Xem mẫu

3. Mất quá nhiều thời gian cho họp bàn Nguyên nhân thứ ba dẫn đến việc phản ứng chậm là do quá ảo tưởng rằng “suy nghĩ tập thể, hiệu quả to lớn”. Thảo luận tập thể tất nhiên cũng có hiệu quả, song nhược điểm lớn nhất chính là tốn quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định. Nếu như bắt buộc phải đưa ra quyết định, hãy ra một cái hạn, trước hạn đó cố gắng hết sức để tìm người cùng bàn bạc, khi hết hạn thì tiến hành ngay. Trong công ty, khi thời hạn đến, nếu các phòng ban liên quan tuy đã hội ý nhiều lần song vẫn chưa thống nhất được về cách giải quyết vấn đề, người lãnh đạo cao nhất trong công ty phải ra quyết định. 4. Dự đoán tương lai Mọi người cũng thường tốn khá nhiều thời gian cho việc dự đoán tương lai làm bỏ lỡ thời cơ đưa ra quyết sách. Tương lai không thể đoán trước được, kể cả các nhà kinh tế học cũng có những dự đoán sai lệch. Có lần, trong một buổi tiệc, Dawson gặp một nhà kinh tế học nổi tiếng, người này về sau còn trở thành thống đốc ngân hàng trung ương. Khi ấy Dawson nhờ ông ta giải tỏa thắc mắc của mình: Tại sao trong thời kì đầu Reagan(1) nhậm chức, 2 triệu đôla đầu tư vào bất động sản của mình lại mất trắng? Khi Reagan tranh chức tổng thống đã đưa ra chủ trương tăng cường trang bị quân sự và giảm thuế. Tất cả các chuyên gia đều dự đoán rằng, lạm phát đang đợi thời cơ bùng phát. Dawson nghe theo lời họ và dốc hết tiền mua nhà đất. Kết quả lạm phát không xảy ra mà kinh tế không suy thoái, vì vậy việc đầu tư của Dawson bị thua lỗ nặng nề. Dawson hỏi chuyên gia kinh tế nọ: “Lời dự đoán của các ngài tại sao lại không chính xác thế?” Nhà kinh tế bắt đầu bao biện cho mình và đưa ra những lời giải thích lan man, thiếu tính thuyết phục. Dawson chăm chú nghe, chỉ loáng thoáng hiểu ông ấy muốn nói rằng: Nhà kinh tế học đã bỏ qua một nhân tố vô cùng quan trọng, đó là khi ấy doanh nghiệp của Mỹ đang gặp phải sự thách thức mạnh mẽ từ phía đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài, vì thế họ đã nỗ lực hết mình, không những đã giải quyết được nguy cơ lạm phát mà còn khiến nền kinh tế Mỹ sau một thời gian ngắn bị suy thoái đã nhanh chóng ổn định trở lại. KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐƯA RA QUYẾT SÁCH Trình độ của người đưa ra quyết sách được quyết định bởi tri thức và quá trình tu dưỡng bản thân. Để nâng cao năng lực đưa ra quyết sách, bạn phải xác lập tư tưởng không ngừng sáng tạo, loại bỏ lối suy nghĩ bảo thủ; phải có kiến thức phong phú, có năng lực phân tích và phán đoán. Năng lực phân tích, phán đoán chủ yếu quyết định bởi khả năng hiểu biết sâu sắc mối quan hệ nội tại giữa các sự vật với nhau, thuộc tính bản chất và quy luật phát triển của sự vật. Người lãnh đạo có được năng lực này sẽ hiểu rõ bản chất vấn đề, từ đó nắm bắt mâu thuẫn, vận dụng phương pháp tư duy sáng tạo, tiến hành phán đoán và phân tích một cách khoa học để tìm ra mấu chốt giải quyết vấn đề. Giữa hàng loạt công việc cần làm gấp, có thể phân định rõ ràng những việc nào mình cần đích thân làm và những việc nào có thể giao cho cấp dưới. Năng lực phân tích, phán đoán còn giúp cho lãnh đạo biết quy luật phát triển của sự vật, dự đoán sự thay đổi phát triển của sự vật trong tương lai, theo đó, phân tích đánh giá tổ chức của mình, công việc mình làm trên toàn thể bối cảnh vĩ mô và cả mối quan hệ với các xu hướng xã hội, từ đó đưa ra quyết sách đúng đắn. Trình độ năng lực phân tích, phán đoán của một nhà lãnh đạo trực tiếp quyết định tố chất năng lực của anh ta. Trong xã hội ngày nay, đối mặt với những thông tin thay đổi liên tục và thế cục bất định, người lãnh đạo càng phải nâng cao năng lực phân tích và phán đoán. Trong đời sống hàng ngày, người lãnh đạo luôn phải đưa ra quyết sách, vì vậy, họ cần có năng lực đưa ra quyết sách tốt. 1. Cần có năng lực quyết đoán chọn lựa phương án tối ưu Quyết sách chính là sự lựa chọn phương án tối ưu. Song sự lựa chọn này không phải chỉ là sự lựa chọn đơn giản giữa đúng và sai, mà thường là được tiến hành trong tình huống một phương án không hoàn toàn ưu việt hơn hẳn các phương án khác. Quyết sách phải được đưa ra trên cơ sở cân nhắc sự tối ưu trong mối so sánh tương quan giữa các phương án, yêu cầu người lãnh đạo phải có năng lực phân tích và lựa chọn. 2. Cần phải có tinh thần đối mặt với rủi ro trong việc đưa ra quyết sách Tình hình khách quan thường vô cùng phức tạp, trong một số trường hợp, nó khiến ta không thể đưa ra những phán đoán chính xác 100%. Trong thực tế, người lãnh đạo thường gặp phải một số quyết sách mang nhiều rủi ro, yêu cầu người lãnh đạo phải có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đối mặt với rủi ro, không thể quá cầu toàn, giữ theo nếp cũ được. 3. Phải có bản lĩnh quyết đoán, nắm bắt thời cơ “Lúc cần quyết đoán mà không quyết đoán thì sẽ phải gánh chịu hậu quả”. Quyết sách không thể cứ chần chừ mãi, nó phải được hoàn thành trong khoảng thời gian và địa điểm nhất định. Nếu không thì quyết sách dù có chính xác nhưng khi đã bỏ lỡ thời cơ sẽ trở thành sai lầm. Tổng thống Mỹ đời thứ 34, tướng năm sao Duight D. Eisenhower, ngày 6 tháng 6 năm 1944 trong đêm trước chiến dịch Normandy, đã thể hiện bản lĩnh quyết đoán phi thường, giúp cho chiến dịch Normandy thắng lợi rực rỡ, từ đó thay đổi toàn bộ chiến cục, giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa phát xít. Đêm trước khi tiến hành đổ bộ, thời tiết vô cùng xấu, mưa to mãi không ngớt, các nhà khí tượng học cũng không thể dám chắc hoàn toàn ngày 6 tháng 6 trời sẽ chuyển nắng. Nếu trời không hửng nắng thì lính không quân không thể đổ bộ, khiến toàn bộ kế hoạch đổ bộ bị thất bại, hơn 500.000 binh sĩ sẽ đối mặt với nguy cơ phải hy sinh. Trong khi hầu hết tướng lĩnh đều tỏ ra lưỡng lự, Eisenhower đã quyết định ngày 6 tháng 6 tiến hành đổ bộ và đã giành thắng lợi. Bản lĩnh quyết đoán là năng lực mà người lãnh đạo cần có. Người lãnh đạo thành công phải giỏi quyết đoán, có tư duy nhanh nhạy, như vậy mới có thể tự tin ứng phó trước mọi tình huống phức tạp. Xã hội ngày nay là xã hội thông tin, thông tin thay đổi chỉ trong chớp mắt, cơ hội vụt đến rồi vụt đi. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nhà lãnh đạo hiện đại càng cần phải giỏi nắm bắt thời cơ và quyết đoán, gặt hái thành công. Nhưng quyết đoán không đồng nghĩa với hành động mù quáng. Sự phân tích và phán đoán chính xác mới là điều kiện tiên quyết cho quyết đoán. QUYẾT SÁCH PHẢI NHANH VÀ CHUẨN Đưa ra quyết sách kịp thời và đạt được hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc có cơ hội trên thị trường. Quyết sách thời nay yêu cầu người lãnh đạo phải nắm bắt thời cơ, không được một phút chậm trễ. Về khách quan, hiện đại hóa, sản xuất lớn khiến thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhịp điệu xã hội tăng nhanh, thị trường thay đổi liên tục. Vì thế, thiếu tính quyết đoán, làm lỡ thời cơ, sẽ khiến chính bản thân đơn vị đó gặp khó khăn, hơn nữa còn phát sinh ra những mâu thuẫn mới, khiến ưu thế ban đầu vốn có của đơn vị biến thành thế yếu, từ đó khiến quyết sách thất bại. Tính kịp thời của quyết sách chủ yếu nhấn mạnh rằng phải nắm bắt thời cơ. Khi thời cơ đã chín muồi nên dứt khoát đưa ra quyết định, không được chần chừ do dự. Tính kịp thời của quyết sách có thể sẽ bị một số lãnh đạo hiểu nhầm, họ cho rằng chỉ cần nảy sinh { nghĩ đưa ra quyết sách là lập tức hành động và gọi đó là kịp thời nhưng không hẳn như vậy. Tính kịp thời, gồm hai tầng hàm { sau: “Kịp” chỉ tốc độ, tức tốc độ đưa ra quyết sách phải nhanh; “Thời” chỉ thời cơ, có nghĩa là thời điểm đưa ra và thực hiện quyết sách phải thích hợp, phù hợp với điều kiện hiện tại và sự thay đổi của nhân tố khách quan. Điều mấu chốt là người lãnh đạo phải thường xuyên quan sát biến động của thị trường, nắm vững cục diện, nhanh chóng nắm bắt thời cơ đã được ấp ủ chín muồi, dứt khoát quyết định, tuyệt đối không do dự, trù trừ. ĐƯA RA QUYẾT SÁCH MỘT CÁCH DỨT KHOÁT Hiện tại bạn đã nghĩ ra một { tưởng hay ho nào chưa? Nếu có, hãy bắt tay vào ngay. Xem xong câu chuyện dưới đây, bạn sẽ biết, trong suốt đời người, quyết đoán có tầm quan trọng đến mức nào. Một chuyên viên của trường Đại học Lassa của Mỹ đến thăm một người môi giới bất động sản tại một thị trấn nhỏ miền Tây, mong muốn giới thiệu cho ông ta khóa học “Marketing và quản lý thương nghiệp”. Khi chuyên viên đến văn phòng của người môi giới nọ thì thấy ông ta đang gõ một bức thư bằng chiếc máy chữ cũ kĩ. Vị chuyên viên tự giới thiệu về mình, sau đó giới thiệu về khóa học. Người kia rất chăm chú lắng nghe nhưng sau khi nghe hết lại không hề có ý kiến gì cả. Vị chuyên viên nọ đành hỏi thẳng: “Ngài muốn tham gia khóa học này, phải không?” Người môi giới bất động sản trả lời bằng giọng không hề hào hứng: “À, đến ngay bản thân tôi cũng không biết mình có muốn tham gia không nữa.” Lời ông ta nói là thật, bởi có hàng triệu người cũng giống như ông ta, luôn chần chừ và không thể đưa ra quyết định nhanh chóng. Vị chuyên viên rất có kinh nghiệm, hiểu rõ về tính cách của loại người này. Anh ta đứng dậy, làm như chuẩn bị ra về nhưng tiếp theo đó đã sử dụng một thủ pháp ít nhiều cũng mang chút kích thích. Những gì anh ta nói khiến người môi giới nọ vô cùng kinh ngạc: “Tôi quyết định nói với ngài một số lời mà ngài không thích nghe, nhưng sẽ rất có ích cho ngài. Trước tiên hãy nhìn văn phòng làm việc của ngài, sàn nhà bẩn đến đáng sợ, trên tường bám đầy bụi. Máy đánh chữ mà ngài dùng bây giờ hình như từ thời nạn đại hồng thủy. Quần áo của ngài vừa bẩn vừa rách, râu trên mặt ngài cũng chưa được cạo sạch, ánh mắt của ngài cho tôi biết rằng ngài đã từng bị thất bại nhiều lần.” “Theo trí tưởng tượng của tôi, vợ ngài luôn chung thủy, song thành tựu của ngài chẳng hề giống như những gì bà ấy kì vọng.” “Bây giờ tôi sẽ nói cho ngài, vì sao ngài thất bại. Đó là bởi vì ngài không có năng lực tự đưa ra một quyết định. Trong suốt cuộc đời ngài, ngài đã tạo thành thói quen: Trốn tránh trách nhiệm, ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn