Xem mẫu

Phương pháp nghiên cứu khoa học MỤC LỤC Lời nói đầu tr 2 Phần thứ nhất : Hệ thống một số vấn đề chung về NCKH 2 A. Những qui định hành chánh và vài nét về lịch sử NCKH 3 B. Khoa học và nghiên cứu khoa học 6 C. Các hình thức nghiên cứu khoa học 7 D. Phương pháp nghiên cứu khoa học 9 E. Các kĩ năng cơ bản trong NCKH 13 Phần thứ hai : Một số hường dẫn cụ thể trong NCKH 17 A. Hướng dẫn viết đề cương 17 B. Hương dẫn viết công trình nghiên cứu 27 C. Hướng dẫn viết và trình bày báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu 30 D. Những lưu ý khi thực hiện NCKH 32 Phần thứ ba : Một vài tiếp cận trong thực tiễn NCKH 36 A. Dàn mục công trình nghiên cứu 36 I. Dàn mục tham khảo cho sinh viên 36 II. Dàn mục tham khảo cho CBQL 43 III. Dàn mục tham khảo 1 số khoá luận, đồ án tốt nghiệp năm 2004 74 B. Lí do chọn đề tài - Kết luận 79 C. Một vài công trình nghiên cứu của sinh viên (trích và hoàn chỉnh) 90 [Có nhận xét, đánh giá] Đề tài 1 90 Đề tài 2 95 Đề tài 3 115 Đề tài 4 154 1 LỜI NÓI ĐẦU Theo các nhà thống kê, sự phát triển của xã hội loài người vào nửa cuối thế kỉ 20 đã bằng tổng sự phát triển của xã hội loài người trước đó. Sự nghiên cứu đó cho thấy tri thức đã là một trong những động lực quan trọng mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Xã hội hiện tại đã dần dần hình thành bộ mặt đặc trưng của nó : xã hội "dựa vào tri thức" [19], [24], [27], [28]. Điều đó làm cho việc nghiên cứu khoa học, tập dượt nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong hoạt động đào tạo của các trường đại học và cao đẳng ngày càng trở nên bức thiết. Nghị quyết Trung ương khoá 8 có nêu : “. . . tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học . . . coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, nhằm giải đáp những vấn đề về lí luận và thực tiễn giáo dục” (tr.46). Về mặt lí thuyết, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng . . . [1], [4], [5], [8], [10], [11], [12], [14], [15], [20], [21], [22], [33] . . . Những công trình nghiên cứu này đã được trình bày một cách logic, đầy đủ, có thể giúp người đọc am hiểu và vận dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Với các công trình nghiên cứu có được, các tác giả nước ta đã vạch ra được mục đích, yêu cầu, nội dung của việc nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng. Tuy nhiên, cách trình bày của những công trình nghiên cứu này (kể cả các giáo trình để phục vụ cho công tác giảng dạy học phần NCKH) còn nặng về lí thuyết và mang tính "phương pháp luận" nhiều hơn. Điều đó diễn ra những bất cập trong NCKH của sinh viên : một số sinh viên thực hiện chiếu lệ, sao chép máy móc những công trình NCKH của sinh viên khoá trước; nhiều sinh viên chưa nắm chắc phương pháp nghiên cứu khoa học, lúng túng khi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tiễn; hình thức và biện pháp cùng một số qui định chưa xác thực đã không khích lệ, thúc đẩy sinh viên hứng thú, dồn hết công sức để thực hiện công tác này. Mặc khác,loại hình NCKH cho sinh viên thường kém phong phú, tính đa dạng lại không cao . . . điều đó làm cho sinh viên sau khi ra trường, thiếu sự vận dụng tri thức và các kĩ năng nghiên cứu khoa học cần thiết vào thực tiễn, các kĩ năng NCKH có được, mai một dần! " PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC" được thực hiện không nhằm thay thế những giáo trình, những công trình viết về NCKH nói trên mà nhằm cụ thể hoá, chỉ ra những bước thực hiện xác thực nhằm khắc phục những bất cập vừa nêu với mong muốn đáp ứng nhu cầu NCKH mang tính cấp bách của sinh viên hiện nay. Với mục đích đó và do nhiều điều kiện tác động, trong đó có việc sơ đồ hoá các yêu cầu, thao tác NCKH; chỉnh sữa, nhận xét về một số sản phẩm NCKH nhằm giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tiễn . . . còn mang tính cập rập, chắc chắn tài liệu này sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến . 2 Phần thứ nhất HỆ THỐNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NCKH A. NHỮNG QUI ĐỊNH HÀNH CHÁNH VÀ VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NCKH I. Những qui định hành chánh Trên lĩnh vực nghiên cúu khoa học và quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung, đã dược nhà nước quan tâm qua việc ban hành một số văn bản pháp qui như sau : - Luật (dự thảo 8/1995) khoa học và công nghệ : những qui định về hoạt động khoa học công nghệ và quản lí hoạt động khoa học - công nghệ. - Nghị định 35/HĐBT ngày 28/9/92 về công tác quản lí hoạt động khoa học - công nghệ. - Thông tư liên Bộ 195/TTLB ngày 13.11.92 hướng dẫn đăng kí hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học. - Quyết định số 324/CT ngày 11/9/92 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ chức lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. - Quyết định số 419/TTg ngày 21.7.95 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lí các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. - Quyết định số 362/TTg ngày 30.5.96 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động khoa học - công nghệ giai đoạn 5 năm 1996 – 2000. - Quyết định 363/TTg ngày 30.5.96 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các chương trình khoa học - công nghệ và các nhiệm vụ khoa học - công nghệ trọng điểm giai đoạn 5 năm 1996 – 2000. - Thông tư liên Bộ số 1678/TTLB ngày 7.10.93 của Bộ KHCN và MT và Uûy ban KHNN về kế hoạch hoá đầu tư xây dựng cơ bản ngành khoa học. . . Ngành Giáo dục cũng đã ban hành Quyết định số 1686/GD-ĐT ngày 16.5.95 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc thay đổi điều 22 trong bản qui định về công tác NCKH – LĐSX trong các trường đại học. Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành qui chế 08/2000/QĐ-BGD&ĐT kí ngày 30.3.2000 về việc NCKH của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng. Theo điều 11 của qui chế này : "Bộ Giáo dục và Đào tạo phân cấp cho thủ trưởng các cơ sở xem xét quyết định cộng thêm điểm vào điểm trung bình chung học tập của năm đang học cho các sinh viên có công trình đạt Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" do Bộ tổ chức (trừ những sinh viên đã tốt nghiệp). Tổng số điểm tối đa cho một công trình : - Giải Nhất : 0,4 điểm - Giải Nhì : 0,3 điểm - Giải Ba : 0,2 điểm - Giải Khuyến khích : 0,1 điểm Điểm trung bình học tập sẽ là căn cứ để xét cấp học bổng, xét chuyển tiếp vào bậc cao học và các quyền lợi khác". 3 Về việc tổ chức xét tặng Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành văn bản số 1907/KHCN kí ngày 13.3.2002. Trong đó qui định : Các công trình NCKH của sinh viên dự thi Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" được sắp xếp để khen thưởng theo 12 nhóm ngành sau : 1. Khoa học Tự nhiên : Toán học, tin học, vật lí, hoá học, sinh học, cơ học, các khoa học trái đất. 2. Khoa học Kĩ thuật 1 : Điện, điện tử, cơ khí, luyện kim, kĩ thuật nhiệt; thực phẩm, các quá trình công nghệ. 3. Khoa học Kĩ thuật 2 : Xây dựng, kiến trúc, mỏ, địa chất, giao thông. 4. Khoa học xã hội 1a : Kinh tế vĩ mô, kinh tế chính trị. 5. Khoa học xã hội 1b : Kinh tế vĩ mô (Kinh tế du lịch, kế toán). 6. Khoa học xã hội 1c : Kinh tế vĩ mô (các ngành khác). 7. Khoa học xã hội 2a : Ngôn ngữ, văn học. 8. Khoa học xã hội 2b : Xã hội học, lịch sử, triết học, luật học, báo chí, thể dục thể thao, văn hoá, nghệ thuật, phòng chống tệ nạn xã hội. 9. Khoa học giáo dục : - Phương pháp giảng dạy các môn học. - Giáo dục học, lịch sử giáo dục, lí luận giáo dục, lí luận dạy học. - Nội dung, chương trình các môn học. - Tâm lí học sư phạm. 10. Khoa học Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp. 11. Khoa học Y - Dược. 12. Các lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên : Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ Vật liệu, Tự động hoá, Công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn chấm điểm công trình được tính như sau : - Nội dung khoa học. - Phương pháp nghiên cứu. - Hiệu quả kinh tế, xã hội, giáo dục. - Cách trình bày công trình. Tổng cộng tối đa 10 điểm, từng phần chấm đến 0.25 điểm. Cụ thể : + Nội dung khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học : 7 -8 điểm + Ý nghĩa thực tiễn và cách trình bày (bố cục, diễn đạt, sơ đồ, hình vẽ, hình thức . . . : 3 - 2 điểm. Ngoài ra, Vụ Giáo viên cũng đã ban hành công văn số 578/GV kí ngày 25/01/1999 nhằm chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm tiểu học vào năm cuối trước khi ra trường. II. Vài nét về lịch sử Về mặt lí thuyết, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng . . . [1], [4], [5], [8], [10], [11], [12], [14], [15], [20], [21], [22], [33] . . . Những công trình nghiên cứu này khá phong phú và đã được trình bày một cách logic, đầy đủ, có thể giúp người đọc am hiểu và vận dụng 4 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn