Xem mẫu

  1. VIỆN.KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM PHẠM XUÂN NAM Sự DA DẠNG VẴN HOÁ VÀ ĐÔI THOẠI eiỬA CẮC NÊN VẪN HOÁ m MÔT GÓC NHÌN TỪ VIÊT NAM NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI HÀ NÔI - 2008
  2. LỜ I NÓI ĐẦU !i i ị Từ (Ều những năm 90 của thê kỷ trưóc đến nay, dưới sự tác îôûg của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đạ, lực lượng sản xuất của loài ngưòi đã có bưốc phát triển nlảy vọt, tính chất xã hội hóa của nền sản xuất với cơ chế ứiị trưòng đã vượt xa ra khỏi biên giới các quốic gia riêng rí, Tà do đó đã làm cho toàn cầu hóa trỏ thành xu thế khôig thể đảo ngược, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế, rồi tt kinh tế mà dần dần lan tỏa ra các lĩnh vực khác. Toàr cầu hóa về kinh tế đã đưa lai nhiều thành tưu * quầh tiọng, nhưng đồng thòi cũng gây ra không ít hệ quả tiêu cực, Ihiến cho toàn cầu hóa được nhìn nhận như "một thanh fư«m hai lưõi", có cả tác động tốt và tác động xấu đỐì vối cá( quciíc gia có trình độ phát triển khác nhau. Riêng trên lĩnh vực văn hóa, các phương tiện truyền thông, Âêi lạc hiện đại, nhất là các "siêu lộ" thông tin với mạng latỉrnet, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi chưa từng có đ các dân tộc, các cộng đồng người ổ mọi chân tròi » góc biển ó thể nhanh chóng trao đổi vói nhau về ý tưỏng, kiến thứt, phát minh, sáng chế, dữ kiện..., qua đó góp phần mèrộng sự hiểu biết về các nền văn hóa của nhau. Nhưng nật khác, quá trình trên cũng làm nẩy sinh môì 5
  3. nguy cơ ghê góm về sự đồng nhất hóa các hệ thông giá trị, đe dọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo đa dạng của các nền văn hóa - nhân tô" cực kỳ quan trọng đốì vói sự phát triển lành mạnh và bền vững của từng dân tộc và của cả nhân loại. Nguy cơ nói trên lại càng tăng lên khi một sô" thế lực nào đó tự xem những giá trị văn hóa của dân tộc mình là "kiểu mẫu", là có tính "phổ quát", từ đó họ nảy sinh thái độ ngạo mạn và ý đồ áp đặt những giá trị ấy cho các dân tộc khác, cộng đồng khác bằng một chính sách có thể gọi là xâm lược văn hóa" vối nhiều thủ đoạn - cả trắng trỢn và tinh vi. Đặc biệt, sau sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mỹ và tiếp theo là các cuộc chiến tranh "chốhg chủ nghĩa khủng bô'" do Mỹ tiến hành ở Ápganixtan và Irắc, một số ngưòi ở các nước phương Tây đã lan truyền ý kiến cho rằng những sự kiện trên chứng tỏ "sự đụng độ của các nền văn minh" là không tránh khỏi (!?), như "luận thuyết" mà Samuel Huntington từng nêu lên từ năm 1993. Với lương tri và sự sáng suốt đã phát triển lên một tầm cao mói trong thời đại ngày nay, liệu nhân loại tiến bộ có để cho mình bị rơi vào cái bẫy của "luận thuyết" vừa nêu, và liệu tất cả các dân tộc vối những nền văn hóa hết sức đa dạng của mình có đành chịu khoanh tay chấp nhận sự áp đặt hệ giá trị của một mô hình văn hóa duy nhất? Nằm trong bối cảnh chung ấy của thế giới, nền văn hóa thốhg nhất trong đa dạng của hơn 50 dân tộc anh em cùng sốhg chung trên dải đất Việt Nam, được hình thành và phát triển qua lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ
  4. nước, cũng đang đứng trước cả những cơ hội lón và những thách thức lón. Cd hội là khả nàng xây dựng và phát triển thành công nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và mỏ rộng tiếp xúc, giao lưu, đối thoại vói các nền văn hóa khác trên thê giới, qua đó những giá trị ưu tú của văn hóa Việt Nam có dịp tỏa sáng ra bên ngoài, đồng thòi chúng ta lại có thế tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu đẹp thêm nền văn hóa dân tộc. Còn thách thức là nguy cơ đánh mất bản sắc, cốt cách riêng của mình, bị hòa tan vào một thứ "văn hóa thế giới đồng phục", bị tha hóa, biến chất và cuối cùng mất gốc về văn hóa. Vì vậy, vấn đề đặt ra đổì vối chúng ta hiện nay là cần kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm ngàn đòi của ông cha ta như thế nào, cũng như cần vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm hay của thế giói ra sao để có thể bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc, tránh cho nó khỏi bị xói mòn bỏi những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, và để cho tiềm năng sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam - vốh bắt rễ sâu từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc và có khả năng bừng nồ trong giao lưu quốc tế - ngày càng phát huy vai trò vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội, đồng thòi là bảo đảm tốt nhất cho hòa bình và phát triển bềìi vững của đất nưốc? Để giải quyết những vấn đề đặt ra trên đây, việc nghiên cứu để tài Sự đa dạng vản hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa ■Một góc nhìn từ Việt N am rõ ràng là vừa có ý nghĩa khoa học cd bản lâu dài vừa có tính thực tiễn cấp bách. Thật ra, sự đa dạng văn hóa và đốỉ thoại giữa các nền
  5. văn hóa (và văn minh) không phải là một đề tài hoàn toàn mói. Trong Thập kỷ th ế giới phát triển văn hóa (1988- 1997) và từ sau khi có Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII của Đảng (1998), đề tài này đã được một số tác giả - kể cả ngưòi viết công trình này - ít nhiêu đê cập đến ở khía cạnh này hay khía cạnh khác. Song, nếu clhúng tôi không nhầm, cho đến nay ở nưóc ta chưa có một cô>ng trình chuyên khảo nào phân tích có hệ thống về các vấn đề được đặt ra. Vì thế, việc đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và .ương đôl toàn diện về đề tài nói trên là rất cần thiiết. * Đề tài có mục tiêu: 1. Trên cđ sở làm rõ nội hàm của các khái niệm chủ chốt có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, cần }nhìn lại những hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa nội sinh gắn liền vối những cuộc tiếp xúc, giao lưu, đối thoại ngày cềàng rộng mở giữa văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa trfong khu vực và trên thế giói qua các thòi kỳ phát triển lớn của lịch sử dân tộc. 2. Phân tích những đặc trưng, những C hội v/à thách đ thức; dự báo chiều hưống phát triển của văn hóa V'iêt Nam đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hôi nhập quốc tế hiện nay, qua đó đề xuất phương châm, nguyên tắc và hệ quan điểm định hưóng cho việc thực hiện sự cam kết vớii tính đa dạng văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tăng cường tiếp xúc, giao lưu, đốì thoại giữa văn hóa Việt Nam vói các nền văn hóa khác trong thế giới đương đại. * Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương piháp tiếp cận của đ ề tài ỉà: 8
  6. 1. Vận dụng các quan điểm lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tương Hồ Chí Minh và các quan điểm đổi mối của Đảng ta, đồng thòi tham khảo, tiếp thu có lựa chọn những thành tựu lý luận của thê giói vê văn hóa và phát triển, về sự đa dạng văn hóa và đôi thoại giữa các nền văn hóa. 2. Phương pháp tiếp cận chủ yếu của đề tài là phương pháp tổng hỢp liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng kết hỢp các phương pháp lôgích với lịch sử - lịch sử với lôgích để vừa có thể đi sâu vào bản chất của đối tưỢng được nghiên cứu vừa dẫn ra những sự kiện tiêu biểu đã xảy ra trong quá khứ, đang diễn ra trong hiện tại và triển vọng biến chuyển của chúng trong tương lai nhằm tăng thêm tính sinh động và thuyết phục của nội dung trình bày. vể điểm này, chúng tôi tiếp thu ý kiến của nhà văn hóa học Nga nổi tiếng là Viện sĩ Dimitri s. Likhachov cho rằng; "Trong ba chiều của thòi gian, quan trọng nhất là hiện tại, hấp dẫn nhất là tương lai, phong phú nhất là quá khứ. Hiện tại liên tục trôi qua... Tương lai liên tục tiến gần, và chúng ta hướng tới nó. Nó thống trị. Còn quá khứ là kho tàng lốn nhất của văn hóa, vừa sức vói mỗi người, nhũng ai muốh làm giàu hiện tại của mình và bảo đảm cho tưđng lai"'. * Đ ể thực hiện được mục tiêu đ ề ra, chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau: 1. D. s. Likhachov: vẻ đẹp vĩnh cửu nằm trong sự khác biệt. Bải tiếng Việt do Trần Hậu dịch theo Nước Nga văn học, số 25 năm 2006 Xem báo Văn nghệ số ra ngày 15-7-2006.
  7. 1. Nhận thức vê sự đa dạng văn hóa và đôì thoại giữa các nền văn hóa. 2. Những hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc ở thòi đại Ván Lang - Au Lạc. 3. Kết hỢp đối thoại văn hóa vối nhiều hình thức đấu tranh khác trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. 4. Đốỉ thoại giữa nền văn hóa Đại Việt với một sô nền văn hóa trong khu vực và trên thê giối thời trung đại. 5. Tiếp xúc, giao lưu, đổi thoại ngày càng rộng mở giữa /ăn hóa Việt Nam vói nhiều nền văn hóa trên thế giói thòi cận - hiện đại. 6. Bài học lịch sử và vấn để đương đại của việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chủ động tham gia đốì thoại giữa các nền văn hóa trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Sáu nội dung nêu trên sẽ được trình bày trong sáu chương tưđng ứng của công trình mà bạn đọc đang có trên tay. Với sáu nội dung đó, chúng tôi lần lượt đi sâu phân tích nhiều khía cạnh có liên quan đến quá trình hoạt động sáng tạo văn hóa nội sinh gắn liền với quá trình tiếp xúc, giao lưu, đôl thoại văn hóa với bên ngoài mà cộng đồng các dân tộc anh em cùng sống chung trên đất nưóc ta đã thực hiện qua các giai đoạn lớn của lịch sử dân tộc. Trong đó, văn hóa của dân tộc Việt - thành phần dân tộc đa sô' - luôn là dòng văn hóa chủ lưu, có vai trò tổng hỢp, tích hợp nhũng giá trị văn hóa đặc sắc của tất cả các thành phần dân tộc anh em khác. 10
  8. Chúng tôi nhận thấy ở truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ là sự’ phan ánh dưới dạng huyên thoại hóa mối quan hệ khăng khít giữa hai yếu tô Lạc và Âu, giữa văn hóa đồng bằng ven biển và văn hóa núi trong cội nguồn xa xưa của văn hóa dân tộc. Chúng tôi giới thiệu truyền thuyết cẩ u chủa chm g vùa {Chín chúa tranh vua) của người Tày cô trong tổng thế hoạt động sáng tạo tư tưỏng của tố tiên ta ở thòi Văr Lang - Âu Lạc. Chúng tôi trình bày mối quan hệ họ hàng giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ Mường, Pọng, Ch^jJ^Katu... và quan hệ tiếp xúc từ lâu đòi giữa tiếng Việt với :iếng Thái - Kadai... Chúng tôi cũng cô gắng phác họa đôi nét vê lịch sử-văn hóa Champa và Phù Nam, là hai dòng văn hóa phát triển khá rực rõ ở thòi cổ - trung đại trên địa bàn miền Trung và miền Nsm nưốc ta ngày nay, trước khi chúng hội nhập với nền văn hóa Đại Việt. Tuy nhiên, do thời gian, 1ư liệu và sự hiểu biết có hạn, chúng tôi chưa thể phân tí( h đầy đủ về hai d)ng văn hóa đó. Để làm được việc này cầ n phải có nỉiững cmg trình chuyên khảo riêng. Khi ìghiên cứu những nội dung có liên quan đến chủ đề troĩiị từng thòi kỳ lớn của lịch sử dân tộc, (‘húng tôi . củng ch tập trung vào những lĩnh vực quan trọng nhất, chứ khôig thể đề cập đến tất cả các lĩnh vực cấu thành văn hóa theo nghĩa rộng. Mặc lầu đã giới hạn phạm vi nghiên cứu cúa để tài như vậy, sorg nếu nhìn tông quát thì các lĩnh vực thuộc chủ đê mà chúig tôi lần lượt có dịp để cập đến ỏ các chương khác nhau cùig khá đa dạng như: ngôn ngữ, chữ viết, tií tương, đạo đức pháp luật, ván học, nghệ thuật, tôn giáo và một số mặt huộc lĩnh vực văn hóa vật chất. • • • • 11
  9. Đặc biệt, theo tư tưỏng Hồ Chí Minh và các lý thuyết phát triển hiện đại, văn hóa có quan hệ rất mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, cho nên chúng tôi đã dành sự quan tâm thỏa đáng đê làm rõ vai trò của đôi thoại văn hóa trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nưổc, giải quyết hòa bình các cuộc chiến tranh, thiết lập, tái lập và củng cố quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước khác trên thê giới. Để thực hiện được những nội dung nghiên cứu nêu trên, bên cạnh việc khai thác những công trình lón của lịch sử dân tộc do ông cha ta để lại, chúng tôi có điều kiện học hỏi, tiếp thu nhiều thành tựu mà các nhà khảo cổ học, cổ nhân học, sử học, ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa học... cả trong và ngoài nước đã đạt được trong những thập niên qua. Nhưng chúng tôi không đi sâu vào khối lượng tài liệu đồ sộ của từng khoa học chuyên ngành mà chỉ chủ yếu sử dụng những dữ kiện quan trọng nhất có liên quan mật thiết đến đề tài Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa - Một góc nhìn từ Việt Nam. Trong quá trình triển khai đê tài của mình, chúng tôi đã nhận đưcíc sự giúp đõ quý báu của nhiều bạn đồng nghiệp thân thiết như: GS. Vũ Khiêu, GS. Phan Huy Lê, GS.TS. Hoàng Chí Bảo, PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn, GS.TSKH. Lý Toàn Thắng, GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng, PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh, PGS.TS. Hà Văn Phùng, PGS.TS. Lại Văn Hùng, PGS.TS. Vương Toàn PGS.TS. Nguyễn Đức Tồn... Đó là những người không chỉ cổ vũ, khuyến khích, mà còn gửi cho chúng tôi một số bài viết; tặng hoặc cho mượn những sách chuyên khảo quý hiếm; đọc và góp ý 12
  10. kiến với tác giả vê những mục, những chương nhiều ít có liên quan đến vấn đề mà bản thân họ là chuyên gia. Nhân dịp kết quả nghiên cứu của đê tài được xuất bản thành sách, từ đáy lòng mình, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, các chị, các bạn đồng nghiệp kể trên. Chúng tôi đặc biệt cảm đn PGS.TS. Trần Đức Cường - Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, GS.TS. Trần Văn Bính, PGS.TS. Nguyễn Văn Truy, GS.TS. Ngô Đức Thịnh, PGS.TS. Trường Lưu - những thành viên trong Hội đồng nghiệm thu, bên cạnh việc nhất trí đánh giá cao những ưu điểm, đã góp thêm nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi sửa chữa, bổ sung và náng cao chất lượng của công trình này. Tuy nhiên, Sự đ a dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa - Một góc nhìn từ Việt Nam là một đề tài vừa phong phú vừa phức tạp. Vì vậy, công trình khó tránh khỏi những nhược điểm và thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến phê bình xây dựng của bạn đọc. Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2007 13
  11. C hương I NHẬN THỨC V Ể S ự ĐA DẠNG VÀN HÓA VÀ Đ Ố I TH OẠ I GIỮA CÁC NỂN v ă n h ó a Để có thể đi tới nhận thức đúng về sự đa dạng ván hóa và đốì thoại giữa các nên văn hóa - chủ đề nghiên cứu của công trình này, chúng tôi thấy cần trưóc hết trình bày rõ quan niệm của mình về một sô" khái niệm cd bản có liên quan: I. VÂN HÓA Văn hóa là một khái niệm đa tầng, đa nghĩa vói ngoại diên rất rộng và nội hàm rất phong phú. Phải chăng vì thế mà hai nhà nhân học Mỹ là A.L. Kroeber và A.c. Kluckholn, trong IM nói đầu cuốn Văn hóa: điểm lại có phê phán các khái niệm và định nghĩa, đã mượn lòi ông Lowell - một học giả khác - để thổ lộ rằng: “Chúng tôi được ủy nhiệm nói về văn hóa, nhưng ò trên đồi này không có gì phiêu diêu, mông lung hơn là danh từ văn hóa. Ngưòi ta không thể phân tích văn hóa vì thành phần của nó vô cùng tận... Người ta không thể mô tả văn hóa vì nó muôn niặt. Muôn cô đọng văn hóa thành lời lẽ thì cũng giốhg 15
  12. như tay không bắt không khí: ta sẽ thấy không khí ở khắp nđi mà riêng trong tay chẳng nắm được gì'. Có lẽ đây chỉ là một cách nói ngoa dụ mang chút hơi hướng “bất khả tri” để nhấn mạnh sự khó khăn của việc làm rõ nội hàm của khái niệm văn hóa. Còn trên thực tế, những ai nghiên cứu văn hóa đểu hoặc là dựa vào một định nghĩa đã có, hoặc là cô' gắng đưa ra định nghĩa của chính mình về khái niệm này. Dĩ nhiên đó không phải là những định nghĩa không tranh cãi được như nhiều định nghĩa trong khoa học tự nhiên. Trái lại, mỗi định nghĩa thưòng chỉ là kết quả của một cách tiếp cận, qua đó nhà nghiên cứu xây dựng cho mình một công cụ nhận thức, một quan niệm làm việc, bảo đảm cho tính nhất quán của những vấn đề văn hóa sẽ được để cập đến. Vì thế mà mặc dù có LM nói đầu vói nội dung kể trên, nhưng trong công trình của mình công t ó năm 1952, A.L. Kroeber và A.C. Kluckholn vẫn thống kê và phân tích 164 định nghĩa về văn hóa. Từ đó, những định nghĩa vê văn hóa không ngừng tăng lên. Cho đến nay, thật khó có ai đưa ra được con sô' chính xác. Dưới đây, chỉ xin dẫn ra một sô' định nghĩa tiêu biểu: Năm 1871, nhà nhân học Anh Edward B. Tylor đã định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất về dân tộc học của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm tri thức, tín ngưdng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong 1. A,L. Kroeber and A .c. Kluckholn: Culture - a critical review of concepts and definitions. New York 1952. Dan theo Toan Ánh: Van hóa Việt Nam những nét đại cương. Nxb Ván học, Hà Nội 2000, tr. 9 16
  13. tực vi những khả năng, những tập quán mà con ngưồi có đưỢc v i tư cách là thành viên xã hội”'. Nói chung, các nhà ^ớ nghiói cứu đều xem đây là định nghĩa khoa học đầu tiên về khái niệm văn hóa, mặc dù danh từ văn hóa —cultura đã xuất hiện khá sốm trong đòi sống ngôn ngữ ở cả phương Đông và phưđng Tây. ở phương Đông, Mạnh Tử - ngưòi kế thừa và phát triển xuất sắc học thuyết Nho gia do Khổng Tử đề xưổng - đã nói: “Thánh nhân dùng văn hóa của Hoa Hạ để thay đổi phong tục của ngưòi Di, người Địch, chứ chưa ai nói người Hoa Hạ bị ngưòi Di, người Địch giáo hóa lại” {Mạnh Tử - Đằng Văn Công chương cú thượngý. Trong khi đó ỏ phương Tây, Cicéron —nhà hùng biện thòi cổ La Mã - cũng từng có cầu; “Triết học là văn hóa (sự vun trồng) tinh thần” Mì rộng nghĩa bóng của từ văn hóa vốn đã được dùng ỏ thời La Mã cổ đại, nhà văn hóa học Pháp Abraham Moles cho lằng: “Văn hóa - đó là chiều cạnh trí tuệ của môi trưòrg nhân tạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đòi sốhg xã hội của mình”'*. 1. E.B. Tylor: Primitive culture. London 1871. Dẫn theo c.p . Kottal; Cultural anthropology. New York 1979, p.4. Nguyễn Tấn Đắc d ịc h VI g ió i t h i ệ u . 2. Vứ thư do Trần Trọng Sâm, Kiểu Bách Vũ Thuận biên dịch. Nxb Quân iội nhân dân, Hà Nội 2003, tr. 634 3. Dân theo Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên): Xây dvCng và phát triển nền vcn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dăn tộc. Nxb Chính trị quốc ga, Hà Nội 2001, tr. 13 4. \braham Moles: Sociodynamique de la culture. Paris 1967. Bản dịch tếng Nga, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1973, tr. 83 17
  14. Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Trung Quôc Đàm Gia Kiện lại quan niệm: “Ngoại diên của vàn hóa có rộng, có hẹp..., song trong đó các mặt chủ yếu không ngoài chê độ điển chương (ván trị), tập tục xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, khoa học kỹ thuật”'. Vối cách suy nghĩ và trình bày độc đáo của một nhà văn hóa lốn, Jawaharlaỉ Nehru, Thủ tướng đầu tiên của nưốc Cộng hòa Ân Độ, lại tập trung làm nổi bật lên bản chất nhân tính nằm ở tầng sâu ngữ nghĩa của từ văn hóa. ông đặt ra các câu hỏi và tự trả lòi: “Văn hóa - đó có phải là sự phát triển nội tại của con ngưòi hay không? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với ngưòi khác không? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng làm cho ngưòi khác hiểu mình không? Tôi cho là như vậy”^. ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng có những nhận thức khác nhau về khái niệm văn hóa. ♦ Trong công trình Việt N am văn hóa sử cương, xuất bản lần đầu tiên năm 1938, học giả Đào Duy Anh quan niệm: “Văn hóa là cách sinh hoạt của ngưòi”^. Vì thế, theo ông, nghiên cứu xem sự sinh hoạt về các phương diện kinh tế, xã hội, trí thức của một dân tộc xưa nay biến chuyển thế nào là nghiên cứu lịch sử văn hóa của dân tộc ấy. Nhà văn hóa học Vũ Khiêu thì cho rằng: “Văn hóa thể 1. Đàm Gia Kiện: Lịch sử văn hóa Trung Quốc, do Trưđng Chính, Nguyễn Thạch Giang dịch. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1993, tr. 818 2. The Time ofIndia, sô' ra ngày 9-4-1950. 3. Đào Duy Anh: Việt Nam văn hóa sử cương. Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2000, tr. 10-11 18
  15. hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã hội... Văn lóa là trạng thái con nguòi ngày càng tách khỏi giói động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con người.”' Cíng theo dòng mạch suy nghĩ này, Nguyễn Hồng Phorg đã định nghĩa: “Văn hóa là cái do con ngưòi sáng tạo ri, là nhân hóa”^. Víi cách tiếp cận riêng của mình, Phan Ngọc lại quan niệm “Ván hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giói thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc ngưòi này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tưỢng. Điều biểu liện rõ nhất chứng tỏ môi quan hệ này, đó là văn hóa dưới lình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc ngưòi, khác các kiểu lựa chọncủa các cá nhân hay các tộc ngưòi khác”^. c« thể nói, mỗi định nghĩa kể trên đều góp phần làm rõ khía 3ạnh này hay khía cạnh khác của khái niệm ván hóa, song không phải định nghĩa nào cũng được chấp nhận một cách rộng rãi. v
  16. mình, Hội nghị thê giói ve chinh sách văn hóa UNESCO tháng 8-1982 đã thông qua Tuyèn b ố chung, trong đó nêu rõ: “Theo nghĩa rộng nhất của nó, ngày nay văn hóa có thề được xem là toàn bộ phức thể những nét nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ gồm nghệ thuật, văn học mà còn cả lối sống, các quyền cđ bản của con người, các hệ thông giá trị, truyền thống và tín ngưỡng”'. Tinh thần cđ bản của định nghĩa này, về sau được Tuyên b ố toàn cầu của UNESCO về đa dạng văn hóa, do Đại hội đồng UNESCO lần thứ 31 (11-2001) thông qua, khẳng định lại và có điều chỉnh, bổ sung một vài điem như sau: “Văn hóa nên được xem là một tập hỢp (the set) các đăc điểm nổi bât về tinh thần, vât chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và ngoài văn học và nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sông, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưdng^^. Rõ ràng, sự đa dạng của các định nghĩa về văn hóa bắt nguồn từ sự đa dạng trong cách tiếp cận, và do đó dẫn đến những cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Dominique Wolton đã nêu ra ba cách hiểu khái niệm văn hóa trong một 8ố ngôn ngữ chính của phương Tây: i) Văn hóa thêO nghĩa cổ của tiếng Pháp chỉ sự sáng tạo, chỉ các tác phẩm; 1. UNESCO: Intergovernmental Conference on Cultural Policies for Development. Stokholm, Sweden, 30 March - 2 April 1998. 2. UNESCO Universal Declaration on Cultural Diversity, 2 November 2001. Bản dịch của ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam. 9.0
  17. ii) Văi hóa trong tiếng Đức gần vói vàn minh, bao hàm các giá trị các biểu tượng và di sản được công nhận và chia sẻ trong uột cộng đồng người nhất định; iii) Trong tiếng Anh, văn hia mang tính nhân học hơn và bao gồm cả lối sống, phong cách, cách cư xử thường ngày, hình ảnh và những điểu tiần b r '. ỏ ’^iệt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: Khái niệm văn hóa cc thể quy về hai cách hiểu chính - theo nghĩa hẹp và nghla rộng. Còn về cách định nghĩa, thì có định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng. Trong loại định nghía nêu đặc trưng, lại phân biệt ba khuynh hưống: i) Khuyih hướng coi văn hóa là những kết quả (sản phẩm) nhất ụnh; ii) Khuynh hưóng xem văn hóa như những quá trình;iii) Khuynh hưóng xem văn hóa như những quan hệ, nhữní cấu trúc^. NHn chung, mỗi cách tiếp cận, cách hiểu, cách định nghía kể trên về khái niệm văn hóa đều có hạt nhân hđp lý. Tạ cuộc Hội thảo quốc gia Phương p h áp luận về vai trò của vin hóa trong p h át triển (tháng 11-1992), chúng tôi đã thử ntu cách tiếp cận khái niệm văn hóa từ hệ thống cấu trúc cia nó. Theo cách tiếp cận ấy, chving tôi cho rằng; Yếu tô^ hàig đầu của văn hóa là sự hiểu biết, bao gồm tri thức, kinh Ighiệm và sự khôn ngoan, tích lũy được trong quá trình lỌ tập, lao động sản xuất và đấu tranh để duy trì và C 1. íominique Wolton: Penser la communication. Paris 1997. 2. lem Trần Ngọc Thêm: Khái luận về văn hóa. In trong cuôn Phác tiảo chân dung văn hóa Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 20í0, tr. 17-19 21
  18. phát triển cuộc sốhg của mỗi cộng đồng dân tộc và các thành viên trong cộng đồng ấy. Nhưng chỉ riêng sự hiểu biết không thôi chưa làm nên văn hóa. Sự hiểu biết chỉ trở thành văn hóa khi nó làm nền và định hướng cho thê ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lổì sống, thị hiếu, thẩm mỹ, hành vi...) của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng vưđn tài cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ vối tự nhiên, vói xã hội, với ngưòi khác và với chính bản thân'. Tán thành hưóng suy nghĩ nêu trên, Hoàng Chí Bảo cùng chúng tôi tiếp tục đi sâu phân tích làm rõ hơn cách tiếp cận hệ thống cấu trúc vể bản chất của văn hóa từ nhiều chiều cạnh, nhiều lóp quan hệ khác nhau: Thứ nhất, xét theo con đường và phương thức hình thành, văn hóa là hoạt động sinh sống có ý thức của con người. “Hoạt động sinh sống có ý thức của con ngưòi”^, như c. Mác nói, là cái riêng có ồ con người, phân biệt con ngưòi vói con vật, đòi sổhg con người vói đòi sông con vật. Hoạt động đó diễn ra vói sự hình thành một cách song trùng các mối quan hệ của con ngưồi vói giói tự nhiên và quan hệ giữa con ngưồi vổi con người trong xã hội. Con vật, loài vật không có bất cứ hoạt động mối quan hệ nào vối ý nghĩa là hoạt động và quan hệ có ý thức. Con vật chỉ hoạt động, chỉ quan hệ theo nhu cầu thể xác 1. Xem Phạm Xuân Nam: Văn hóa vì phát triển. Nxb ('hình trị quốc gia, Hà Nội 1998, tr. 22-23 2. c. Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, tập 42. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 136 22
  19. trực tiếp của nó, tức hoạt động và quan hệ theo bản năng sinh vật. Dù sự khéo léo của bầy ong trong việc xây dựng những ngăn tổ bằng sáp có thể làm cho một sô nhà kiến trúc phải hổ thẹn, nhưng ngay từ đầu, điều phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất vói con ong giỏi nhất là ở chỗ trước khi xây dựng những căn nhà trong thực tế, nhà kiến trúc đã hình dung việc xây dựng chúng ỏ trong đầu óc của mình rồi. Đó là một nhận xét rất tiêu biểu của c. Mác về hoạt động có ý thức của con ngưòi'. Hơn nữa, con người không chỉ lấy cái sẵn có trong tự nhiên mà còn biến đổi nó, làm thêm cho tự nhiên những cái mà tự nhiên không có. Sự biến đổi giới tự nhiên, “tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể”^, được xem như giới tự nhiên thứ hai - xã hội và lịch sử, đó là nhò con ngưòi có ý thức, dùng ý thức chi phối bản năng, dùng lao động mà cải biến tự nhiên, tạo ra sản phẩm “theo quy luật của cái đẹp”^, đồng thòi cải biến chính bản thân mình. c. Mác nói rằng: Bằng lao động tự do, “con ngưòi nhân đôi mình không chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà còn nhân đôi mình một cách hiện thực, một cách tích cực và con ngưòi ngắm nhìn bản thân mình trong thê giói do mình sáng tạo ra”^. Như vậy, chỉ những hoạt động nào là tích cực, hướng tới sự nảy nở và phát triển, có ích cho cuộc sống của con 1. Xem c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, tập 23. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993, tr. 266 2. c. Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, tập 42. Sđd, tr. 136 3. Như trên, tr. 137 4. Như trên, tr. 137 23
nguon tai.lieu . vn