Xem mẫu

TÂM HỒN CAO THƯỢNG
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree
Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach



"TÂM HỒN CAO THƯỢNG", (nguyên tác Les grands coeurs) của văn hào Italia EDMOND DE AMICIS đã từng là cuốn sách gần như
kim chỉ nam của nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Thời gian trôi đi, nhưng những gì tác giả gửi gắm qua từng bài học của thuở đầu
đời về công ơn cha mẹ; về lòng yêu nước, thương người; về tình thầy trò, bè bạn, v.v... vẫn không bao giờ cũ, không bao giờ thừa!
Những trang sách – những bài học này – không chỉ hữu ích cho những công dân tốt tương lai mà còn hết sức quí báu đối với đông
đảo bạn đọc các giới, các ngành. "TÂM HỒN CAO THƯỢNG" là cuốn sách của các bạn trẻ, của mọi gia đình. Là món quà tặng ý
nghĩa và hữu ích của các bậc cha mẹ và các bạn trẻ.

Mục Lục
1. Ngày khai trường
2. Thầy giáo mới
3. Một tai nạn
4. Cậu bé miền Nam
5. Bạn tôi
6. Lòng hào hiệp
7. Trên rầm thượng
8. Học đường
9. Lòng yêu nước của cậu bé thành Pađôva
10. Em bé quét mồ hóng
11. Người bán than và ông quý phái
12. Mẹ tôi
13. Học trò nghèo
14. Ân nhân của bạn Nelli
15. Em bé trinh sát
16. Kẻ khó
17. Tính khoe khoang
18. Chú phó nề
19. Quả cầu tuyết
20. Các cô giáo trường tôi
21. Thăm ông già bị nạn
22. Chàng viết mướn thành Phirenzê
23. Lòng biết ơn
24. Thầy giáo phụ
25. Đứa con người thợ rèn
26. Phranti bị đuổi
27. Chú lính đánh trống, người đảo Xarđenha
28. Lòng ái quốc
29. Bà mẹ anh Phơranti
30. Chiếc xe hoả máy
31. Một kẻ tù phạm
32. Làm khán hộ cho cha
33. Chú hề con
34. Ngày cuối cùng hội Giả trang
35. Những trẻ em mù
36. Lớp học tối
37. Đám đánh nhau
38. Người tù số 78
39. Trước ngày 14 tháng Ba
40. Lễ phát phần thưởng
41. Lòng cháu
42. Chú phó nề trong phút hiểm nghèo
43. Viện dục anh

44. Thầy học cũ của cha tôi
45. Kỳ dưỡng bệnh
46. Bạn ta là thợ
47. Bà mẹ anh Garônê
48. Lòng nghĩa hiệp
49. Hy sinh
50. Một vụ hoả tai
51. Quê người tìm mẹ
52. Trường câm điếc
53. Đi ngoài phố
54. 32 độ
55. Cha tôi
56. Thú quê
57. Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền
58. Lời cảm tạ
59. Đắm tàu
60. Trang cuối cùng của mẹ tôi

THÁNG MƯỜI
*

Ngày khai trường
Tại thành Torino (1), thứ hai, ngày 17

Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi
đưa tôi vào trường Baretti để ghi tên lên lớp ba. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê,
lấy sự đi học làm ngại. Phố nào cũng thấy nhan nhản học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những
phụ huynh vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người, cảnh binh
và người gác cổng phải khó nhọc mới mở được một lối vào.
Vừa bước qua cổng trường thấy một bàn tay vỗ vào vai, tôi giật mình ngoảnh lại thì ra thầy
giáo lớp hai tôi học năm ngoái, mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi, thầy bảo tôi:

– Enricô ơi! Thầy trò ta từ nay chia tay nhau nhỉ?
Điều ấy, tôi đã nghĩ đến, nay thầy tôi lại nhắc, khiến tôi thêm chạnh lòng. Mẹ tôi và tôi phải
chen chúc mãi mới vào được trong trường. Các ông, các bà sang trọng, các bà thường dân, thợ
thuyền, sĩ quan, các cụ già, những đầy tớ, ai nấy đều một tay dắt trẻ, một tay cắp gói, đứng chặt
phòng trú chân và ở trên thang gác. Cảnh tượng rất là náo nhiệt.
Hôm nay, lại được trông thấy 7 phòng học ở từng dưới là nơi ròng rã ba năm trường, ngày
nào tôi cũng lui tới, lòng tôi sung sướng vô cùng!
Trên thềm, các cô giáo đi lại tới tấp. Cô giáo lớp một đứng ở cửa lớp, thấy tôi liền bảo:
– Enricô ơi! Năm nay em học trên gác. Ít ra ta lại được nhìn em qua lại!
Mẹ tôi đỡ lời:
– Thưa cô, cháu sẽ đến thăm cô luôn.
Chúng tôi chào cô rồi đi.
Ông Hiệu trưởng, râu tóc bạc hơn năm ngoái, có vẻ bận rộn vội vàng, đang bị vây trong đám
các bà, một số người thất vọng vì không còn chỗ cho con. Bạn tôi đi học đông đủ. Nhiều người
coi lớn vọt lên. Ở từng dưới, việc chia lớp đã xong. Mấy trò em mới đến trường là lần thứ nhất,
không chịu vào lớp, giật lùi như những con ngựa bất kham; người ta phải dùng sức lôi vào. Có
em đã ngồi vào ghế rồi lại trốn ra, có em thấy cha mẹ thì tru lên khóc.
Em trai tôi vào lớp cô Đencatri, còn tôi thì học thầy Perbôni ở trên gác.
Đúng 10 giờ thì học trò lớp tôi đều vào cả; 54 người trong bọn, tôi nhận mãi mới thấy 15
hay 16 bạn lớp cũ. Trông thấy tôi, anh Đêrôtxi, người học trò bao giờ cũng chiếm phần thưởng
thứ nhất, liền ra hiệu mừng rỡ.
So với rừng rậm và non xanh là những nơi tôi đã qua chơi mấy tuần lễ trước thì trường học
coi bé nhỏ và buồn tênh!
Hết nhớ cảnh lại nhớ người. Tôi nhớ thầy cũ tôi ở lớp hai, một ông thầy khoan từ và vui vẻ,
bao giờ trông thấy tôi cũng mỉm cười. Tôi rất tiếc không được thấy thầy ở đây với bộ tóc hoe
đỏ rối bù.

nguon tai.lieu . vn