Xem mẫu

TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Tác giả: John W. Santrock Trần Thị Hương Lan (Biên dịch) Phần một Phần hai. SỰ PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ NHẬN THỨC Phần ba Phần bốn. XÃ HỘI, CẢM XÚC, VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN Created by AM Word2CHM Phần một TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Chương 1. GIỚI THIỆU – NÊU VẤN ĐỀ Chương 2. KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Created by AM Word2CHM Chương 1. GIỚI THIỆU – NÊU VẤN ĐỀ TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN à Phần một HÌNH ẢNH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN (VTN) Thời niên thiếu của Jeffrey Dahmer và Alice Walker Vài năm trước tôi chợt nhận ra khi mười mấy tuổi trong thời kỳ Đại khủng hoảng, mình không hề có tuổi VTN gì hết! Tuổi VTN vẫn rón rén lại gần và vẫn bám theo suốt cuộc đời ta… Nhưng tuổi VTN vẫn chưa được khám phá và nó không tồn tại như một bộ phận đặc biệt, có nhân cách nhất định – không hẳn là trẻ con và chưa là người lớn. P. Musgrove, nhà văn Mỹ thế kỷ 20 JEFFREY DAHMER có một thời đồng ấu và thời VTN dữ dội. Cha mẹ cậu gấu ó triền miên rồi ly dị. Mẹ cậu có những vấn đề về cảm xúc và cưng chiều em trai cậu quá đáng. Cậu cảm thấy cha không đoái hoài tới mình, lại thêm bị một thằng lạm dụng tình dục khi 8 tuổi. Nhưng phần lớn những người có tuổi thơ và thời dậy thì đau đớn không bao giờ phạm phải những tội ác khủng khiếp mà Jeffrey Dahmer đã phạm suốt từ thập niên 1970 đến thập niên 1990. Chỉ với cái chuông cửa Dahmer giết người đầu tiên vào năm 1978, từ đó là 16 nạn nhân tiếp theo. Một thập niên trước vụ giết người đầu tiên của Dahmer, Alice Walker – người mà sau này nhận giải thưởng Pulitzer Prize cho cuốn sách The Color Purple (Màu đỏ tía) – đang phải rên siết dưới ách phân biệt chủng tộc ở Mississippi. Là người con thứ tám trong một gia đình người lĩnh canh ở Georgia, Walker biết rõ ảnh hưởng ghê gớm của đói nghèo. Mặc kệ nghèo đói vây bủa cô vẫn phấn đấu và đoạt giải thưởng văn chương. Alice Walker viết về những người mà cô gọi là thành công từ zero. Những người chiến thắng. Những người đi lên từ hai bàn tay trắng”. Điều gì dẫn một đứa trẻ VTN tới chỗ phạm tội tày đình và một người nghèo khổ thành tiểu thuyết gia nổi tiếng? Làm sao chúng ta có thể giải thích được một đứa trẻ đã tự làm tan nát cuộc đời mình do những bi kịch như cái chết của người thân, trong khi đứa trẻ khác lại cất cánh từ những điều kiện sống cơ cực nhất? Tại sao có những trẻ VTN sống cuồn cuộn như con sóng – thành công ở trường, kết bạn bè và đầy nhiệt huyết – trong khi những đứa khác lại vất vưởng bên lề cuộc đời như kẻ ngoài cuộc? Nếu bạn đã từng bao giờ tự hỏi điều gì tác động đến trẻ VTN thì bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong quyển sách này. QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ Chân dung của trẻ VTN được thể hiện như thế nào qua các giai đoạn lịch sử? Khi nào thì ngành khoa học nghiên cứu trẻ VTN bắt đầu? THỜI TIỀN SỬ Ở Hy Lạp, hai nhà triết học Plato và Aristotle (thế kỷ thứ tư trước công nguyên) đã mô tả về bản chất của những người trẻ tuổi. Theo Plato, lý giải không phải là một đặc điểm ở trẻ nhỏ; đặc điểm này manh mún lần đầu tiên là vào thời VTN. Plato nghĩ rằng trẻ nhỏ nên học thể thao, âm nhạc còn các môn khoa học và toán nên học vào thời VTN. Aristotle tranh luận rằng đặc tính quan trọng nhất của trẻ VTN là khả năng lựa chọn, và chính khả năng tự quyết này trở thành một điểm mốc tiêu chuẩn, báo hiệu trẻ đã tiến đến thời trưởng thành. Ông nhấn mạnh sự phát triển tính tự quyết này không giống như một số quan điểm cùng thời cho rằng tính độc lập chân giá trị, sự lựa chọn nghề nghiệp là những yếu tố then chốt của tuổi VTN. Aristotle cũng nhận thấy tính vị kỷ – tự cho mình là trung tâm – khiến cho trẻ VTN nghĩ chắc chắn rằng mình biết tất cả mọi thứ. Vào thời Trung Cổ, trẻ nhỏ và trẻ VTN được nhìn nhận như là những phiên bản thu nhỏ của người lớn. Chúng cũng được đối xử bằng những luật lệ hà khắc y như người lớn trong thời kỳ lịch sử này. Vào thế kỷ thứ 18, nhà triết học Pháp Jean–Jacques Rousseau đưa ra một quan điểm có tính giác ngộ về trẻ VTN, củng cố niềm tin rằng trẻ nhỏ hoặc trẻ VTN không phải là người lớn. Giống như Plato, Rousseau lý giải sự phát triển trong tuổi VTN. Ông nêu bật việc kích thích óc tò mò là đặc biệt quan trọng khi giáo dục trẻ 12–15 tuổi. Rousseau tin rằng ở lứa tuổi 15-20, cá nhân đã trưởng thành về cảm xúc và sự ích kỷ của họ dần thay thế bằng sự quan tâm đến người khác. Rousseau càng khiến người ta tin rằng sự phát triển có những giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, những ý tưởng của Rousseau chỉ thiên về tư biện, lý thuyết. Cho mãi đến thế kỷ 20 thì ngành khoa học khai phá tuổi

nguon tai.lieu . vn