Xem mẫu

LỜI GIỚI THIỆU Người lãnh đạo cần những tố chất gì? Anh ta cần có tầm nhìn? Tài thuyết phục người khác? Khả năng quyết định đúng đắn và dứt khoát? Biết đối nhân xử thế hợp l{, thu hút được hiền tài? Cách giải quyết, xử lý vấn đề thấu đáo? Hay dũng khí đối đầu với khó khăn và nghịch cảnh?... Thực ra, để là một nhà lãnh đạo giỏi, anh ta cần tổng hòa tất cả các yếu tố đó. Hiện nay có rất nhiều cuốn sách về lãnh đạo nhưng nếu để nói về sự tổng hòa như trên, tôi tìm thấy đầy đủ những bí quyết để là một nhà lãnh đạo hoàn hảo trong Tứ thư lãnh đạo. Lấy cảm hứng từ Tứ thư, bộ sách kinh điển trong kho tàng tri thức của nhân loại, tác giả Hòa Nhân cho ra đời bộ sách Tứ thư lãnh đạo. Bộ sách này xứng đáng là sách gối đầu giường cho những nhà lãnh đạo. Bốn tập sách bao gồm “Thuật lãnh đạo”, “Thuật dụng ngôn”, “Thuật xử thế” và “Thuật quản trị” cung cấp kiến thức về bốn yếu tố rường cột để tạo nên một nhà lãnh đạo xuất sắc. Thuật lãnh đạo sẽ giúp bạn có được tố chất của một người lãnh đạo giỏi. “Thuật dụng ngôn” sẽ giúp bạn trở thành một người lãnh đạo có tài ăn nói, diễn thuyết, phản biện, từ đó thu phục được nhân tâm và làm nên việc lớn. “Thuật xử thế” sẽ mang lại cho bạn đầy đủ kỹ năng để quản l{ nhân viên, đối nhân xử thế, mở rộng mạng lưới quan hệ. Và cuối cùng “Thuật quản trị” sẽ hướng dẫn bạn cách nhìn người, dùng người, cách sử dụng nhân tài sao cho hiệu quả nhất. Dù bạn có đang là lãnh đạo hay không, miễn là bạn đang khao khát thực hiện ước mơ sự nghiệp của mình, tôi khuyên bạn nên đọc bộ sách này để con đường sự nghiệp của bạn luôn suôn sẻ, tránh được những vấp váp, trắc trở và gặt hái thành công. Khi đọc sách, bạn hãy nghiền ngẫm kỹ những sách lược, đọc thật chậm những lời khuyên, phân tích rõ ràng những ví dụ thực tế và khéo vận dụng những kinh nghiệm mà tác giả đã đưa ra vào công việc hàng ngày của mình. Giản dị nhưng sâu sắc, đơn giản nhưng đầy đủ, tôi tin đây là bộ sách cẩm nang cho các nhà lãnh đạo và những người sẽ trở thành lãnh đạo. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Trương Gia Bình Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT LỜI NÓI ĐẦU Bất kz một nhà lãnh đạo kiệt xuất nào trên thế giới cũng từng phải đối mặt với những thách thức của thời gian, từng phải ra những nước cờ quyết định trước khi giành được chiến thắng cuối cùng. Lãnh đạo không nhất thiết phải là người học rộng, nhưng nhất thiết phải là người có năng lực. Họ phải biết lựa lời với cấp trên; phải nghiêm khắc mà độ lượng, ân cần niềm nở với cấp dưới; phải động viên tinh thần cộng sự; phải biết tùy cơ ứng biến, nhanh nhạy khôn khéo với đối phương; phải biết tranh thủ những người ủng hộ; đồng thời đặt mình vào vị trí của những người phản đối mình để tìm cách thu phục họ… Có thể nói rằng, tất cả những điều đó đều là tố chất của những người lãnh đạo. Lãnh đạo là người đi đầu trong một tập thể. Vị trí đặc biệt đó quyết định nên tố chất tổng hợp mà họ cần phải có. Tố chất đó là sự tổng hòa của nhiều mặt như hành vi, trí tuệ, tình cảm, thái độ. Một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải là một nhà diễn thuyết, bởi vì một nhà diễn thuyết đại tài chưa chắc đã có khả năng “điều binh khiển tướng”. Chúng ta thường thấy rằng, ngay khi đã xác định được phương hướng và mục tiêu, một nhà lãnh đạo kiệt xuất ngay lập tức sẽ hành động với quyết tâm cao nhất. Khi gặp khó khăn, họ bình tĩnh ứng phó; khi ra quyết sách, họ tỏ ra thông minh quyết đoán; khi thời cơ đến, họ biết nắm bắt kịp thời. Bồi dưỡng tố chất lãnh đạo không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều, mà cần phải tích lũy qua thời gian. Người lãnh đạo phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực và rèn luyện tố chất của mình. Việc cổ vũ, động viên, ra lệnh cho cấp dưới hàng ngày hay đàm phán thương thuyết với đối tác đều là cơ hội tốt để một người lãnh đạo rèn luyện bản thân. Trau dồi kỹ năng một cách đúng đắn là chúng ta đã thành công được một nửa. Một nửa còn lại chính là việc chúng ta áp dụng được vào thực tiễn những gì mình đã học. Chương I MỤC TIÊU Có mục tiêu mới có phương hướng và động lực ✸Muốn trở thành một nhà lãnh đạo thành công thì nhất định phải xác định rõ mục tiêu của cá nhân mình. ✸Đối với một nhà lãnh đạo, mục tiêu l{ tưởng phải là động lực bên trong mà người đó luôn muốn giành được. ✸Không có sự thành công nào là không có sự chuẩn bị. Giống như người xưa đã dạy: “Sự chuẩn bị sẽ tạo ra vận may.” ✸Muốn thành công, cách đơn giản nhất là tiến thẳng tới mục tiêu mà không hề do dự. VAI TRÒ CỦA MỤC TIÊU Ngoài việc xác định kết quả cuối cùng cần phải đạt được, mục tiêu còn có tác dụng trong suốt cuộc đời của một nhà lãnh đạo. Mục tiêu là cột mốc trên con đường dẫn đến thành công. 1. Mục tiêu giúp chúng ta thấy rõ sứ mệnh Hàng ngày, chúng ta đều bắt gặp những người không hài lòng với cuộc sống của bản thân và thế giới xung quanh. Thực ra, có tới 98% trong số họ không thể miêu tả rõ ràng về một thế giới khiến họ cảm thấy hài lòng. Họ không có mục tiêu cụ thể để thay đổi cuộc sống, không có mục đích sống rõ ràng để thúc giục bản thân. Kết quả là họ vẫn tiếp tục sống trong một thế giới mà bản thân không hài lòng nhưng cũng không có { định thay đổi. Có một bác sĩ đã phát biểu trong một hội thảo về kết quả nghiên cứu đặc điểm chung của những người già thọ trên 100 tuổi. Ông hỏi những người có mặt trong buổi hội thảo đó xem liệu họ có biết đặc điểm chung của những người này là gì không. Phần lớn mọi người cho rằng đó là ăn uống hợp lý, tích cực vận động, hạn chế bia rượu và các yếu tố gây hại khác… Nhưng thật bất ngờ, vị bác sĩ đó cho biết, điểm chung của những người sống thọ chính là thái độ của họ đối với tương lai, họ đều là những người có mục tiêu trong cuộc sống. Lập ra mục tiêu không có nghĩa là bạn sẽ sống đến trăm tuổi, nhưng mục tiêu sẽ tăng thêm cơ hội để bạn trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Nếu bạn sống mà không có mục tiêu, thì rất có thể cả cuộc đời bạn sẽ gặp toàn thất bại. Giống như J. C. Penney(1) đã từng nói: “Một nhân viên bình thường có mục tiêu sẽ trở thành người tạo ra lịch sử, một người không có mục tiêu sẽ mãi mãi chỉ là một nhân viên bình thường.” 2. Mục tiêu khiến công việc của chúng ta trở nên có giá trị hơn Cách nhìn nhận mục tiêu quyết định cách làm việc của chúng ta. Khi thấy mục tiêu không quan trọng, bạn sẽ không nỗ lực làm việc. Ngược lại, nếu coi mục tiêu đó là quan trọng, bạn sẽ nỗ lực tới cùng để đạt được nó. Khi l{ tưởng được tạo dựng từ những mục tiêu mà bạn trân trọng, bạn sẽ thấy nỗ lực của mình bỏ ra là xứng đáng. 3. Mục tiêu khiến chúng ta trở nên tích cực Mục tiêu giúp bạn biết cái đích phải đến và thúc giục bạn tiến lên. Khi nỗ lực thực hiện mục tiêu, bạn sẽ thấy tự hào về bản thân mình. Đối với nhiều người, việc đề ra và thực hiện mục tiêu cũng giống như việc tham gia vào một cuộc thi đấu. Cùng với thời gian, khi bạn lần lượt thực hiện được các mục tiêu, tư tưởng và phương thức làm việc của bạn cũng sẽ thay đổi. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn