoàn toàn trong suốt (durchsichtig) – và là một sự dị biệt đồng thời không phải là sự dị biệt. Sự dị biệt xuất hiện ra (erscheint) như là một đa thể của [nhiều] phạm trù. Nhưng bởi vì thuyết duy tâm tuyên bố sự thống nhất đơn giản của Tự-ý thức như là tất cả thực tại và trực tiếp biến sự thống nhất này thành cái bản chất mà trước đó đã không thấu hiểu nó như là bản chất tuyệt đối phủ định, – chỉ có cái bản chất phủ định một cách tuyệt đối mới chứa đựng bên trong nó sự phủ định, tính quy định hay sự dị biệt –, nên nó lại càng không hiểu điểm thứ hai này – giống như đã không hiểu điểm thứ nhất – rằng ở bên trong phạm trù cũng có các sự dị biệt hay cũng có các “giống” (Arten) phạm trù
  5. khác nhau [nhiều phạm trù quan hệ với phạm trù thuần túy như các “giống”/“Arten” quan hệ với “Loài”/“Gattung”]. Sự cam kết này nói chung [“Ý thức là tất cả thực tại”] cũng như sự khẳng định về một số lượng nhất định nào đó của các “giống” của phạm trù lại là một sự cam kết mới mà tự nó đã bao hàm ý nghĩa rằng người ta không còn phải chấp nhận nó như một sự cam kết được nữa. Bởi lẽ, một khi sự dị biệt bắt nguồn ở trong cái Tôi thuần túy, tức ở trong bản thân giác tính thuần túy (reiner Verstand) thì cũng có nghĩa là đã khẳng định [minh nhiên] rằng: ở đây, người ta đã từ bỏ tính trực tiếp, từ bỏ việc cam kết, việc [đơn thuần] “tìm ra” các sự dị biệt [các loại phạm trù có sẵn nào đó] để [có thể thực sự] bắt đầu việc thấu hiểu (begreifen) [một cách phản tư về bản chất của “Phạm trù”]. Còn tái diễn việc “tìm ra” tính đa thể của các loại phạm trù khác nhau bằng bất kỳ một phương cách nào đó, chẳng hạn xuất phát từ [bảng danh mục của] các phán đoán, rồi hài lòng chấp nhận chúng, trong thực tế, phải được xem là một sự lăng nhục đối với Khoa học. | Thử hỏi giác tính liệu có thể chứng minh sự tất yếu ở đâu, nếu nó không thể làm điều ấy ngay nơi chính nó vốn bản thân là sự tất yếu thuần túy?(415).
nguon tai.lieu . vn