Xem mẫu

C hương V

HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN
VÀ TẢN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG

I- HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN
1. Sự th àn h lập và m ục tiêu h oạt động
a) Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Hội
Những năm 1924 - 1928, chủ nghĩa tư bản ở trong thời
kỳ "ổn định tạm thời và cục bộ"; công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô đạt nhiều thành tựu, là chỗ dựa
quan trọng, giúp cho phong trào cách m ạng thê giới phát
triển thuận lợi.
ở Trung Quốc, sự hợp tác Quốc dân Đảng và Đảng
Cộng sản Trung Quốc (1923 - 1925) làm cho lực lượng cách
mạng ngày càng mỏ rộng. Những hoạt động của nhóm
Tâm tâm xã ở Quảng Châu và sự kiện "Tiếng bom Sa
Diện" (tháng 6-1924) gây tiếng vang lớn, thức tỉnh phong
trào yêu nước Việt Nam.
ơ Việt Nam, từ năm 1919 đến năm 1925 đã nổ ra 25
cuộc đấu tranh, bãi công quy mô lớn nhưng đểu th ấ t bại.
Giai cấp công nhân Việt Nam chưa thành lực lượng chính
trị độc lập; phong trào của họ đang ở thời kỳ tự phát.
114

Ngày 11-11-1924 từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc về Quảng
Châu, Trung Quốc. Khi còn ở nưốc Pháp, Người đã biết ở
Quảng Châu có một số "nhà quôc gia" và thanh niên yêu
nưốc Việt Nam hoạt động. Người muôn "trở về nước, đi vào
quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn
luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập"1.
Về Quảng Châu, ý định của Người là mở lớp huấn
luyện cho những thanh niên yêu nưốc Việt Nam về con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác Lênin; lập ra tổ chức cách mạng tiến tới thành lập chính
đảng vô sản ở Việt Nam; giúp Quốc tế Cộng sản nắm tình
hình phong trào nông dân Trung Quốc và phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước phương Đông.
Được ông Hồ Ngọc Lãm giới thiệu, Nguyễn Ái Quốc
lựa chọn một số thành viên tích cực trong nhóm Tâm tâm
xã lập ra Cộng sản đoàn (tháng 2-1925).
Trong báo cáo gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản
(ngày 19-2-1925), Nguyễn Ái Quốc viết: "Chúng tôi đã lập
một nhóm bí m ật gồm 9 hội viên, trong đó có: 2 người đả
được phái về nước. 3 người ở tiền tuyến (trong quân đội
của Tôn Dật Tiên). 1 người đang đi công cán quân sự (cho
Quốc dân Đảng). Trong sô hội viên đó, có 5 người đã là
đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản.
Chúng tôi còn có hai đoàn viên dự bị của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Lênin. Chúng tôi có tại Xiêm một trạm - cơ
sở (đểđưa đón người ra vào) khá vững"2.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.209.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.152.
115

Năm đảng viên dự bị trong báo cáo trên là Lé Hồng
Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Quàng Đạt. Lâm
Đức Thụ. Đầu năm 1925 bổ sung thêm Vương Thúc Oánh.
Trương Vân Lĩnh và Lưu Quốc Long. Nhóm này phát trien
suốt thòi gian Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo đến tháng
4-1927.

Để có tổ chức cách mạng rộng lớn hơn tại Quảng
Châu, với tư cách ủ y viên Ban Phương Đông, phụ trách
Cục Phương Nam của Quốc tê Cộng sản, tháng 6-1925,
Nguyễn Ái Quôc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên (gọi tắ t là Thanh niên). T ất cả thanh niên,
sau khi dự các lớp huấn luyện đều được kết nạp vào Hội.
b)
Mục tiêu hoạt động của Hội Việt N am Cách mạng
Thanh men
Tuvên ngôn của Đại hội toàn quốíc lần thứ n h ất Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên khẳng định: "Hội Việt
N am Cách mạng Thanh niên là đội tiền phong cách mạng
của dãn chúng Việt N am hết sức tổ chức dân chúng lại cho
thành một đội quân tranh đấu rất có lực lượng; hết sức hy
sinh đi trước đ ể đ ể lĩnh đạo dân chúng quyết liệt tranh
đấu với tụi bóc lột, đè nén, đ ể lấy lại quyền lợi, đ ể đoạt thủ
chính quyền''1.
Chính cương của Hội xác định:
"a) Dũng bạo lực đánh đổ quyền thống trị của đ ế quốc
chủ nghĩa Pháp và chế độ quan liêu.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập. Sdd.,
t.l, tr.98.
116

b) Lập ra chính quyền duy nhất của thợ thuyền, dân
cày và binh lính. Từ làng đến trung ương đều do quần
chúng dân cày, thợ thuyền và binh lính trực tiếp cử đại
biểu ra.
c) Giải tán hết quân đội của thống trị giai cấp, tổ chức
quân đội cách mệnh lấy trong thuần tuý công nông ra.
d) Bỏ hết pháp luật phong kiến và đ ế quốc chủ nghĩa.
Lập ra luật cách mệnh theo ý chí của quần chúng.
e) Tịch ký và đem về công tất cả ruộng đất của đồn
điền, nhà chung và quý tộc, vua chúa.
f) Tịch ký và đem về công tất cả ruộng đất của địa chủ
trên trăm (100) mẫu.
g) Đất ruộng tịch ký về phân phối cho dân cày cày cấy
chung.
h) Quyền ruộng đất về N hà nước, cấm chỉ mua, bán
ruộng đất.
i) Bỏ hết khê khoản nợ nần.
k) Thực hành chính sách đánh th u ếlu ỹ tiến thật nặng.
I) Tịch ký và đem về công các cơ quan giao thông
(đường sắt, xe điện, tàu thuỷ), tài chính (ngân hàng, kho
bạc), công nghiệp lớn (nhà máy, xưởng thợ, mỏ), cơ quan
thương mại và tuyên truyền của đ ế quốc chủ nghĩa.
m) Thực hành chế độ tám giờ cho thợ thuyền đàn ông
và sáu giờ cho thợ thuyền, đàn bà và trẻ con.
n) Định luật lao động cấm chỉ thuê đàn bà, trẻ con làm
công ban đêm và các chỗ độc địa.
o) Đinh lê và sắp đặt các việc bảo hiểm cho nhân dân.
p ) Đàn ông, đàn bà tuyệt đối binh đẳng, bình quyền về
các phương diện (pháp luật, tục lệ, v.v..).
117

q) Đánh đô tát cả các đ ế quốc chủ nghĩa xàm lán hoặc
muốn xâm lấn A n Nam. Vô điều kiện ủng hộ và liên hiệp
với những nước lao nông chuyên chính (Nga).
r) Vô điều kiện ủng hộ và giúp đỡ các cuộc dán tộc cách
mạng và vô sản cách mạng trong th ế giới.
s) Thừa nhận các dân tộc tự do, tự quyết (Cao Miên,
Lào).
t) Đánh đ ổ giáo dục của thống trị giai cấp, để xướng và
sắp đặt cách mệnh giáo dục. Giáo dục bắt buộc, tổn phí
N hà nước chịu phụ trách.
u) Cấm chỉ tôn giáo can dự vào giáo dục.
Đây là những sự yêu cầu đại cương và cần cấp cho sự
giải phóng của dân chúng A n N am về thời kỳ bây giờ. Nên
trong bước cách mệnh này Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên phải lấy những điều đó làm mục đích của
mình, hết sức lãnh đạo quần chúng phấn đấu mà thực
hành cho được''1.
Chính cương của Hội Việt Nam Cách m ạng Thanh
niên chỉ rõ trách nhiệm cốt yếu về chiến lược là làm cho
Hội th àn h chính đảng cách mạng, liên hệ m ật thiết vói
quần chúng; củng cô nội bộ làm cho trong hội đa sô là
công nông. Hội viên phải thâm nhập trong nhà máy, mỏ
than, vào thôn quê... gương m ẫu làm việc và tuyên
truyền, lãnh đạo quần chúng đấu tranh; vận động quần
chúng vào công hội, nông hội, hợp tác xã...

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd,
t.l, tr. 108-109.
118

nguon tai.lieu . vn