Xem mẫu

Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo

83

nhất quán”.
 K.K. Platonov, G.G. Golubev: “Ngày nay, đã trở nên được công nhận một cách
rộng rãi, nhiệm vụ của bất kỳ việc dạy học nào: không chỉ dạy những kiến thức nhất
định mà trước hết dạy tư duy”.
 Likhtenberg: “Khi một người được học cách suy nghĩ như thế nào chứ không
phải suy nghĩ cái gì, mọi sự hiểu lầm sẽ biến mất”.
 C. Darwin: “Giai đoạn phát triển cao nhất trong văn hóa đạo đức là khi chúng
ta nhận ra rằng chúng ta cần phải điều khiển các suy nghĩ của chính mình”.
 A. Einstein: “Một kiểu tư duy mới là cần thiết nếu nhân loại muốn tồn tại và
chuyển sang mức phát triển cao hơn”.

7. Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo
 Trong mục 6, người viết đã trình bày “tư duy hiện có”. Hoạt động của “tư duy

hiện có” được thực hiện bằng công cụ tự nhiên “phương pháp thử và sai”. Chính vì
vậy, từ nay về sau, khi người viết đề cập đến “tư duy hiện có” thì cũng ngụ ý rằng đề
cập đến “phương pháp thử và sai” và ngược lại.
“Tư duy hiện có” có những ưu điểm, đồng thời có không ít các nhược điểm.
Chúng ta mong muốn có được loại tư duy, một mặt, khắc phục được các nhược
điểm nói trên, mặt khác, khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng của tư duy. Đấy
chính là loại “tư duy cần có”. Trong mục này, người viết thử phác thảo một số chức
năng, tính chất… của tư duy cần có.
Hình 14 dưới đây mô tả tư duy cần có và sẽ được giải thích cụ thể hơn trong
trình bày tiếp theo.
Nếu so sánh Hình 14 với Hình 10 thì chúng ta thấy mô hình tư duy cần có khác
mô hình tư duy hiện có ở những điểm sau:
 Ô “tư duy cá nhân” được đóng khung đậm hơn thành “tư duy cần có”.
 Các đường xuất phát từ tư duy, cụ thể, các đường

,

,

,

,

không

còn là các đường gạch-gạch mà trở thành các đường đậm mang ý nghĩa tốt đẹp.

84

Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo

Hình 14: Chuỗi nhu cầu–hành động với tư duy sáng tạo cần có

Khung đậm của ô tư duy và các đường đậm từ ô tư duy diễn tả các ý sau:
 Tư duy cần có bây giờ không còn là tư duy tự nhiên thử và sai nữa trong cả
hai nghĩa của từ “tự nhiên” (xem mục 6.3. Phương pháp (tự nhiên) thử và sai: công
cụ tư duy thô sơ, năng suất, hiệu quả thấp, điều khiển kém). Điều này cho thấy, thứ
nhất, người giải bài toán suy nghĩ bằng hệ thống mới các công cụ nhân tạo với năng
suất và hiệu quả cao hơn nhiều lần phương pháp (tự nhiên) thử và sai. Hệ thống
các công cụ mới đó chính là phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM),
phần ứng dụng của sáng tạo học. Đường

trên Hình 14 được vẽ đậm là để minh

họa ý vừa nói: thông tin đầu ra là các ý tưởng đạt năng suất và hiệu quả cao hơn
nhiều lần phương pháp (tự nhiên) thử và sai. Thứ hai, người giải bài toán không để
suy nghĩ (con ngựa) dẫn dắt mình mà mình chủ động điều khiển suy nghĩ (con
ngựa) đi theo các quy luật sáng tạo khách quan để đạt được mục đích đề ra. Nói
cách khác, tư duy cần có phải trở thành hệ thống tự điều khiển được chính mình.
 Tư duy được trang bị loại lôgích khoa học tư duy chứ không chỉ dừng ở
lôgích tự nhiên và lôgích chuyên môn (xem mục 3. Các nghiên cứu về tư duy). Đấy là
loại lôgích dùng cho chính tư duy mang tính khách quan, khoa học phản ánh sự
phát triển, bởi vì, giải quyết vấn đề là nhằm tạo ra sự phát triển.
 Tư duy có khả năng điều khiển tốt các yếu tố khác như nhu cầu, xúc cảm,

Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo

85

thói quen tự nguyện và hành động nhằm mục đích giải các bài toán thuộc thế giới
bên trong con người và hỗ trợ việc giải các bài toán thuộc thế giới bên ngoài con
người. Khả năng điều khiển tốt của tư duy đối với các yếu tố khác được minh họa
bằng các đường đậm

,

Đi vào cụ thể, đường

,

,

.

có các chức năng giải quyết vấn đề có trong yếu tố nhu

cầu; làm giảm tính chủ quan (xem mục 6.2. Tư duy rất chủ quan) của nhu cầu đến
tối thiểu và đưa nhu cầu về trạng thái tác động thuận lợi nhất đến tư duy (đường
).
Tương tự như vậy, đường

làm với yếu tố xúc cảm, đường

làm với yếu tố

thói quen tự nguyện.
Việc thực hiện tốt các chức năng của các đường

,

,

như nói ở trên giúp

tạo ra nhiều trường hợp như Hình 12a, có nghĩa, tạo ra nhiều hành động xuất phát
từ tư duy tốt. Để diễn tả điều này, đường

cũng được vẽ đậm.

 Việc vẽ tư duy có khung đậm và các đường đậm đi ra từ tư duy còn có ngụ ý:
ngôn ngữ dùng trong tư duy cần có phải là loại ngôn ngữ có khả năng phản ánh tích
cực hiện thực (xem mục 6.2. Tư duy rất chủ quan) có trong bài toán và các ý nghĩ
của quá trình suy nghĩ, cũng như không gây hiểu lầm nếu dùng ngôn ngữ đó để giao
tiếp với những người cùng tham gia giải bài toán hoặc quan tâm đến giải bài toán.
 Tư duy được nhấn mạnh ở đây là loại tư duy chỉ con người mới có: tư duy từ
ngữ–lôgích. Tuy vậy, con người có hai loại tư duy khác là tư duy trực quan–hành
động và tư duy trực quan–hình ảnh (xem mục 3. Các nghiên cứu về tư duy). Các
đường vẽ đậm trên Hình 14 còn ngụ ý kết hợp cả ba loại tư duy để chúng có thể bổ
sung cho nhau ở những nơi cần thiết, nhằm phát huy sức mạnh của tư duy nói
chung.
 Trên đây người viết mới đề cập đến tư duy mà như chúng ta biết (xem mục
2. Tư duy là gì?): kết quả của tư duy chỉ là ý tưởng giải pháp cho vấn đề. Công việc
tiếp theo là phải hành động biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực (xem Hình 1,
mục 4.2. Mối quan hệ giữa tư duy và hành động). Có vậy, người giải mới đạt được
mục đích đề ra trong bài toán trên thực tế. Từ đây, thêm một yêu cầu nữa cho tư
duy cần có: đấy phải là loại tư duy thúc đẩy các hành động sáng tạo chứ không phải
tư duy để mà tư duy. Căn cứ vào Hình 12a, chúng ta có thể đưa ra hình vẽ cho tư
duy cần có (xem Hình 15).

86

Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo

Hình 15: Hành động biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực nhờ tư duy cần có

Tư duy cần có, một mặt, cho ra ý tưởng sáng tạo giải bài toán, mặt khác, phải
tạo ra được xúc cảm đủ độ hoặc thói quen tự nguyện cùng chiều (đồng hành) với tư
duy thì mới có được hành động biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực, bởi vì tư
duy (ý nghĩ) thuần túy không phải là nguồn gốc, nguyên nhân khởi đầu, động lực
của hành động (xem mục 4.2. Mối quan hệ giữa tư duy và hành động). Trong khi đó,
xúc cảm đủ độ (xem mục 5.2. Xúc cảm cá nhân trong chuỗi nhu cầu–hành động) và
thói quen tự nguyện (xem mục 5.3. Thói quen tự nguyện trong chuỗi nhu cầu–hành
động) mới thúc đẩy hành động một cách chắc chắn.
Tóm lại, tư duy cần có là sự kết hợp hài hòa của cả ba loại tư duy, phản
ánh tích cực thế giới bên trong và thế giới bên ngoài con người, điều
khiển được quá trình suy nghĩ và hành động giải quyết vấn đề (thuộc cả
thế giới bên trong và thế giới bên ngoài) với chi phí (hiểu theo nghĩa
rộng) ít nhất, tạo ra sự phát triển cá nhân và xã hội đầy đủ, ổn định và bền
vững trên thực tế.
 Có rất nhiều việc phải làm ở mức độ nhân loại và cá nhân các nhà nghiên

cứu để mỗi người đều có được tư duy cần có. Người viết liệt kê dưới đây một số
việc:
 Tăng cường nghiên cứu con người, đặc biệt, thế giới bên trong con người
nhằm phát hiện đầy đủ, cụ thể các quy luật tâm, sinh lý của bộ não con người.
Trong đó có các quy luật của tư duy và các quy luật về các mối quan hệ của tư duy
với các yếu tố khác như nhu cầu, xúc cảm, thói quen tự nguyện. Từ đây cần xây
dựng các phương pháp điều khiển, làm chủ thế giới bên trong con người.
 Tăng cường nghiên cứu các sáng tạo và đổi mới đã có nhằm phát hiện các
quy luật khách quan của sáng tạo và đổi mới, mà những quy luật đó chính là các
quy luật khách quan của sự phát triển

Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo

87

 Cần phát hiện thêm các khoa học về các quy luật của tư duy và các hình thức
của nó ngoài lôgích học hình thức, lôgích học biện chứng. Ví dụ, lôgích của lý thuyết
hệ thống, lý thuyết thông tin, điều khiển học có thể đóng góp xây dựng loại lôgích
khoa học tư duy (xem mục 3. Các nghiên cứu về tư duy).
 Để sáng tạo học và phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) có
phạm vi áp dụng rộng (dùng để giải quyết vấn đề bất kỳ, không phân biệt ngành
nghề chuyên môn, thế giới bên ngoài hay thế giới bên trong con người) cần tăng
cường nghiên cứu các khoa học mang tính khái quát cao và rút ra những cái cần
thiết giúp người suy nghĩ dễ dàng đi từ khái quát đến cụ thể và ngược lại. Các khoa
học liệt kê ở điểm trước cũng chính là những khoa học như vậy.
 Tăng cường nghiên cứu ngôn ngữ nhằm xây dựng các phương pháp sử dụng
ngôn ngữ thực hiện tốt chức năng của ngôn ngữ: thể hiện các ý nghĩ của người tư
duy và giao tiếp với những người khác.
 Dựa trên các nghiên cứu nói trên, xây dựng hệ thống các phương pháp
(phương pháp luận), một mặt, khắc phục các nhược điểm của phương pháp thử và
sai, mặt khác, khai thác và phát triển tối đa những tiềm năng của bộ óc nhằm giải
quyết vấn đề và ra quyết định đúng ngay từ đầu. Hệ thống các phương pháp vừa
nêu chính là phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) – tiếng Anh viết là
creativity and innovation methodologies.
 Cần xây dựng môi trường vi mô thuận lợi đối với sáng tạo của từng cá nhân.
 Xã hội ở mức vĩ mô phải có các biện pháp khuyến khích, kích thích, động
viên để có càng ngày, càng nhiều công dân tham gia sáng tạo.
 Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo thể hiện ở chỗ, sáng tạo học và PPLSTVĐM
phải được đưa vào các nhà trường. Một cách lý tưởng, các môn học này sẽ được
dạy liên tục từ mẫu giáo đến hai năm đầu đại học, mỗi năm học vài chục tiết, với các
trò chơi (đối với mẫu giáo), các giáo trình, kể cả các bài tập rèn luyện kỹ năng sử
dụng PPLSTVĐM, phù hợp với từng bậc học (đối với tiểu học trở lên). Hai năm cuối
trong trường đại học sẽ dành để sinh viên áp dụng PPLSTVĐM vào nghiên cứu
khoa học theo chuyên môn của mình. Các trường đại học và cao đẳng thành lập các
trung tâm về môn học để những người đang đi làm hoặc quan tâm đều có thể đến
học.
Đến một lúc nào đó (tất nhiên phải rất lâu dài và cần hết sức kiên trì), môn học
về sáng tạo “phủ sóng” lên hết người dân từ độ tuổi mẫu giáo trở lên. Đấy là những
người biết tư duy sáng tạo có phương pháp khoa học, tư duy sáng tạo một cách có

nguon tai.lieu . vn