Xem mẫu

PHẦN III: PHÊ
PHÁN NHỮNG
LUẬN THUYẾT
PHẢN TỰ NHIÊN
LUẬN
19. NHỮNG MỤC ĐÍCH
THỰC TIỄN CỦA PHÊ
PHÁN NÀY
Liệu động cơ thực sự của nghiên cứu
khoa học chỉ là lòng mong muốn hiểu
biết, tức là một sự tò mò thuần túy lí

thuyết hoặc “vô bổ”, hay liệu ta nên hiểu
khoa học là một công cụ nhằm giải quyết
những bài toán thực tiễn nổi lên trong
cuộc đấu tranh sinh tồn, thì đó là một câu
hỏi chưa cần phải trả lời dứt khoát ở
đây. Ta sẽ buộc phải công nhận rằng
những kẻ bảo vệ cho thực trạng của
nghiên cứu “thuần túy” hay nghiên cứu
“cơ bản” xứng đáng nhận được mọi sự
ủng hộ trong cuộc đấu tranh của họ chống
lại thứ quan điểm hẹp hòi nhưng đáng
tiếc vẫn còn mang tính thời thượng cho
rằng chỉ có thể biện minh cho nghiên cứu
nếu chứng minh được đó là một sự đầu
tư chắc chắn (đây là một vấn đề không
mới, ngay như Plato đôi lúc cũng công
kích nghiên cứu “thuần túy”. Về những
ý kiến ủng hộ, xin xem T. H. Huxley,

Science and Culture (1882), trang 1920 và M. Polanyi, Economica, N. S., tập
VII (1941), các trang từ 428; tham
khảo thêm cuốn The Place of Science in
Modern Civilisation của Veblen, các
trang từ 7 trở đi). Nhưng ngay cả quan
điểm có phần nào cực đoan (mà cá nhân
tôi thiên về quan điểm ấy) cho rằng khoa
học có ý nghĩa hơn cả khi nó được xem
như một trong những cuộc phiêu lưu tinh
thần lớn nhất xưa nay của loài người,
cũng vẫn có thể kết hợp được với sự
thừa nhận tầm quan trọng của những vấn
đề thực tiễn và những phép trắc nghiệm
thực tiễn, cho dù là khoa học ứng dụng
hay khoa học thuần túy; bởi thực tiễn
luôn là vô giá đối với sự nghiên cứu
khoa học, vừa như roi thúc vừa như dây

cương. Người ta không cần phải tán
dương triết lí thực dụng mới hiểu rõ
được giá trị lời nói của Kant: “Đầu hàng
bất cứ sự đỏng đảnh nào của tính tò mò,
và để cho niềm đam mê tìm tòi của
chúng ta được tung hoành hết khả năng
mình có được, điều đó cho thấy một sự
đắm đuối vô độ của tâm trí, không có gì
không phù hợp với tinh thần thông kim
bác cổ. Nhưng âu chỉ có sự khôn ngoan
[wisdom - sagesse] mới có phẩm chất
xứng đáng để lựa chọn, giữa vô vàn vấn
đề tự chúng bộc lộ, những vấn đề mà giải
pháp của chúng có ý nghĩa đối với nhân
loại.” (Kant, Dreams of a Ghost Seer,
phần II, chương III, Werke, nhà xuất
bản E. Cassier, tập II, trang 385).
Rõ ràng là quan điểm trên có thể áp dụng

được cho khoa học sinh học và có lẽ cả
cho các bộ môn khoa học xã hội. Cuộc
cải tổ khoa học sinh học đã được Pasteur
tiến hành với sự kích thích của những
vấn đề hết sức thực tiễn, một phần nào
đó thuần túy mang tính công nghiệp và
nông nghiệp, và ngày nay, nghiên cứu xã
hội xem ra mang tính cấp thiết về mặt
thực tiễn có khi còn hơn cả những công
trình nghiên cứu về bệnh ung thư. Như
Giáo sư Hayek nói: “Chưa có khi nào
phép phân tích kinh tế lại là sản phẩm
của sự tò mò vô tư mang tính trí tuệ về
cái tại sao của hiện tượng xã hội cả, mà
là sản phẩm của một đòi hỏi cấp thiết
trong việc tái tạo một thế giới đang khiến
nảy sinh tình trạng bất mãn sâu sắc”
(Economica, tập XIII (1933), trang

nguon tai.lieu . vn