Xem mẫu

t¸c ®éng x· héi vïng cña c¸c khu c«ng nghiÖp ë viÖt nam viÖn khoa häc x· héi viÖt nam viÖn kinh tÕ vμ chÝnh trÞ thÕ giíi NGUYỄN BÌNH GIANG (Chñ biªn) T¸c ®éng x· héi vïng cña c¸c khu c«ng nghiÖp ë viÖt nam (S¸ch chuyªn kh¶o) Nhμ xuÊt b¶n Khoa häc x· héi Hμ Néi - 2012 Môc lôc 5 6 T¸c ®éng x· héi vïng cña c¸c khu c«ng nghiÖp... TẬP THỂ TÁC GIẢ TS. NGUYỄN BÌNH GIANG (chủ biên), Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam PGS. TS. LƯU NGỌC TRỊNH, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ThS. LẠI LÂM ANH, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam ThS. NGUYỄN HỒNG BẮC, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG CƠ, Học viện Tài chính PGS. TS. NGUYỄN VĂN DẦN, Học viện Tài chính ThS. ĐẶNG HOÀNG HÀ, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam ThS. TRẦN THỊ HÀ, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam PGS. TS. TRẦN XUÂN HẢI, Học viện Tài chính PHẠM MINH HẠNH, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam TS. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG HOA, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam ThS. VÕ THỊ MINH LỆ, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam NGUYỄN THỊ HỒNG NGA, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam ThS. HOÀNG THỊ VĨNH QUYÊN, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ThS. CHU PHƯƠNG QUỲNH, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam ThS. ĐẶNG VĂN RĨNH, Học viện Tài chính ĐOÀN THỊ KIM TUYẾN, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam TRẦN THỊ QUỲNH TRANG, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Môc lôc 7 8 T¸c ®éng x· héi vïng cña c¸c khu c«ng nghiÖp... MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 9 Chương 3: Kinh nghiệm Đông Á 134 I. Nhật Bản 134 II. Hàn Quốc 136 III. Đài Loan 139 IV. Trung Quốc 143 Chương 1: Sự phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam 13 I. Lịch sử 13 II. Mục đích và mục tiêu phát triển khu công nghiệp 19 III. Đặc điểm khu công nghiệp Việt Nam 21 IV. Điều kiện để thành lập, mở rộng khu công nghiệp 31 V. Quản lý khu công nghiệp 32 Chương 2: Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam 36 I. Tác động tới việc làm và nghề nghiệp 36 II. Tác động tới thu nhập và mức sống 43 III. Tác động về mặt nhân khẩu học 52 IV. Tác động tới cơ hội tiêu dùng các dịch vụ công cộng 64 V. Tác động tới đô thị hóa và cơ sở hạ tầng 78 VI. Tác động tới trật tự, an toàn xã hội 92 VII. Tác động tới môi trường và sức khỏe 105 VIII. Tác động tới văn hóa và giá trị truyền thống 120 V. Philippines 152 VI. Thái Lan 156 VII. Malaysia 162 VIII. Indonesia 169 IX. Tóm tắt 173 Kết luận 180 I. Một số nhận xét 180 II. Kiến nghị 193 Tài liệu tham khảo 210 Lêi nãi ®Çu 9 10 T¸c ®éng x· héi vïng cña c¸c khu c«ng nghiÖp... LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình phát triển đất nước nhiều hoạt động kinh tế gây ra những vấn đề về xã hội. Rồi đến lượt các vấn đề xã hội đó lại làm nảy sinh những hệ quả về mặt chính trị. Trong khi những hoạt động kinh tế có thể điều chỉnh khi phát hiện thấy sự bất hợp lý, thì các vấn đề xã hội lại không dễ gì khắc phục. Các hệ quả về mặt chính trị của chúng lại càng khó giải quyết. Vì vậy, sớm phát hiện các hệ quả xã hội của các hoạt động kinh tế để kịp thời điều chỉnh các hoạt động đó là cần thiết. Phát triển khu công nghiệp là một trong các hoạt động kinh tế làm nảy sinh những hệ quả xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong nghiên cứu này, khu công nghiệp được hiểu giống như trong Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ Việt Nam. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại nghị định nói trên. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, quy định về tỷ lệ xuất khẩu đối với doanh nghiệp bị bãi bỏ, nên trên thực tế, Việt Nam không còn khu chế xuất nào, mặc dù theo tên gọi vẫn có một số khu. Vì thế, nghiên cứu này dùng tên gọi khu công nghiệp cho cả khu công nghiệp, lẫn khu chế xuất. Hiện tại, trong rất nhiều tài liệu, có sự đánh đồng hoặc nhầm lẫn giữa khu công nghiệp với cụm công nghiệp dẫn tới hiện tượng đề cập tới một cụm công nghiệp nào đó như một khu công nghiệp. Theo Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, cụm công nghiệp có quy mô diện tích nhỏ hơn khu công nghiệp (không quá 50 ha, trường hợp cần thiết phải mở rộng thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha); chủ yếu dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; được thành lập căn cứ vào quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong khi khu công nghiệp được thành lập căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụm công nghiệp do ngành công thương quản lý còn khu công nghiệp do các ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh quản lý. Ngoài ra, bên trong các khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu cũng có những khu chế xuất, khu công nghiệp do ban quản lý các khu kinh tế này trực tiếp quản lý. Trong giới hạn nghiên cứu của mình, nhóm tác giả chỉ xem xét các khu công nghiệp là đối tượng quản lý của các ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh và được nêu trong quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp; không xem xét các cụm công nghiệp, các khu kinh tế và kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp và khu chế xuất nằm trong các khu kinh tế. Tác động xã hội vùng của một dự án có thể được hiểu là những tác động xã hội xuất hiện trong hoặc sau giai đoạn triển khai các hoạt động của dự án đến người dân trong khu vực lân cận dự án đó, bao gồm cả những người lao động nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp và tạm trú ở địa phương. Những tác động xã hội có thể là tích cực hoặc tiêu cực, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn