Xem mẫu

Phần II MỘT SỐ HOẠTĐỘNG cụ THỂ CHIA SẺ TÀI NGUYÊN THÔNG TIN PHI TẬP TRUNG HOÁ ỞVIỆN HÀN LẮM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 1. Chia sẻ thông tin trong một hệ thống? Trong bài viết của Nguyễn Lê Phương Hoài (1), sau khi trình bày những mặt đạt được và những hạn chế của hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện KHXH Việt Nam(2), tác giả đã nêu ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động này. Bài viết mở đầu bằng việc nói đến “Hệ thống thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam”, cũng như người đứng đầu cơ quan ngang Bộ này trước đây đã dùng cách diễn đạt này tại buổi gặp đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin thư viện trong toàn Viện KHXH Việt Nam ngày 23/7/2003, khi ông chỉ rõ "Hệ thống thông tin cần được hiện đại hoá ngang tầm khu vực", mà muốn vậy "phải có cơ chế liên kết nhà nghiên cứu tham gia hoạt động thông tin thư viện, liên kết thư viện các viện với Viện Thông tin KHXH, liên kết hệ thống của cơ quan ta với đất nước". (l>Nguyễn Lê Phương Hoài (2011), Một số vấn đề về chia sẻ thông tin giữa các thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam. Tạp chí Thông tin KHXH, số 9, tr. 41 - 45. (2) Viện KHXH, Ưỷ ban KHXH Việt Nam, Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia, Viện KHXH Việt Nam là những tên gọi trước đây của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay. Trong sách này, chúng tôi luôn giữ nguyên tên gọi ờ từng thời kỳ để tôn trọng lịch sử và dễ theo dõi. 119 Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện KHXH Việt Nam và đón nhận Huân chương Sao Vàng, ông còn khẳng định Viện KHXH Việt Nam hiện có một “Hệ thống thông tin - tư liệu - thư viện tương đối hiện đại”, dù hệ thống này còn “chậm được hiện đại hoá”, đang cần “nỗ lực phấn đấu với phương châm đổi mới, độtphá, sáng tạo, chất lượng và hiệu quả” (1). Trang điện tử của Viện KHXH Việt Nam cũng chính thức cho biết: “Hệ thống các thư viện của Viện KHXH Việt Nam hiện nay gồm 30 thư viện thuộc 30 viện nghiên cứu chuyên ngành và 02 thư viện thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Tạp chí KHXH Việt NamỗViện Thông tin KHXH là cơ quan đứng đầu hệ thống thư việnề Hệ thống thư viện của Viện KHXH Việt Nam là những cơ sở phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của Viện KHXH Việt Nam và nhiều yêu cầu khác của xã hội về KHXH và NV”(2). Tuy nhiên, theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1994), hệ thống được định nghĩa là “Tập họp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất” (tr. 418), mà tính từ thống nhất nghĩa là “có sự phù hợp, nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau” (tr. 921). Đối chiếu với định nghĩa này, có thể hiểu ràng tính hệ thống ở đây còn rất lỏng lẻo, bởi ngược dòng lịch sử, ta biết ràng Điều 1 Quyết định số 54/KHXH-QĐ ngày 24/3/1976 của Chủ nhiệm ủy ban KHXH Việt Nam đã qui định: “Viện Thông tin n) Thư viện khoa học xã hội, H.,Nxb KHXH, 2011, tr. 318. (2>http://www.vass.gov.vn/thongtin_tulieu/ 120 KHXH là cơ quan khoa học phụ trách công tác thư viện, tư liệu và thông tin của ủy ban KHXH” với nhiệm vụ 6 là: “Cùng với thủ trưởng các Viện và Ban nghiên cứu khoa học xây dựng hệ thống thư viện, tư liệu và thông tin KHXH trong toàn ủy ban, chỉ đạo về nghiệp vụ đối với hệ thống đó”ếNhưng tiếc thay, hệ thống này dường như không tồn tại trong thực chất - dù cũng hay được nói đến (cả trong văn bản). Do đó, “việc chưa có một quy chế chung thống nhất, mới chỉ dựa trên sự thỏa thuận giữa các thư viện với nhau”, và đúng hơn thì đó chỉ là “sự thỏa thuận hợp tác giữa các cán bộ thư viện” (tr. 43) mang tính cách cá nhân trong các hoạt động nghiệp vụ - không chỉ cho việc chia sẻ thông tin mà tác giả bài viết trên nói đến - là lẽ đương nhiên. Như thế, trong bài viết của mình, Nguyễn Lê Phương Hoài chưa chỉ ra được thực chất của tình hình là do tình trạng phi tập trung hóa đã diễn ra từ lâu ở cơ quan khoa học ngang Bộ này. Đó chính là điều chúng ta có thể nhận ra như phân tích dưới đây. 2. Tình trạng phi tập trung hoá hoạt động thông tin - thư viện ở Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Là trung tâm lớn nhất về KHXH của nước ta, nhưng ở Viện KHXH Việt Nam trước đây (theo Danh bạ điện thoại. Hà Nội, 4-2006), tên Phòng Thư viện được dùng ở phần lớn các Viện nghiên cứu chuyên ngành/vùng, mà Trưởngphòng là người quản lý, tuy về cơ bản, không hẳn do công việc khác nhau. Riêng ở Viện Kinh tế Việt Nam, người quản lý Phòng Thư viện được gọi là Giám đốc. Tên Phòng Tư liệu - Thư viện được dùng ở Viện Văn học và Viện Khảo cổ học, là những đơn vị có 121 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn