Xem mẫu

II. Quốc gia quán quân tiềm tại là đối thủ tự nhiên của quốc gia
quán quân
Trong lịch sử thế giới cận đại, quốc gia quán quân và quốc gia quán quân tiềm tại bao giờ
cũng là đối thủ của nhau trên sân khấu quốc tế. Trong việc đối phó với các vấn đề quốc tế cụ
thể, họ có thể hợp tác, có mối quan hệ đối tác với nhau; nhưng điều đó không thể thay đổi và
làm mờ nhạt mối quan hệ cạnh tranh với nhau trên vấn đề địa vị quốc gia. Trong tình hình có
mấy quốc gia quán quân tiềm tại, nhằm thực hiện chính sách chia để trị và nhằm đối phó quốc
gia quán quân tiềm tại có tính thách thức lớn nhất, quốc gia quán quân có thể lập quan hệ đồng
minh với các quốc gia quán quân tiềm tại khác. Chỉ cần trên sân khấu quốc tế có một quốc gia
quán quân tiềm tại thì sự cạnh tranh giữa quốc gia quán quân với quốc gia quán quân tiềm tại
sẽ gay gắt thêm, mối quan hệ đối thủ càng nổi bật.
Cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và sự sa sút tương đối của Mỹ trong cuộc
khủng hoảng tài chính, mối “quan hệ đối tác chiến lược có tính xây dựng” giữa Trung Quốc với
Mỹ hình thành nhằm đối phó và giải quyết các vấn đề toàn cầu mà hai nước cùng đối mặt sẽ
ngày một thắt chặt. Nhưng “cuộc chiến giành giật quán quân” trên vấn đề địa vị quốc gia giữa
hai nước cũng sẽ gay go hơn, “mối quan hệ đối thủ chiến lược có tính cạnh tranh” giữa hai
nước sẽ nổi bật hơn. Đây là xu thế tất nhiên không thay đổi bởi ý chí của hai nước.
Hai nước Trung Quốc và Mỹ nhất định sẽ đi lên sân thi đấu
Trên sân vận động, cặp đối thủ cạnh tranh gay go nhất là quán quân và á quân. Á quân
muốn làm quán quân, quán quân muốn giữ chức quán quân, điều đó đều có tính bẩm sinh.
Trong cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, nhất là giữa quốc gia quán quân với quốc gia quán
quân tiềm tại, mối quan hệ giữa hai quốc gia này cũng là quan hệ đối thủ tự nhiên. Dĩ nhiên,
quốc gia á quân ở đây trở thành đối thủ tự nhiên của quốc gia quán quân phải là quốc gia á
quân có quyết tâm và có năng lực cạnh tranh với quốc gia quán quân; nếu một quốc gia á quân
không có chí hướng, năng lực và tiềm lực cạnh tranh với quốc gia quán quân, thì quốc gia á
quân đó sẽ không thể trở thành đối thủ của quốc gia quán quân hiện có. Cũng vậy, một quốc
gia thứ ba tạm thời xếp sau á quân có sở hữu và thể hiện được thực lực, tiềm lực và xu thế vượt
qua quốc gia á quân và bám đuổi quốc gia quán quân, thì quốc gia thứ ba này được đương kim
quốc gia quán quân đối xử như là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình. Trừ phi quốc gia thứ
ba ấy từ bỏ mục tiêu bám đuổi của mình, hoặc quốc gia quán quân hiện hữu chuẩn bị từ bỏ địa
vị quốc gia quán quân của mình, không cạnh tranh cuộc chiến bảo vệ địa vị của mình nữa, chủ
động nhường vị trí quán quân hoặc phó mặc cho số phận quyết định.
Định mệnh lịch sử chính là ở chỗ: Trung Quốc là quốc gia nhất định phải tranh làm quốc gia
quán quân và Mỹ lại là quốc gia nhất định phải bảo vệ địa vị quán quân. Như vậy, một cuộc
chiến giành quán quân và giữ quán quân không thể tránh được sẽ quyết định hai nước Trung
Quốc và Mỹ đều đi lên sân thi đấu.
Tiên đoán đề phòng người Hoa năm 1942 của người Mỹ
Việc khảo sát lịch sử một cách toàn diện đối với quá trình nước Mỹ phòng ngừa Trung Quốc
trỗi dậy là một nhiệm vụ cần các chuyên gia mới làm được. Song le chuyện Mỹ nhằm trúng
Trung Quốc trên sân thi đấu quốc tế đâu phải là chuyện sau chiến tranh lạnh; ngay từ thời kỳ
Nhật tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc hồi thập niên 40 thế kỷ XX đã có văn bản ghi
chép rõ ràng chuyện đó. Điều này cho thấy, người Mỹ trong khi có tính cách chỉ cầu lợi trước
mắt, đồng thời họ đúng là còn có toan tính sâu xa.
Không lâu sau khi chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra, chuyên gia vấn đề quốc tế nổi tiếng
người Mỹ Nicholas John Spykman(72) trong tác phẩm nổi tiếng “Chiến lược Mỹ trong chính trị

thế giới: nước Mỹ và sự cân bằng quyền lực” đã vạch ra: “Chính sách của nước Mỹ sau chiến
tranh nên được xác định dưới sự chỉ đạo của chiến lược duy trì thế cân bằng ở châu Âu và châu
Á... lợi ích của Mỹ không phải là quyền lực thống nhất mà là quyền lực phải cân bằng... Nhưng
vấn đề chủ yếu sau chiến tranh sẽ không phải là Nhật mà là Trung Quốc... Một Trung Quốc
quân sự hóa, hiện đại hóa, đầy sức sống, có 400 triệu dân sẽ là mối đe dọa không những với
Nhật Bản mà còn cả với địa vị tại châu Á của các nước lớn phương Tây... Nếu muốn duy trì
được thế cân bằng tại Viễn Đông hiện nay và sau này thì Mỹ sẽ không thể không áp dụng chính
sách bảo vệ Nhật Bản”. Cuốn sách này được viết trong tình hình sau vụ Trân Châu cảng năm
1941, cả nước Mỹ trên dưới đồng lòng cùng căm thù chống Nhật; cuốn sách đó không những
gây ra phản ứng lớn trong dư luận Mỹ hồi ấy mà cho tới nay vẫn là một cuốn sách tham khảo
cần đọc khi nghiên cứu chiến lược quốc gia của Mỹ.
Khi chiến tranh lạnh vừa chấm dứt, khi những làn khói xanh còn đang bốc lên từ đống đổ
nát của Liên Xô tan rã, nước Mỹ đã bắt đầu tìm kiếm đối thủ cạnh tranh mới, và họ hướng ánh
mắt về phía Trung Quốc dĩ hòa vi quý.
Ngày 17 tháng 9 năm 1992, tạp chí “Nghiên cứu chính sách” do một think tank nổi tiếng là
Quỹ Truyền thống Mỹ(73) chủ trì, có đăng bài báo viết: “Sau khi trải qua những sai lầm bước đi
đầu tiên trong một thế kỷ, xem ra Trung Quốc cuối cùng đã kiên định đi lên con đường kinh tế
phát triển nhanh chóng, quân sự thể hiện được thực lực, và điều đó đúng là sẽ gây nên phản
ứng tại châu Á và trên toàn thế giới. Sự việc này có ảnh hưởng lớn tới lợi ích kinh tế và lợi ích
an ninh của Mỹ”. “Trên thế giới, Trung Quốc là nước lớn duy nhất đang nhanh chóng tăng
cường lực lượng quân sự, hơn nữa Trung Quốc là một thí dụ thực tế đầu tiên về việc chế độ
cộng sản đang đáp ứng nguyện vọng kinh tế của nhân dân mình”. Qua đó, “Thuyết Trung Quốc
đe dọa” bị làm rùm beng. Những người cổ xuý cho luận điệu này thậm chí cho rằng trong thời
kỳ cận đại, Trung Quốc bị các nước phương Tây bắt nạt quá nhiều cho nên Trung Quốc nhất
định chờ dịp trả thù.
Sau năm 1992, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, Mỹ bắt đầu
quan tâm hơn về cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc có thể đem lại đối với địa vị chủ đạo của Mỹ.
Năm 1995, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ tỏ ý: “Điều chúng tôi quan tâm nhất là
sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Nếu tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc cho tới nay lại tiếp tục thêm 10 năm nữa thì
sự kiện lớn nhất về chiến lược cuối thế kỷ XX sẽ là sự phục hưng của Trung Quốc”. Từ tiên đoán
lớn chiến lược “Vấn đề chủ yếu sau chiến tranh sẽ không phải là Nhật Bản mà là Trung Quốc”
do người Mỹ nêu ra năm 1942 cho tới tuyên ngôn chiến lược “sự kiện lớn nhất về chiến lược
cuối thế kỷ XX sẽ là sự phục hưng của Trung Quốc”, do Bộ Quốc phòng Mỹ nêu ra năm 1995,
cuối cùng nước Mỹ đã hoàn tất việc định vị vai trò của Trung Quốc; vấn đề Trung Quốc trở
thành sự việc lớn nhất đối với chiến lược của nước Mỹ, Trung Quốc vinh dự trở thành tuyển
thủ số một được nước Mỹ quán quân coi trọng nhất, sắp hứng chịu cú ra đòn đấm bốc kiểu Mỹ.
Trung Quốc bị Mỹ chọn làm đối thủ, không muốn cũng phải làm
Rất nhiều người Trung Quốc mong sao Mỹ không chọn Trung Quốc làm đối thủ. Nhiều
người nói Trung Quốc tuân theo chính sách “Bốn không” - không khiêu khích thách thức địa vị
bá chủ của Mỹ; không thách thức trật tự thế giới; không coi Mỹ là đối thủ và địch thủ cạnh
tranh; Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với nước Mỹ. Trung Quốc chỉ muốn làm đối
tác chiến lược có tính xây dựng của Mỹ, tức là muốn hợp tác với Mỹ, hữu hảo với Mỹ. Cho dù
các nguyện vọng và mong đợi ấy là chân thành, quý giá và khó có thể có được, song điều đó
không thể khiến Trung Quốc tránh được số phận là đối thủ của Mỹ.
Rốt cuộc Trung Quốc có làm đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ hay không? Sự định vị đó
không chuyển dịch theo ý chí của Trung Quốc. Một số nhà chiến lược Mỹ từng nói rõ, nước Mỹ
có đề phòng quốc gia nào hay không, điều đó không quyết định ở ý chí của quốc gia ấy mà phụ

thuộc vào sức mạnh của quốc gia ấy. Kissinger cũng từng nói: “Xét về mặt địa chính trị, nước
Mỹ cực kỳ rộng lớn, tài nguyên và số dân vượt xa nhiều nước ở đại lục Âu Á. Nếu tại bất cứ nửa
nào của đại lục Âu Á - châu Âu hoặc châu Á - xuất hiện một nước lớn chiếm địa vị chi phối thì
đó là tiêu chí rõ ràng của sự đe doạ chiến lược đối với nước Mỹ, bất kể có chiến tranh lạnh hay
không đều như nhau. Bởi lẽ tập đoàn hình thành từ đó sẽ có năng lực vượt Mỹ về kinh tế và
cuối cùng về quân sự. Mỹ cần chống lại mối nguy hiểm này, cho dù nước lớn ở vào địa vị chi
phối đó tỏ ra rất hữu hảo đi nữa; bởi lẽ một khi ý đồ hữu nghị ấy thay đổi thì nước Mỹ sẽ phát
hiện thấy năng lực tiến hành chống trả hữu hiệu và xoay chuyển tình hình của mình đã yếu đi
rất nhiều”.
Theo quan điểm của người Mỹ, ý nguyện của quốc gia là không đủ tin cậy, cái người Mỹ
nhìn thấy là sức mạnh. Đặc điểm quan trọng trong tư duy chiến lược của người Mỹ là: sức
mạnh quyết định địa vị, sức mạnh quyết định tính chất, sức mạnh quyết định mối quan hệ. Mối
quan hệ giữa hai nước như thế nào, điều đó không quyết định bởi ý chí và nguyện vọng nhà
nước mà quyết định bởi sức mạnh. Người Mỹ chọn đối thủ chiến lược của mình không lấy tiêu
chuẩn là hình thái ý thức và ý chí lương thiện mà căn cứ theo tiêu chuẩn là mức độ sức mạnh.
Một chuyên gia Mỹ nói, riêng sự thực phát triển nhanh chóng là đủ để Trung Quốc đi lên con
đường xung đột với Mỹ.
Đây là quan điểm chiến lược của Mỹ, là tư duy của Mỹ. Trên thế giới này chỉ có nước Mỹ là
nhất thế giới, thế thì quốc gia nào có tốc độ phát triển nhanh nhất bám sát nước Mỹ nhất thì
quốc gia ấy không tránh khỏi trở thành đối thủ của nước Mỹ một cách có tính lịch sử, dù muốn
hay không muốn cũng phải làm. Chỉ cần anh ở vào địa vị phát triển nhanh nhất, chỉ cần trên
sân đua quốc lực tổng hợp, anh cách nước Mỹ gần nhất, thế thì anh phải hưởng thụ đãi ngộ và
địa vị “đối thủ” nước Mỹ dành cho anh. Trừ khi anh thiếu chí tiến thủ hoặc bị Mỹ ngăn chặn
được, nếu không anh chớ có nghĩ tới chuyện thoát khỏi “số phận” bị đưa vào diện là “đối thủ”
của nước Mỹ. Trung Quốc trong thế kỷ XXI từ lâu đã vinh dự được Mỹ chọn là đối thủ của họ,
không muốn làm cũng ắt phải làm. Như Kissinger nói “bất kể có chiến tranh lạnh hay không
cũng như nhau”, “cho dù nước lớn đó tỏ ra rất thân thiện” cũng không được.
Mâu thuẫn cơ bản giữa Trung Quốc với Mỹ là gì?
Mỹ là nước phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất thế
giới, mâu thuẫn giữa hai nước này là gì?
Học giả Mỹ Ezra Voge(74) từng tổng kết 10 mâu thuẫn lớn giữa hai nước Trung Quốc - Mỹ
như sau: - vấn đề Đài Loan, - vấn đề Tây Tạng, - vấn đề Nam Hải [Việt Nam gọi là biển Đông], vấn đề kinh tế, - vấn đề các tổ chức nhiều bên và tổ chức quốc tế, - vấn đề quan điểm đối với
mối đe dọa tiềm tàng ở châu Á, - vấn đề liên minh chiến lược, - vấn đề phổ biến vũ khí, - vấn đề
nhân quyền, - vấn đề môi trường.
Những mâu thuẫn này đều là mâu thuẫn cụ thể nhưng chưa vạch ra được các mâu thuẫn
căn bản giữa hai nước. Thực ra, mâu thuẫn căn bản giữa Trung Quốc với Mỹ là mâu thuẫn giữa
quốc gia quán quân với quốc gia quán quân tiềm tại, là mâu thuẫn giữa quốc gia quán quân với
quốc gia quán quân dự bị.
Brzezinski từng nói, Mỹ là “nước lớn toàn cầu đầu tiên”, cũng là “siêu cường toàn cầu cuối
cùng”. Mục tiêu chiến lược của Mỹ là giữ vững ngôi vị nhất thế giới; mục tiêu chiến lược của
Trung Quốc là xông tới ngôi vị nhất thế giới. Như vậy hai nước tất nhiên sẽ xảy ra va chạm, về
khách quan là một loại mâu thuẫn. Cho nên mâu thuẫn căn bản này là mâu thuẫn quyết định
cuộc đua giành quán quân vòng mới của thế giới.
Mỹ là nước tư bản chủ nghĩa lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa lớn
nhất thế giới. Sự khác nhau về chế độ xã hội và hình thái ý thức là nguồn gốc quan trọng và nội
dung quan trọng của mâu thuẫn giữa hai nước này. Nhưng mâu thuẫn căn bản giữa Trung

Quốc với Mỹ không phải là mâu thuẫn về hình thái ý thức; vấn đề thứ nhất mà Mỹ quan tâm
Trung Quốc không phải là anh mang họ xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, mà là anh mạnh
hay yếu. Mỹ không ngại Trung Quốc làm chủ nghĩa xã hội mà chỉ ngại Trung Quốc lớn mạnh.
Nước Mỹ thà có một Trung Quốc xã hội chủ nghĩa không phát triển chứ không muốn có một
Trung Quốc tư bản chủ nghĩa lớn mạnh. Chỉ cần Trung Quốc không bám đuổi và vượt qua Mỹ,
không có chuyện cuối cùng thay thế Mỹ trở thành quốc gia lãnh tụ thế giới thì Trung Quốc làm
chủ nghĩa xã hội cũng được nước Mỹ bao dung, hợp tác và viện trợ. Chỉ cần Trung Quốc muốn
trỗi dậy trở thành nhất thế giới, muốn trở thành quốc gia quán quân thế giới, thế thì cho dù
Trung Quốc có tư bản chủ nghĩa hơn cả chủ nghĩa tư bản của Mỹ thì cũng sẽ bị Mỹ kiên quyết
ngăn chặn.
Các mâu thuẫn căn bản ẩn giấu và lợi ích căn bản giữa hai nước Trung Quốc, Mỹ là sự cạnh
tranh địa vị quốc gia, là mâu thuẫn cạnh tranh quốc gia lãnh tụ, là nước nào sẽ chủ đạo thế giới.
Các mâu thuẫn căn bản trong thế kỷ XXI giữa Mỹ với Trung Quốc về cơ bản quyết định mục tiêu
cốt lõi đại chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, không phải là sự “Tây hóa” Trung Quốc trên
hình thái ý thức mà là “làm suy yếu” Trung Quốc trên vấn đề thực lực quốc gia, “hạ thấp” Trung
Quốc trên vấn đề địa vị quốc tế, là sự “làm chậm” Trung Quốc trên vấn đề phục hưng quốc gia.
Cái gọi là “Tây hóa”, “phân hóa”, “làm xấu” đều là các thủ đoạn chiến lược “làm yếu” Trung
Quốc, “làm chậm” sự trỗi dậy và phục hưng Trung Quốc, nhằm mục tiêu sao cho Trung Quốc
trong thế kỷ XXI không muốn đuổi và vượt Mỹ, khiến cho thế kỷ XXI vẫn là “thế kỷ của Mỹ” chứ
không phải là “thế kỷ Trung Quốc”.
Mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ trong thế kỷ XXI: cạnh tranh chiến lược, hợp tác chiến lược,
cải tạo chiến lược
Mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ trong thế kỷ XXI là mối quan hệ phức tạp nhất trong lịch sử
quan hệ giữa các nước lớn; về mặt địa vị quốc tế, nó là mối quan hệ cạnh tranh chiến lược; về
mặt lợi ích chung, là quan hệ hợp tác chiến lược; về mặt hình thái ý thức, là quan hệ cải tạo
chiến lược. Đây là một hệ thống quan hệ tam vị nhất thể, giai điệu chính của nó là quan hệ cạnh
tranh chiến lược. Mối quan hệ cạnh tranh chiến lược là mối quan hệ có tác dụng chủ đạo trong
hệ thống quan hệ Trung Quốc - Mỹ. Ba mặt trên cũng có thể nói là “Một trung tâm, hai điểm cơ
bản” của quan hệ Trung Quốc - Mỹ: lấy cạnh tranh chiến lược làm trung tâm, lấy hợp tác chiến
lược và cải tạo chiến lược làm hai điểm cơ bản.
Trên mặt địa vị chiến lược, hai nước Trung Quốc và Mỹ có quan hệ cạnh tranh chiến lược,
tức quan hệ đối thủ chiến lược. Sự khác biệt và đối lập về lợi ích chiến lược của hai nước tất
nhiên dẫn đến sự cạnh tranh chiến lược. Là quốc gia quán quân của thế giới hiện nay, cũng là
quốc gia bá quyền của thế giới, nước Mỹ e ngại tác động do sự trỗi dậy của Trung Quốc đem lại
cho Mỹ. Vấn đề cơ bản mà sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra với thế giới là: trong thế kỷ XXI, ai
sẽ dẫn dắt cuộc chạy đua của thế giới? Trên vấn đề địa vị chiến lược căn bản của quốc gia này,
Trung Quốc với Mỹ có mối quan hệ đối thủ cạnh tranh chiến lược.
Trên mặt lợi ích chung, Trung Quốc và Mỹ có quan hệ hợp tác chiến lược, tức quan hệ đối
tác chiến lược. Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc và Mỹ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, cũng là đối
tác hợp tác lớn nhất. Trong tình hình nền kinh tế các nước trong công cuộc toàn cầu hóa trở
thành khối cộng đồng cùng số phận một nước phồn vinh thì tất cả đều phồn vinh, trong tình
hình quản trị toàn cầu trở thành cơ sở và điều kiện ắt phải có của sự phát triển bất kỳ một
quốc gia dân tộc nào, thì Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn trên thế giới tất phải hợp tác với
nhau.
Chiến lược gia người Mỹ Thomas Barnett nói: “Kỳ tích châu Á và việc Trung Quốc trỗi dậy
với tư cách là một nước siêu lớn của ngành chế tạo không phải là sự báo đáp tồi đối với công
cuộc đầu tư của chúng ta. Chớ nên quên là trong 10 năm qua, châu Á đã có tác dụng không thể
coi nhẹ đối với tăng trưởng kinh tế của chúng ta. Không một quốc gia nào trong số các “quốc
gia nòng cốt” có thể tự làm được hết mọi việc. Chúng ta ngày càng giống như ngồi trên một cỗ

xe hai ngựa, cùng tiến cùng lùi”.
Trên mặt hình thái ý thức, hai nước Trung Quốc và Mỹ có mối quan hệ cải tạo chiến lược,
tức quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình cạnh tranh và hợp tác giữa hai nước, văn hóa
Mỹ có ảnh hưởng tới Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc cũng sẽ cải tạo nước Mỹ. Trong cải cách
mở cửa, Trung Quốc học tập thế giới, kể cả học tập và tham khảo một số điều có ích của Mỹ.
Tác dụng cải tạo của Trung Quốc đối với Mỹ không chỉ thể hiện trên tầng nấc trong nước mà
còn cả trên tầng nấc quốc tế, làm cho nước Mỹ từ quốc gia dân chủ kiểu quốc nội dần dần tiến
hóa thành quốc gia phi bá quyền trên quốc tế. Sự thiếu lực lượng chế ước quốc tế là nguyên
nhân quan trọng dẫn đến hậu quả chủ nghĩa bá quyền Mỹ hoạt động ngông cuồng. Dùng sự lớn
mạnh phi bá quyền của Trung Quốc để chế ước Mỹ, dùng văn hóa hòa hợp của Trung Quốc để
cải tạo văn hóa bá quyền của Mỹ sẽ có thể làm cho nước Mỹ hướng về phía dân chủ hóa và văn
minh hóa trong mối quan hệ quốc tế.
Hai nước Trung Quốc và Mỹ dù là cạnh tranh chiến lược hoặc hợp tác chiến lược đều nên có
tính xây dựng. Cạnh tranh có tính xây dựng là một loại cạnh tranh lành tính, nó loại bỏ sự cạnh
tranh dùng phương thức chiến tranh, vượt qua mô thức chiến tranh lạnh. Sự hợp tác có tính
xây dựng là nói sự hợp tác theo hướng không dùng sự hy sinh công bằng và chính nghĩa quốc
tế, nhằm vào và gây tổn hại cho lợi ích của bên thứ ba. Cạnh tranh và hợp tác có tính xây dựng
phải là “cạnh tranh có mức độ” - không thể cạnh tranh vô hạn độ; “hợp tác có nguyên tắc”phải
là không được hợp tác vô nguyên tắc. Quan hệ cạnh tranh hợp tác có tính xây dựng giữa Trung
Quốc với Mỹ phù hợp lợi ích của Trung Quốc, của Mỹ, cũng phù hợp lợi ích hòa bình và phát
triển hòa bình thế giới.
“Việc lớn số một “ của Tổng thống Mỹ là gì?
Sau khi nước Mỹ bước lên cương vị lãnh đạo thế giới phương Tây thì việc bảo vệ “quyền
lãnh đạo” của nước Mỹ đã trở thành cốt lõi của lợi ích quốc gia Mỹ.
Chiến tranh lạnh là cuộc chiến giành giật “quyền lãnh đạo” thế giới kéo dài tới hơn 40 năm,
triển khai giữa Mỹ với Liên Xô. Sau chiến tranh lạnh, trong các văn kiện chiến lược hàng năm
nước Mỹ công bố như Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia, Báo cáo đánh giá quốc phòng 4
năm, Báo cáo Quốc phòng, Thông điệp Liên bang của Tổng thống, việc bảo đảm địa vị lãnh đạo
của Mỹ đối với thế giới đều là nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. Cái gọi là
“An ninh nước Mỹ” trước tiên là an ninh cho địa vị bá quyền, địa vị lãnh đạo của Mỹ đối với thế
giới. Cái gọi là lợi ích quốc gia Mỹ, trọng tâm là địa vị bá quyền, địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Giáo sư chính trị học Đại học Chicago John J. Mear-sheimer khi trả lời phỏng vấn của Đài
Truyền hình Trung ương Trung Quốc từng nói: “Đối với ngài Tổng thống, chiến lược căn bản
nhất của nước Mỹ là: thứ nhất, phải chiếm địa vị lãnh đạo thế giới phương Tây... Thứ hai, phải
bảo đảm trong phạm vi toàn cầu không có đối thủ cạnh tranh với nước Mỹ. Tức là nói không có
một quốc gia nào khác dùng phương thức chúng tôi chủ đạo thế giới phương Tây để chủ đạo
khu vực của họ. Trong thế kỷ XX, Mỹ đã ra sức bảo đảm Nhật, Đức và Liên Xô không thể thống
trị châu Á hoặc châu Âu, bởi lẽ Mỹ không muốn có những kẻ cạnh tranh như vậy. Tình hình
hiện nay là Mỹ rất rõ ràng đã trở thành nước lớn mạnh nhất thế giới và không có đối thủ cạnh
tranh hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm tại. Trong một thời gian, tình hình này không thể thay đổi”.
Điểm cao khống chế hiện nay của chiến lược quốc gia Mỹ là: ngăn ngừa sự xuất hiện kẻ cạnh
tranh chiến lược, kẻ thách thức bá quyền, kẻ tiến bước ngang hàng, kẻ thay thế bá quyền. Tổng
thống Mỹ suốt năm bận bịu giải quyết các loại mâu thuẫn. Nhưng vấn đề chiến lược căn bản
nhất Tổng thống Mỹ quan tâm là địa vị bá quyền thế giới của Mỹ, là trên toàn cầu không có đối
thủ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm tại. Có thể nói, chiến lược của Tổng thống Mỹ là
chiến lược giữ chiếc mũ bá quyền. Đây là tầm mắt thế giới của Tổng thống Mỹ, là đặc trưng
chiến lược của Tổng thống Mỹ.

nguon tai.lieu . vn