Xem mẫu

Chương 7 CHÍNH SÁCH GIÁ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Nguyễn Huy Cường Trong nền kinh tế thị trường, giá được coi như một tín hiệu quan trọng và hiệu quả để phân phối các nguồn lực. Giá cả nông sản không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị bởi giá cả có ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân, lợi ích của người tiêu dùng và doanh thu từ xuất khẩu. Trong chương này, chính sách giá cả của Việt Nam được tóm tắt và thảo luận trong bối cảnh thị trường quốc tế, khu vực và trong nước. Ngoài ra, xu hướng giá của một số hàng hóa chính cũng sẽ được trình bày. Số liệu từ cuộc điều tra hộ được sử dụng để phân tích giá cả và các nguồn đầu vào sản xuất, các ứng xử của nông hộ đối với sự thay đổi của giá cả. From: Marsh S.P., T.G. MauAulay và Phạm Văn Hùng, 2007 Phát triển nông 1 nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam ACIAR Monograph No. 123a, 272p. Giới thiệu Trong nền kinh tế thị trường, giá được coi  Sản xuất chúng như thế nào?  Lợi ích từ sản xuất này được phân phối như thế nào giữa những người sở hữu các nguồn lực? như một tín hiệu quan trọng và hiệu quả nhất để phân phối các nguồn lực của xã hội, một nhân tố hàng đầu phản ánh chi phí cơ hội thực tế của hàng hoá và dịch vụ. Theo cơ chế thị trường, giá cả sẽ tạo động lực mạnh mẽ kích thích sự phát triển sản xuất, phản ánh và tác động khách quan tới các mối quan hệ kinh tế, làm sống động các tế bào, mạch máu kinh tế, khuyến khích người sản xuất luôn vươn lên tìm mọi cách để thoả mãn nhu cầu của con người. Vì thế, thông qua tín hiệu giá cả, những nguồn lực khan hiếm của xã hội sẽ được chảy vào những ngành sản xuất hoặc dịch vụ mạng lại nhiều lợi nhuận cho xã hội. Giá cả sản phẩm nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng cả về kinh tế và chính trị do chúng có ảnh hưởng mạnh đến mức thu nhập của nông hộ, lợi ích của người tiêu dùng và doanh thu từ xuất khẩu. Thu nhập của gần một nửa dân số thế giới phụ thuộc chủ yếu vào giá nhận được từ các sản phẩm nông nghiệp. Sự giảm sút rất nhỏ về giá của các sản phẩm nông nghiệp trao đổi trên thị trường quốc tế như đường, cà phê, ca cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và chính trị ở một số nước như Maunitius, Colombia và Ghana. Ngay cả ở Mỹ, nước mà nông nghiệp chỉ chiếm một rất phần nhỏ trong GNP, giá nông nghiệp nói chung và nông sản nói riêng cũng là vấn đề chính trị khá nhạy cảm. Trong nền kinh tế định hướng thị trường, giá cả được coi là cơ chế chính để phân phối các nguồn lực. Như vậy, các câu hỏi cần phải được trả lời là:  Hànghóavàdịchvụnàonênđượcsảnxuất? Khi giá cả tương đối phản ánh sự khan hiếm của các đầu vào và đầu ra thì sự phân phối các nguồn lực do kết quả của hành vi người sản xuất và người tiêu dùng sẽ là hiệu quả và thích hợp cho tăng trưởng bền vững. Đối với những hàng hóa không có tính thương mại trong thị trường quốc tế (ví dụ như: Đất đai – hàng hóa không di chuyển được; lao động – giới hạn do di dân quốc tế; hàng hóa dễ vỡ hay những hàng hóa có chi phí vận chuyển cao) thì ‘giá trị khan hiếm’ sẽ được xác định bởi cung và cầu trong nước. Đối với những hàng hóa có tính thương mại trên thị trường quốc tế trong đó một nước là người xác định giá thì ‘giá trị khan hiếm’ (hoặc chi phí cơ hội) sẽ được xác định bởi giá biên giới của hàng hóa đó. Tuy nhiên, cơ chế giá không phải luôn luôn đúng trên thực tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các trục trặc của thị trường không đảm bảo cho nền kinh tế đạt được cả hai mục tiêu hiệu quả và công bằng. Vì thế, can thiệp giá của Chính phủ được dùng để thực hiện những mục tiêu sau: i) tăng sản lượng nông nghiệp; ii) ổn định giá nông sản; iii) đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; và iv) cung cấp lương thực và nguyên liệu thô với giá rẻ cho ngành công nghiệp. Về chính sách giá, phương hướng của Chính phủ Việt Nam là cố gắng tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp, tập trung theo hướng thay đổi giá tương đối của nông, lâm sản thông qua điều chỉnh giá thương mại trong nước và giá xuất, nhập khẩu theo hướng duy trì mức giá có lợi cho sản xuất lương thực và cây trồng. Theo phương hướng đó, kể từ khi bắt đầu cải cách 1 From: Marsh S.P., T.G. MauAulay và Phạm Văn Hùng, 2007 Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam ACIAR Monograph No. 123a, 272p. (năm 1986), ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng hướng theo cơ chế thị trường và mở cửa ra thị trường thế giới. Giá nông sản tăng dần (hay giảm dần) đến mức giá trên thị trường thế giới, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào cũng theo sát giá thế giới. Chính sách giá của Chính phủ cũng đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng và giảm tác động của các cú sốc giá trên thị trường thế giới, đặc biệt là đối với những mặt hàng nhạy cảm như lương thực. Chính phủ đã áp dụng một số biện pháp kiểm soát giá thông qua hạn ngạch lương thực hoặc kiểm soát đầu mối xuất khẩu. Tổng quan chính sách giá cả ở Việt Nam  Cung cấp không đầy đủ, không chính xác, không kịp thời những tài liệu, những số liệu cần thiết cho việc lập phương án giá, xét duyệt và quyết định giá, kiểm tra và thanh tra giá, trốn tránh gây khó khăn cho việc kiểm tra và thanh tra giá  Làm chậm trễ việc xét duyệt và công bố giá, không công bố thi hành đúng thời hạn đã ghi trong văn bản quyết định giá  Không thi hành đúng chế độ đăng ký, niêm yết giá, bán hàng không đúng giá niêm yết  Lợi dụng, tham ô, móc ngoặc hoặc hối lộ trong việc xây dựng phương án giá, xét duyệt giá, công bố giá Chínhsáchchungvềgiá Chính phủ đã đề ra rất nhiều qui định để kiểm soát giá cả.  Tiết lộ bí mật về giá của Nhà nước. 2. Nghị định 09/HĐBT ngày 4/8/1986 của Hội đồng Bộ trưởng “Quy định về việc chấp hành giá và việc kiểm tra thanh tra, 1. Nghị định 33/HĐBT ngày 17/2/1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) “Ban hành điều lệ quản lý giá” quy định các trường hợp được coi là vi phạm kỷ luật giá của Nhà nước. Cụ thể: xử lý các vi phạm kỷ luật Nhà nước về giá” vẫn giữ nguyên quy định các trường hợp vi phạm kỷ luật giá của Nhà nước theo Nghị định 33/HĐBT nêu trên. 3. Ngày 27/4/1992, Hội đồng Bộ trưởng có  Quyết định giá không đúng thẩm quyền, không đúng chế độ quy định;  Tự ý thay đổi mức giá, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá hoặc địa điểm giao nhận hàng hoá đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định;  Báo cáo không trung thực chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, làm cho giá thành, chi phí lưu thông và giá cả bị sai lệch (tăng lên hoặc giảm xuống) gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân Quyết định 137/HĐBT về “Quản lý giá” có nhiều đổi mới về cơ chế quản lý Nhà nước về giá theo hướng thu hẹp diện mặt hàng Nhà nước quy định giá, chỉ tập trung vào những mặt hàng có ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, thông qua việc quy định mức giá, khung giá, giá chuẩn hay giới hạn (giá trần, giá sàn). Tuy nhiên, bảo đảm chức năng quản lý Nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều quy định mới về nội dung quản lý như:  Nhà nước quy định cơ chế quản lý giá From: Marsh S.P., T.G. MauAulay và Phạm Văn Hùng, 2007 Phát triển nông 1 nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam ACIAR Monograph No. 123a, 272p.  Nhà nước thực hiện các biện pháp kinh tế để bình ổn giá cả thị trường và để thực hiện chính sách giá (trợ giá, như: Định mức giá đối với xăng, dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, giấy in báo, định giá tối thiểu đối với lúa gạo. trợ cước vận chuyển hàng hoá, phụ thu trên cơ sở cân đối giá xuất, nhập khẩu và giá thị trường trong nước)  Cơ chế thẩm định phương án giá  Cơ chế đăng ký, hiệp thương giá, niêm yết giá. 4. Thông tư số 09/1998/TT - BVGCP ngày 31/12/1998 cả Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn về quản lý giá, bình ổn giá, thi hành chỉ thị của Thủ tưởng Chính phủ về việc tiếp tục tổ chức thực hiện các luật thuế mới. Cụ thể: Đến nay phần lớn giá cả hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường đều thuộc thẩm quyền định giá của doanh nghiệp. Nhà nước điều tiết thị trường chủ yếu bằng các chính sách, biện pháp quản lý vĩ mô để tác động vào cung - cầu, bình ổn giá thị trường. Nhà nước chỉ còn định giá trực tiếp bằng các hình thức thích hợp đối với hàng hoá, dịch vụ độc quyền, một số ít hàng hoá quan trọng cho sản xuất, đời sống  Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền tự định giá của doanh nghiệp giữ mức đã được hình thành trên thị trường cuối năm 1998.  Tổ chức kiểm soát chi phí, giá cả đối với doanh nghiệp độc quyền, tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà các doanh nghiệp này sản xuất những sản Trẻ em tham gia thu hoạch lúa giúp gia đình ở tỉnh Bắc Ninh vùng đồng bằng sông Hồng. Chính sách ảnh hưởng đến giá cả, mua bán, dự trữ và xuất khẩu lúa gạo là một trong những mảng quan trọng trong chính sách giá của Chính phủ. 1 From: Marsh S.P., T.G. MauAulay và Phạm Văn Hùng, 2007 Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam ACIAR Monograph No. 123a, 272p. phẩm quan trọng chi phối giá cả thị trường và có tích luỹ lớn cho ngân sách như điện, bưu chính viễn thông, cảng biển, lúa gạo, mía đường, phân bón, xi măng, sắt thép, xăng dầu, giấy, bia, thuốc lá, lắp ráp xe máy, ô tô, điện tử.  Tăng cường kiểm soát giá, niêm yết giá và bán theo giá đã niêm yết, đã đăng ký.  Nghị định của Chính phủ số 46/CP, 47/CP ngày 17/7/1995 về việc thành lập Tổng công ty lương thực miền Nam, miền Bắc (VINAFOOD I và II) nhằm kinh doanh lương thực, tiêu thụ hết hàng hoá lương thực của nông dân, cân đối điều hoà lương thực trong vùng, góp phần bình ổn giá lương thực trong nước;  Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Những chính sách giá này của Chính phủ được tóm tắt ở bảng 1. Chínhsáchthịtrườngtrongnước vàhộinhập Thị trường trong nước Những nội dung chính của các chính sách về thị trường trong nuớc tập trung vào: Trợ cấp vận chuyển vật tư, miễn thuế, giảm thuế, khuyến khích phát triển thương mại miền núi nhằm giảm mức chênh lệch giá giữa các vùng trong nước. Một số chính sách khác tập trung vào định giá sàn lúa gạo, khuyến khích xuất khẩu, hình thành quỹ bình ổn giá cả thị trường và hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ lương thực hàng hoá. Những chính sách chính ảnh hưởng đến giá cả trong nước là:  Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 752/TTg ngày 10/12/1994 về việc trợ cấp bằng tiền đối với đồng bào dân tộc cho những mặt hàng chính sách; số 151/TTg ngày 12/4/1996 về sử dụng quỹ bình ổn giá cả hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và tiêu dùng theo mùa vụ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong trường hợp có đột biến giá cả;  Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 140/TTg ngày 7/3/1997 về việc công bố giá mua thóc từ đầu vụ, mở rộng thị trường xuất khẩu, dự trữ lương thực;  Thông tư số 112/BTC của Bộ Tài chính ngày 4/8/1998 về việc miễn thuế, giảm thuế, phát triển thương mại miền núi;  Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/TTg ngày 21/3/2000 về việc hỗ trợ 100% lãi suất ngân hàng để các doanh nghiệp mua gạo tạm trữ theo giá thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, dãn nợ cũ, tiếp tục cho vay để các doanh nghiệp mua hết lúa gạo hàng hoá cho nông dân. From: Marsh S.P., T.G. MauAulay và Phạm Văn Hùng, 2007 Phát triển nông 1 nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam ACIAR Monograph No. 123a, 272p. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn