Xem mẫu

PHAN DIỄN Nguyễn Đức Bình Nguyễn Phú Trọng Nguyễn Hữu Thọ Nguyễn Duy Quý Hà Đăng Đặng Xuân Kỳ Lê Hai Ngô Văn Dụ Lê Quang Thưởng Trần Đình Nghiêm Vũ Hữu Ngoạn Nguyễn Văn Lanh HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Uỷ viên Hội đồng " " " " " " " " " " ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP TẬP 37 Ban chỉ đạo xây dựng bản thảo 1976 Hà Đăng Vũ Hữu Ngoạn Ngô Văn Dụ TRỊNH THÚC HUỲNH NGUYỄN VĂN LANH TRỊNH NHU Trưởng ban Thường trực Thành viên " " " NHÓM XÂY DỰNG BẢN THẢO TẬP 37 TRÌNH MƯU (Chñ biªn) TRẦN THỊ BÍCH HẢI DƯƠNG THỊMINH HUỆ NGUYỄN THỊ NGA NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA hà nội - 2004 B1 3 4 Văn kiện đảng toàn tập LỜI GIỚI THIỆU TẬP 37 Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 37 gồm những văn kiện quan trọng của Đảng năm 1976, đặc biệt là các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Đây là năm đầu tiên Đảng lãnh đạo cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân cả nước náo nức bước vào giai đoạn mới xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các văn kiện trong tập này phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, nhạy bén và kịp thời của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội sau chiến tranh, nhằm xây dựng và phát triển đất nước: thực hiện việc thống nhất nước nhà về mặt nhà nước; tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất cả nước; cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo nông nghiệp; kiện toàn thống nhất tổ chức cơ sở đảng các vùng, các quân khu; tăng cường giáo dục lý luận Mác - Lênin; thống nhất xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đặc biệt quan tâm chi viện cán bộ cho miền Nam; tích cực chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng... Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 37 gồm 87 văn kiện chính, trong đó có các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, thông báo, thông tri, một số điện, thư của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo cáo của đồng chí Lê Duẩn về cách mạng Việt Nam và toàn bộ Văn kiện Đại hội IV của Đảng. Văn kiện Đại hội IV của Đảng đã tổng kết, đánh giá thắng lợi Chỉ thị của bộ chính trị số 228-ct/tw... 0 1 Văn kiện đảng toàn tập của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ trong kế hoạch 5 năm 1976-1980, tổng kết công tác xây dựng Đảng, sửa đổi Điều lệ Đảng và quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu tập 37 Văn kiện Đảng Toàn tập cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2004 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊQUỐC GIA CHỈ THỊ CỦA BỘ CHÍNH TRỊ Số 228-CT/TW, ngày 3 tháng 1 năm 1976 Về việc lãnh đạo cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước Thi hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng1) về vấn đề thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, nay Bộ Chính trị ra chỉ thị về việc lãnh đạo cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước như sau: 1. Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Trung ương Đảng, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: "Hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội". Nghị quyết còn nêu rõ: "Thống nhất càng sớm thì càng phát huy nhanh sức mạnh toàn diện của Tổ quốc". Trong toàn bộ sợi dây chuyền của sự nghiệp hoàn thành thống nhất Tổ quốc hiện nay, khâu chính mà Đảng ta phải nắm lấy để lãnh đạo nhân dân ta làm cho tốt là thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Để thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, phải làm ba việc dưới đây: 1- Tổ chức Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đại biểu hai miền Bắc ­ Nam để thống nhất nhận định về yêu cầu và nội dung của sự nghiệp hoàn thành thống nhất nước nhà; về tầm quan trọng và tính cấp bách cũng như về bước đi và biện pháp của việc thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. 2- Tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam 1) Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.36, tr.391 (B.T). B1 Chỉ thị của bộ chính trị số 228-ct/tw... 2 3 Văn kiện đảng toàn tập thống nhất. Cuộc tổng tuyển cử đó sẽ được tiến hành trong cả nước cùng một ngày, theo những nguyên tắc thật sự dân chủ: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những nguyên tắc ấy sẽ được vận dụng vào miền Nam cho thích hợp với điều kiện cụ thể của miền Nam. 3- Triệu tập kỳ họp đầu tiên của Quốc hội chung để nghe báo cáo về kết quả cuộc tổng tuyển cử trong cả nước và xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội; nghe báo cáo về vấn đề dự thảo Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất và bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của Quốc hội; quyết định về tên nước, quốc huy, quốc kỳ, quốc ca và thủ đô; đồng thời, bầu những cơ quan lãnh đạo của Nhà nước Việt Nam thống nhất, v.v.. Thực hiện chương trình ba điểm trên đây, trong tháng 11 vừa qua, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đại biểu hai miền đã họp bàn về việc thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước và đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã nhất trí tán thành tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước vào một ngày chủ nhật trong tháng 4- 1976. Đó là một cuộc vận động có ý nghĩa chính trị lớn đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta. Quốc hội biểu hiện tập trung và cao nhất quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Việc bầu cử Quốc hội phải do nhân dân tự giác, tự nguyện tham gia, theo thể lệ bầu cử do Nhà nước quy định. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 6-1-1946, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta đã tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước, bầu ra Quốc hội chung của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền làm chủ tập thể của mình và nhất trí tán thành độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân, dân chủ mới. Lần này, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử trong điều kiện nước nhà hoà bình, độc lập, thống nhất và cả nước cùng chung một nhiệm vụ chiến lược: làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuộc tổng tuyển cử tới khẳng định ý chí của toàn dân ta xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, ngày nay tức là một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa. ở miền Nam, sau mấy chục năm sống trong cảnh đất nước bị xâm lược và chiến tranh tàn phá nặng nề, đây là lần đầu tiên đồng bào ta được sử dụng quyền làm chủ trọn vẹn của mình, bầu ra các cơ quan đại diện cho mình để quản lý nhà nước, quản lý xã hội và xây dựng cuộc sống mới tự do và hạnh phúc. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần này phải là một cuộc động viên các tầng lớp nhân dân trong nước ra sức xây dựng lại nước nhà, ổn định đời sống, phục hồi và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, làm cho cả nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, quốc phòng vững mạnh, văn hoá và khoa học tiên tiến. Đặc biệt đối với miền Nam, đây là một dịp tốt để giáo dục nhân dân về ý nghĩa và tác dụng to lớn của việc bầu cử thật sự dân chủ, phát huy quyền làm chủ tập thể của mình. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Trung ương nói: từ nay tới khi tổng tuyển cử "phải làm tốt công tác chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức, phấn đấu ổn định tình hình ở miền Nam. Cuộc bầu cử Quốc hội sẽ là ngày hội lớn của nhân dân trong cả nước, đánh dấu một phong trào cách mạng sôi nổi xây dựng Tổ quốc giàu mạnh". 2. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần này phải đạt những yêu cầu cụ thể sau đây: a) Trước hết cần phải nhận rõ cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội tới đây là một dịp biểu dương lực lượng đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, đấu tranh của những người yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, chống bọn đế quốc và bọn phản cách mạng trong nước, để thành lập Nhà nước chuyên chính vô sản của cả nước Việt Nam. Đó là cuộc biểu dương lực lượng chính trị quan trọng của toàn dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa, chống bọn đế quốc, thực dân và tay sai của chúng là giai cấp tư sản mại bản và tàn dư của giai cấp địa chủ phong kiến, mở đường cho cách mạng Việt Nam không ngừng tiến lên. b) Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội trong quần chúng nhân dân; củng cố quan điểm thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giáo dục và nâng cao tinh thần làm chủ tập thể của toàn dân; giáo dục sâu rộng ý thức B1 Chỉ thị của bộ chính trị số 228-ct/tw... 4 5 Văn kiện đảng toàn tập tôn trọng quyền làm chủ thật sự của nhân dân trong cán bộ Đảng và cán bộ Nhà nước; gây không khí phấn khởi và tin tưởng trong nhân dân; trên cơ sở đó mà động viên mọi người công dân tích cực tham gia bầu cử Quốc hội và đẩy mạnh phong trào thi đua lao động, sản xuất, hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước. c) Về thành phần Quốc hội, cần lựa chọn những người thật xứng đáng vào Quốc hội, những người yêu nước và tán thành thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối không để cho bọn phản cách mạng bất cứ dưới màu sắc nào chui vào Quốc hội. Mặt khác, thành phần Quốc hội phải phản ánh được khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất dựa trên cơ sở liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Hiện nay, tình hình xã hội ở hai miền còn có những chỗ khác nhau; việc vận dụng các tiêu chuẩn về thành phần cũng như về yêu cầu đối với ứng cử viên cần phải được chỉ đạo chặt chẽ cho sát với thực tế ở mỗi miền. ở miền Nam, cuộc bầu cử cũng sẽ tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, nhưng phải nghiên cứu để cụ thể hoá những nguyên tắc ấy trong thể lệ bầu cử thích hợp với tình hình thực tế ở miền Nam. d) Về việc bảo đảm kết quả bầu cử, việc bầu cử ở miền Bắc đã đi vào nền nếp, tuy vậy không nên chủ quan; phải cố gắng tiến hành thật sự dân chủ và đúng pháp luật. ở miền Nam, phải tổ chức và vận động bầu cử nhằm bảo đảm cho các ứng cử viên đã lựa chọn kỹ, chủ yếu do Mặt trận Dân tộc giải phóng giới thiệu, được trúng cử với số phiếu tập trung. 3. Những thuận lợi và khó khăn trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần này Về mặt thuận lợi, cuộc bầu cử Quốc hội lần này diễn ra trong tình hình cả nước đã có hoà bình và không còn bóng quân đội xâm lược nữa; toàn dân ta tin tưởng ở sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Lao động Việt Nam, phấn khởi trước thắng lợi huy hoàng đã giành được trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và tay sai: hoàn thành độc lập dân tộc và đang tiến tới hoàn thành thống nhất Tổ quốc. Kinh nghiệm bầu cử Quốc hội do nhân dân ta tích luỹ trong mấy chục năm nay sẽ có tác dụng tốt cho cuộc tổng tuyển cử tới. Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng chung của cả nước thì cũng là cơ sở cho thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử lần này. Về mặt khó khăn, do thắng lợi nhanh chóng của quân và dân ta, ở miền Nam ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ; một phần lớn đang được cải tạo, nhưng một phần nhỏ vẫn lén lút hoạt động phá hoại dưới nhiều hình thức, kể cả hình thức quân sự. Các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và tầng lớp trí thức tư sản ở miền Nam chưa được cải tạo theo chủ nghĩa xã hội. Bọn tay sai của đế quốc bên ngoài đang câu kết với bọn phản cách mạng trong nước, kể cả bọn phản động đội lốt tôn giáo và bọn trùm phong kiến phản động trong các dân tộc thiểu số, nhằm chống lại ta. Nếu chúng ta không cảnh giác đề phòng, thì chúng có thể tập hợp lại để phá hoại cuộc tổng tuyển cử hoặc ít nhất cũng nhân cơ hội tổng tuyển cử mà phản tuyên truyền ta. Chúng ta phải ra sức phát huy những điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân, động viên tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội của quần chúng nhân dân, bảo đảm cho cuộc bầu cử Quốc hội giành được thắng lợi lớn. 4. Về tổ chức lãnh đạo cuộc bầu cử Các cấp uỷ Đảng, toàn thể đảng viên phải coi việc chuẩn bị bầu cử Quốc hội và lãnh đạo cuộc bầu cử là một nhiệm vụ hàng đầu trong thời gian từ nay đến tháng 4. Để giúp các cấp uỷ đảng lãnh đạo bầu cử, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban chỉ đạo bầu cử ở các cấp như sau: ­ Ban chỉ đạo bầu cử Trung ương. Ban chỉ đạo bầu cử Trung ương gồm 9 đồng chí (coi bản danh sách kèm theo). Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu các chủ trương, kế hoạch cụ thể về công tác bầu cử, đặc biệt là công tác bầu cử ở miền Nam, trình Bộ Chính trị quyết định. Nó làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị. Khi thành lập Hội đồng bầu cử toàn quốc thì các đồng chí trong Ban chỉ đạo bầu cử Trung ương tham gia Hội đồng để làm nòng cốt bảo đảm thực hiện các chủ trương của Bộ Chính trị về việc bầu cử Quốc hội. ­ Ban chỉ đạo bầu cử miền. ở mỗi miền, thành lập Ban chỉ đạo bầu cử miền gồm 15 đồng chí (coi bản danh sách kèm theo). B1 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn