Xem mẫu

M ẹ S uốt đã lái đò chở bộ đội, thưcmg binh, đạn dược qua sông Nhật

Lệ dưới mưa bom bão đạn.

máy bay Mỹ ở tẩm cao là bộ đội tên lửa, tầm trung có các đơn vị pháo
cao xạ, phần còn lại là của dân quân tự vệ chúng tôi. Mỗi lần vào đáy
giặc lái cố lẩn trốn tên lửa bằng cách bay thấp, nhưng chúng có ngờ
đáu đang lọt vào tẩm ngắm thấp của súng trường, trung, tiểu liên...
Muốn tiêu diệt kẻ thù ta phải chờ đúng lúc chúng bổ nhào ném bom
Tiếng sóng bùa ghénh 2 2 1

Bức ảnh 0 du kích nhỏ
của nhà nhiếp ảnh Phan Thoan.

mà nhắm thẳng vào đầu chúng nhả đạn. Có thằng giặc cắm đầu thẳng
xuống ruộng; có thằng cố lết ra biển, nhưng còn sức đâu mà lết, thế
là đành bung dù nhảy ra. Chị em chúng tôi ào lên bắt sống bọn lái...
Cách nói của hai cô gái thật mộc mạc, không phô trương nhưng
làm cho người nghe càng cảm phục. Các cô gái, chàng trai của chúng
ta là vậy đó, không sao kể hết những tấm gương tuyệt vời trong chiến
đấu chống xâm lược Mỹ. Tôi thám nghĩ, Đảng cần có một chính sách
cụ thể, thích hỢp để phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ, xứng với
tầm vóc và công lao của chị em. Ý nghĩ này luôn luôn thôi thúc tôi...
Một lẩn sang họp với chị Mười Thập và Đảng Đoàn Trung ương Hội,
tôi nêu lên những điểu ấp ủ trên. Các chị hết sức hoan nghênh và mỗi
người bổ sung những ý kiến tầm đắc nhất của mình. Sau đó chúng tôi
báo cáo với Đảng những vẫn đề tập hỢp đưỢc. Sự phản hồi đến rất
nhanh, chỉ hai tuần sau, Ban Tổ chức Trung ương triệu tập cuộc họp
Ban Phụ vận với lực lượng nòng cốt là Đảng Đoàn phụ nữ và một số
222 HỔI ức NGỔ THỊ HUỆ

chị chuyên trách các ngành như chị Trương Thị Mỹ (Công đoàn), chị
Hà Quế (Phó Ban Kiểm tra Trung ương), chị Ngọc Khanh (Thanh
niên), chị Chán Phương (Thứ trưởng Bộ Thương binh Xã hội), chị
Diệu Muội (Thứ trưởng Bộ Nội thương), chị Mai (Bộ Công nghiệp
nhẹ), chị Cẩn, chị Minh Nhã, chị Mười và tôi. Cuộc họp bàn kế hoạch
tiến hành khảo sát cán bộ nữ ở các ngành, các Bộ để nắm lại số cán bộ
nữ vừa có nhiểu cống hiến vừa có khả năng phát triển toàn diện, đồng
thời nghiên cứu cách cấu tạo đội ngũ cán bộ nữ thuộc các cấp bộ
Đảng ở địa phương. Chúng tôi phối hợp với các ngành, các cấp phát
hiện để bạt cán bộ nữ vào các cương vị lãnh đạo đúng với trình độ
khả năng chị em. Kết quả sau gần hai tháng, Ban Phụ vận Trung ương
đã làm xong việc khảo sát tình hình và soạn thảo Nghị quyết trình
Ban Bí thơ. Đến ngày 10 tháng 01 năm 1967, Ban Bí thơ Trung ương
Đảng cho ra đời Nghị quyết 152, 153 về chính sách cán bộ nữ. Tiếp
theo ngày 8 tháng 3 cùng năm, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết 31
nhằm quán triệt công tác Phụ vận và phát huy vai trò nữ trong các cấp
ủy và chính quyển. Ba Nghị quyết nói trên ra đời đúng lúc, nâng thêm
niềm tin, phấn khởi trong toàn thể chị em. Bác Hổ rất vui, Bác chỉ
đạo Ban Tổ chức Trung ương và các Đảng Đoàn đẩy mạnh hơn nữa
việc đề bạt, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chị em; các địa phương chú
trọng tăng tỷ lệ nữ lên 25% khi cấu tạo trong cấp ủy Đảng... Với tinh
thần phấn chấn, chị em ra sức công tác, học tập, vươn lên gánh vác
trách nhiệm thay chổng con trong mọi lãnh vực hoạt động để nam
giới yên lòng lên đường đánh Mỹ. Trong những năm tháng này, gẩn
như toàn lực phụ nữ được động viên. Chị em trung niên vừa sản xuất
vừa lo việc nhà, việc làng, việc nước. Nữ thanh niên đánh giặc giỏi mà
sản xuất cũng rất hăng. Các mẹ dù có tuổi cũng ra sức đảm đương,
chăm lo việc nuôi dạy đàn cháu ngây thơ để bố mẹ chúng yên tâm lo
tròn việc nước. Được như vậy vì trong sâu thẳm tâm can, mỗi chị em
có một lực đẩy của tinh thần vì miển Nam ruột thịt, của trách nhiệm
của hậu phương lớn với tuyến đầu chống Mỹ. Tôi thật hởi lòng hởi dạ
vì ý tưởng và mong muốn của chị em chúng tôi trong Ban Phụ vận,
Đảng đoàn Phụ nữ Trung ương đã thành hiện thực.
Tiếng sóng bủa ghénh 2 2 3

Với các cháu học sinh miền Nam
Ngoài công việc đang làm; Vụ II chúng tôi còn được giao nhiệm vụ
quản lý cán bộ trung cao cấp và phối hỢp cùng Bộ Giáo dục chăm lo
việc học hành cho các cháu học sinh miền Nam. Lúc này hai con gái
tôi là Hòa và Bình được chuyển sang học trường Nguyễn Văn Trỗi.
Tôi rát mừng vì trường của quân đội có nể nếp, quy củ, các thầy cô
giáo luôn theo sát giúp đỡ để chuẩn bị cho các cháu đủ sức bước vào
cấp ba một cách vững vàng. Lúc bấy giờ trường Nguyễn Văn Trỗi
cũng sơ tán vể tỉnh Sơn Tầy (xã Trung Hà). Mỗi lẩn lên thăm con tôi
phải đi hai nơi, tuy có cực một chút nhưng để bù đắp cho các con vì
phải xa cha từ nhỏ, tôi không nề hà gì cả. Vì công việc bề bộn và đòi
hỏi phải khẩn trương nên đôi ba tuần tôi mới đi thăm các con một lần.
Cuối năm 1967, tin từ Khu học xá Nam Ninh báo vể, giữa các cháu
học sinh Liên khu 5 và Nam bộ thường xảy ra ẩu đả khiến nhà trường
luôn bất ổn. Mặc dù Ban giám hiệu hết sức cố gắng nhưng vẫn còn
nhiều khó khăn. Tôi để xuất với Ban Tổ chức, anh Sáu Thọ đồng ý, vì
để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu.
Tôi thu xếp đi ngay bằng ô tô, cùng đi có đồng chí Diệp Bế công tác ở
Bộ Giáo dục. Chúng tôi đi liên tục hai ngày mới đến Nam Ninh. Sau
khi nghe Ban giám hiệu báo cáo qua tình hình, chúng tôi cùng nhau
bàn biện pháp giải quyết. Nghe các anh chị tâm sự tôi mới hiểu hết và
càng quý trọng tấm lòng cũng như công sức của các anh chị như ông
bà, cha mẹ ruột chăm lo cho con cháu.
Bà Năm Ninh nhìn tôi chậm rãi nói:
- ở lứa tuổi 15, 16 này khó bảo lắm chị ạ! Chúng tôi đã làm hết
cách cương, nhu đủ cả mà kết quả thì như nước đổ lá môn.
Tôi nói:
- Dầu sao thi phải tìm rõ nguyên nhân mới giải quyết tận gốc đưỢc.
Bà Năm Ninh nói tiếp:
- Có gì đâu, chị ơi, ban đầu thì nhại nhau, trêu chọc nhau về cách
phát âm, sau thành mâu thuẫn, đả kích nhau dẫn đến ẩu đả, gầy
thương tích cho nhau.
224

HÓI ức NGÔ THỊ HUỆ

Anh Cẩm nói:
- Khổ lắm, nhiều cháu mới bây lớn mà đã có tư tưởng công thần,
dựa vào thành tích của cha mẹ mình đang chiến đấu ở miển Nam, nên
tự do muốn làm gì thì làm...
Giữa lúc chúng tôi đang trao đổi, thì bên ngoài lại có tiếng cãi
vã, vài em nói năng dung tục, đang sừng sộ muốn đánh nhau. Anh
Cầm phải chạy đến cản ngăn, chúng mới chịu yên. Thấy tình hình
này, tôi nói:
- Để nghị các anh chị cho tập trung các cháu vào hội trường, chúng
ta phải gặp gỡ và trao đổi với các cháu thôi.
Sau khi các cháu ổn định chỗ ngổi, tôi được anh Cẩm giới thiệu
lên nói chuyện. Nhìn những mái đầu xanh non trẻ ngồi nghiêm trang
bên dưới, tấm lòng của người mẹ trong tôi trào dâng những thương
cảm trước tình cảnh các cháu, tuổi đời thơ dại của các cháu đã phải
chịu cảnh thoát ly gia đình, xa cha mẹ và những người thần để về đây
học tập và rèn luyện. Chắc hẳn trong số các cháu ở đây cũng đã có cha
hoặc mẹ hy sinh ở chiến trường.
Cố giấu sự xúc động cảm tính ấy, tôi bắt đẩu nói chuyện với các
cháu:
- Dì Bảy đã nghe tất cả sự việc về các cháu ở đây. Mấy chú mấy
bác ở nhà rất buồn vì sự mất đoàn kết của các cháu. Ban giám hiệu
là những đồng chí lão thành cách mạng: Bà Nguyễn An Ninh (Năm
Ninh), giáo sư Lê Văn Cẩm, bà Phan Lương Nga luôn tận tụy, hết lòng
yêu thương, chăm lo việc học tập và cuộc sống các cháu, sao các cháu
không biết nghĩ tới công lao của các vị ấy mà làm những việc không
hay, cãi vã, ẩu đả nhau.
Tôi ngưng một chút, đưa mắt nhìn sự phản ứng của các học sinh,
nhưng chúng không có thái độ gì. Đa số ngổi im lắng nghe. Tôi hỏi:
- Các cháu biết rõ đây là trường gì rồi chứ?
Một cháu đứng dậy:
- Dạ, đây là khu học xá Nam Ninh.
- Vậy đối tưỢng nào mới được học ở đầy?
Tiéng sóng bủa ghénh 2 2 5

nguon tai.lieu . vn