Xem mẫu

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Tham gia vào một công trình nghiên cứu, chúng ta thường bị "vấp" ngay từ những bước đầu tiên; Tuỳ theo trình độ và năng lực nghiên cứu độc lập ở mỗi người, mức độ vấp váp có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng ta thường gặp những vấn đề có tính chất PPL sau đây: 1. Sự lựa chọn vấn đề nghiên cứu. 1.1 Trong khoa học giáo dục (cũng như trong các hoạt động nghiên cứu ở các lĩnh vực khoa học khác) việc nghiên cứu thường bắt đầu từ việc lựa chọn vấn đề (trong quá trình nghiên cứu sẽ chính xác hoá, thành những đề tài chặt chẽ) và việc giải quyết trọn vẹn một vấn đề nào đó thường làm xuất hiện một cái gì đó mới mẻ (về nội dung, về phương pháp...) thường là chưa có, chưa xuất hiện trong khoa học. Rõ ràng là kết quả của việc nghiên cứu thường bắt đầu và phần lớn phụ thuộc vào cách đặt vấn đề và cách lập luận chính xác về các vấn đề được nghiên cứu. Tất nhiên là trong nền khoa học hiện đại, không phải nhà nghiên cứu nào cũng có thể phát hiện, sáng tạo ra cái mới bởi vì điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ tư duy khoa học, năng lực phân tích tổng hợp, điều kiện thiết bị kỹ thuật nghiên cứu . . . Thường thì số nhà khoa học chuyên nghiên cứu về lý luận cơ bản thường chiếm tỷ lệ thấp so với những người làm công tác nghiên cứu ứng dụng. Tuy vậy, trong thực tế, ở mỗi anh Vực nghiên cứu đều có `những khía cạnh, những yêu cầu sáng tạo rất khác nhau. Chính D.Z.Béc nan cũng đã nhận xét rằng trong chiến lược nghiên cứu việc tìm ra vấn đề có tính liên tục trong công trình nghiên cứu là việc làm khó hơn so với việc giải quyết vấn đề. Sở dĩ có tình trạng ấy vì công việc thứ nhất tuy đòi hỏi cao ở nhà nghiên cứu nhưng ở trường hợp thứ nhất thường chỉ đòi hỏi trình độ uyên bác, tổng hợp, khái quát hoá về kiến thức để tìm tòi, xác lập vấn đề, còn ở trình độ thứ hai, chủ yếu lại đòi hỏi trình độ tổ chức, kỹ năng vận dụng kiến thức và trên thực tế nếu có kinh nghiệm là có thể thực hiện được (tất nhiên tuỳ trình độ nghiên cứu mà chất lượng có thể cao thấp khác nhau). 1.2. Ở mức độ PPL nghiên cứu thì cái gọi là "vấn đề" đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn và tiến hành nghiên cứu chính là một dạng biểu hiện trong các quá trình nghiên cứu cũng như trong quá trình giáo dục. Khoa học không thể nào phát triển được nếu không có sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện những yếu tố mới và loại bỏ dần những yếu tố cũ kỹ lỗi thời, ít triển vọng mà tất cả những cái đó đều bắt đầu từ việc chọn đúng vấn đề, hướng phát triển hợp quy luật của khoa học. Đặc biệt là trong khoa học xã hội, nếu ta lựa chọn vấn đề để nghiên cứu mà vấn đề đó không hề liên quan gì đến thực tiễn xã hội, đến đời sống con người - mà như vậy thì cũng chẳng liên quan gì đến ai, đến lĩnh vực lý luận cụ thể nào... thì ngay từ lúc định hướng và lựa chọn đã bao hàm nguy cơ thất bại của công trình nghiên cứu. Ví như trong thực tế nghiên cứu về giáo dục ở nước ta tại thời điểm hiện nay, trong khi cả thế giới đều đã thực hiện đa dạng giáo dục và xã hội hoá giáo dục một cách rộng rãi, sâu sắc mà chúng ta lại chỉ bó hẹp việc nghiên cứu trong hệ thống giáo dục chính quy, cổ điển thì chắc chắn là kết quả nghiên cứu sẽ đơn điệu, máy móc, khó lòng được xã hội hưởng ứng. Việc xác định đúng đắn các dạng mâu thuẫn trong các vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ, trong cấu tạo lôgíc của các vấn đề xuất hiện trong hệ thống sự kiện hàng ngay, bản thân chúng đã chứa đựng các mâu thuẫn nội tại; Vấn đề sẽ xuất hiện như là sự chuyển biến từ cái cũ sang cái mới trong phạm vi nhận thức khoa học, khi cái lỗi thời đã bị thay thế, bị đẩy lùi, nhường chỗ cho cái mới xuất hiện và phát triển đẩy triển vọng. Việc giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong các vấn đề nghiên cứu sẽ thúc đẩy sự ra đời của các thành tựu khoa học mới, thúc đẩy nền khoa học tiến tới. Ví dụ: Việc nghiên cứu về vấn đề giáo dục liên tục (Contiming education) sẽ phát hiện ra các con đường và cách thức để nâng cao dân trí ở mức độ cao trong khi khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển và nhất là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, ở nhiều nước (như nước ta chẳng hạn) chỉ có thể phổ cập giáo dục Ở trình độ rất thấp (mâu thuẫn với yêu cầu liên tục phải nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng các yêu cầu của xã hội và thích nghi với cách mạng khoa học và công nghệ). Vấn đề xác định các mâu thuẫn và giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn sẽ tạo nên động lực thúc đẩy sự chuyển biến trong hoạt động khoa học cũng như trong hoạt động thực tiễn. Sự phát triển ngày càng cao của nhận thức khoa học được thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu, giải quyết các mâu thuẫn, khắc phục sự thiếu phù hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ tạo ra những trình độ phát triển mới, hình thành những hệ thống lý luận mới. Trong lịch sử phát triển của các ngành khoa học luôn luôn có sự đấu tranh giữa các khuynh hướng đối lập, một bên là xu thế phát triển, tiến bộ với ý đồ thay đổi hệ thống, quan điểm cũ dựa trên những giả thuyết táo bạo, mới mẻ và một bên là khuynh hướng bảo thủ luôn luôn muốn duy trì, bảo vệ những lý thuyết cũ kỹ, lạc hậu mang tính chất lỗi thời. Sự giải quyết đúng đắn các vấn đề khoa học trong các trường hợp này sẽ góp phần nâng trình độ nhận thức khoa học lên mức độ sâu sắc thêm, phong phú thêm và cuối cùng chúng thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Nhưng cần lưu ý rằng sự phát triển trong khoa học cũng như trong đời sống luôn luôn mang tính chất kế thừa và tính phát triển. Vi nhe, một nhà khoa học đã nhận xét rằng: Có một thực tế khá rõ trong nghiên cứu khoa học là 95% các công trình nghiên cứu có tính độc đáo, mới mẻ chỉ do 5% tổng số các nhà khoa học chuyên nghiệp thực hiện. Nhưng ông lại vạch ra rằng: Dù thực tế là như vậy thì khoa học cũng không thể hoàn thành được chứa năng của nó nếu 95% các nhà khoa học nghiệp dư còn lại không đóng góp phần minh vào quá trình nghiên cứu các công trình nghiên cứu kể trên. Trong khoa học giáo dục cũng có tình trạng tương tự. Các phát hiện trên tòi trong khoa học giáo dục đều hướng vào việc hình thành cái mới, tìm ra cách giải quyết đúng đắn và có hiệu quả cao trong các quá trình giảng dạy và giáo dục. Nhưng ở inh vực này mối quan hệ giữa những yếu tố đã biết và những cái đã được nghiên cứu, mới được tìm ra thể hiện khá đa dạng, phức hợp. Vì rằng trong KHGD và trong KHXH nói chung, cái mới có thể phủ định một khía cạnh, một mặt nào đó trong cái cũ, cái đã biết, nhưng ở nhiều mặt khác nó vẫn phải kế thừa, kết hợp cái cũ trong quá t ình cải tạo, đổi mới những cái cũ. Nhìn nhận vấn đề ở góc độ PPL, điều nói trên có nghĩa là cái mới luôn luôn kế thừa và phát triển những khía cạnh, những yếu tố hợp lý trong cái"cữ`, từ đó mà phát triển cao hơn, sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn, đạt tới trình độ chất lượng cao hơ. Cái mới trong khoa học xét cho cùng không bao giờ lại tự xuất hiện một cách "hư vô, rồi trở thành chân lý khoa học-đó là điều có ý nghĩa nguyên tắc về PPLKH. 1.3 . Xem xét và xác nhận tính có thực của vấn đề . Có người vừa tiếp cận một vấn đề gì đó, cảm thấy hứng thú, từ đó nghĩ rằng đó chính là vấn đề mà mình cần định hướng nghiên cứu. Tất nhiên hoạt động nghiên cứu cần có hứng thú say sưa. Nhưng tiền đề của mọi vấn đồ mà chúng ta định hướng, lựa chọn để xây dựng thành vấn đề để nghiên cứu trước hết phải là cái có thực, tồn tại khách quan trong tình hình giáo dục, đang có những mâu thuẫn, đòi hỏi phải giải quyết bằng phương pháp khoa học. Đương nhiên là những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu trên đây đều là quan trọng, không riêng gì vấn đề "lựa chọn" này. Nhưng muốn lựa lựa chọn vấn đề một cách khoa học, xác đáng thì vấn đề nổi lên hàng đầu vẫn là: Vấn đề ấy có thực là đang tồn tại, đang vận động và phát triển trong hiện thực khách quan hay không? Ví dụ: ở nước ta hiện nay nếu muốn tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, giải quyết các mâu thuẫn đang cản trở sự phát triển bình thường của giáo dục, phải chăng chúng ta cần thực hiện chính sách xã hội hoá mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Phải thoát ra khỏi nếp nghĩ: giáo dục chỉ là công việc của nhà nước, nếu làm trái thì mục tiêu, chất lượng giáo dục sẽ bị suy giảm. Giáo dục thời cách mạng khoa học và CN phải là việc chung của toàn xã hội, xã hội và cộng đồng có trách nhiệm và có quyền hạn về giáo dục v.v... Phải chăng đây là một trong những con đường, những cách thức để gỡ thế bí, tìm lối thoái cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Đây là vấn đề nóng hổi, vấn đề tồn tại và đang làm ray rút tâm trí những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Nhưng nếu chấp nhận cách làm này thì cũng phải thay đổi cơ chế quản lý điều hành, phải thay đổi ít nhiều cách xác định mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo v.v... Ai dám trả lời có cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề này, làm cơ sở cho các quyết sách của Đảng và Nhà nước? Tất nhiên toàn bộ cán bộ ngành giáo dục phải trả lời nhưng đi tiên phong trong công việc tất nhiên là các nhà khoa học giáo dục và quản lý giáo dục các cấp. Thoạt nhìn, vấn đề được đặt ra có vẻ giản đơn nhưng lại là vấn đề đầu tiên, hắc búa mà nhà nghiên cứu nào cũng gặp phải khi bắt tay vào việc. Theo lôgíc của quá trình nghiên cứu, có thể xác định "vấn đề" theo trình tự gợi ý sau đây: Sự nghiên cứu định hướng, phát hiện và xác nhận của nhà nghiên cứu về cái chưa biết, trong thực tiễn đời sống có thật là cái chưa hề được biết hay không? Giả thuyết của nhà nghiên cứu trong phạm vi cái "chưa biết ` này có chứa đựng tồn tại "cái gì đó" mang tính quy luật hay không, nếu có thì quy luật ấy có thật là chưa hề được phát hiện nghiên cứu hay không? Nhận thức của nhà nghiên cứu về chính các vấn đề nghiên cứu có thật là đã xuất phát từ thực tiễn, có trở thành nhu cầu mang tính cấp thiết của inh Vực khoa học nào đó hay không? Những điều nêu trên vừa là tiêu chuẩn quyết định nội dung của vấn đề nghiên cứu và cũng là tiêu chuẩn quy định tính chân thực của kết quả nghiên cứu. Những người làm công tác nghiên cứu có kinh nghiệm đều biết rằng việc vận dụng các tiêu chuẩn đó để xem xét chất lượng của công trình nghiên cứu. Đây là việc không dễ dàng vì xét cho cùng chính thực tiễn mới là yếu tố quyết định cuối cùng. Chính từ thực tiễn vấn đề nghiên cứu được lựa chọn và cũng chính từ đó mà kết quả nghiên cứu được kiểm tra, đánh giá đúng đắn. Điều cũng cần được chú ý thêm là: quá trình giáo dục bao giờ cũng mang tính chất tổng thể, toàn vẹn. Do vậy việc tách biệt từ các mối quan hệ phức hợp ấy các đề tài nghiên cứu là điều không dễ dàng, phải được tiến hành bằng các phương pháp thích hợp, chuẩn xác và khi cần phải biết cách trừu tượng hoá các yếu tố thứ yếu, ít liên quan. việc xác định tính toàn vẹn và những mối liên quan có tính chất hữu cơ trong quá trình giáo dục đòi hỏi phải có trình độ tư duy lý luận sâu sắc, biết diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ khoa học thích hợp. 1.4 Xem xét mối tương quan giữa tính lịch sử và tính tô lực của vấn đề nghiên cứu: Mỗi vấn đề nghiên cứu, trong thực tế, bản thân nó đã chưa đựng rất nhiều yếu tố khác nhau, luôn luôn diễn biến, tiên triển trong suất quá trình nghiên cứu. V vậy cách đặt, lựa chọn vấn đề để nghiên cứu cũng như cách giải quyết vấn đề trong thực tiễn nghiên cứu cần bao hàm cả hai mặt của vấn đề. - Đảm bảo mối tương quan đúng đắn giữa yếu tố lịch sử và lô lực của vấn đề nghiên cứu. Nhiều người thiên về góc độ nhấn mạnh yếu tố lôgíc của vấn đề vì quan niệm rằng chỉ cần vận dụng phương pháp lôgíc cũng đủ để giúp cho nhà nghiên cứu phát hiện được bản chất của quá trình, giúp chúng ta tìm ra cấu trúc và tiến trình vận động của tiến trình đó, có như vậy kết quả nghiên cứu mới đảm bảo tính đa dạng, toàn diện. Những kinh nghiệm nghiên cứu trong inh vực khoa học giáo dục gần đây cho thấy rằng cách quan niệm vấn đề như vậy là không biện chứng bởi lẽ bất cứ một quá trình sư phạm nào bên cạnh kết cấu lôgíc còn thể hiện rõ tính lích sử trong quá trình phát triển tất yếu của chúng. Ví dụ - Về Việc Xây dựng hệ thống trung học ở nước ta từ trước tới nay đều dựa trên những lý luận và kinh nghiệm có tính chất truyền thống (của Pháp, của ta và các nước XHCN trước đây). Tình trạng đó thích ứng với một trình độ phát triển thấp của cách mạng khoa học kỹ thuật và phản ánh tình trạng chậm phát triển của nền kinh tế-xã hội ta. Ngày nay việc chia một cách tương đối cô lập bậc trung học thành một hệ thống hoàn toàn tách biệt với trường dạy nghề và các loại hình trường khác có trình độ tương đương (trường trung cấp chuyên nghiệp các loại...) không còn phù hợp nữa. Để khắc phục tình trạng thiếu hệ thống, có sự chồng chéo lẫn nhau, thiếu tính chất liên thông, không đảm bảo được sự chuyển hoá linh hoạt trong các bộ phận khác nhau của bậc học này, tránh gây nên sự lãng phí lớn cho xã hội cũng như lãng phí sức lực và thời gian lao động sáng tạo của mỗi con người trong xã hội. Vấn đề mới đặt ra cho chúng ta là phải nghiên cứu, thiết kế lại cấu trúc của bản thân hệ thống của bậc trung học. Mục tiêu, nội dung và hệ thống của bậc trung học mới, được định hướng vào việc phải đáp ứng tết cho việc tạo tiềm năng cho mỗi học sinh, có điều kiện cho họ tiếp tục học lên, tiếp cận được nền khoa học hiện đại, những công nghệ sản xuất tiên tiến và đồng thời phát triển hài hoà nhân cách của thế hệ trẻ, chuẩn bị cho họ bước vào thế kỷ XXI. Mặt khác còn phải tạo điều kiện thuận lợi và chuẩn bị tâm lí, kỹ năng lao động cần thiết để thế hệ thanh niên sẵn sàng bước vào cuộc sống tự lập, đáp ứng được các yêu cầu mới do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế nhiều thành phần,. nền kinh tế thị trường có kế hoạch... đặt ra. Vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu hệ trung học mới như trên rất cao và rất phức tạp; trong tổng thể của các vấn đề ấy có rất nhiều vấn đề phải nghiên cứu đầy đủ. Nhưng dù nghiên cứu ở góc độ nào chúng ta vẫn thấy rõ ràng là không thể bỏ qua tính lôgíc và tính lịch sử của từng vấn đề cụ thể. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính lôgíc và tính lịch sử của vấn đề nghiên cứu sẽ được thực hiện với nhiều cách thức và hình thức khác nhau thể hiện trong lịch sử nghiên cứu về các công trình nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực KHGD, là một nhân tố bảo đảm chất lượng của các công trình nghiên cứu. 2. Về tư tưởng chủ đạo của công trình nghiên cứu. Cách đặt vấn đề trong một công trình nghiên cứu, bản thân chúng đã thể hiện khá rõ vấn đề nhưng cũng có nhiều trường hợp, do cách đặt vấn đề không rõ ràng, không vạch ra được phương hướng phát triển của vấn đề thì dù có vận dụng phương pháp, có cách thức tổ chức nghiên cứu hợp lý, chính xác đến đâu cũng khó thu lượm được kết quả tết đẹp. Trong một công trình nghiên cứu, tư tưởng chủ đạo của vấn đề nghiên cứu thường thể hiện tập trung trong phương hướng giải quyêtứ vấn đề. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà khoa học, tư tưởng chủ đạo thường bao hàm hướng đi và con đường chủ yếu để giải quyết vấn đề. Nó thường bao quát tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu, soi rọi toàn bộ hệ thống các vấn đề khác nhau được đặt ra trong công trình nghiên cứu, định hướng cho việc áp dụng, vận dụng các phương pháp khác nhau, lần lượt giải ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn