Xem mẫu

B PHẦN NGOẠI KHOA Chương Ngoại khoa tổng quát 1 ĐẠICươNGvỀCHấNTHươNG Chấn thương là một cấp cứu nội ngoại khoa. Phần lớn là do tai nạn giao thông. Tử vong có thể do tổn thương trực tiếp hay biến chứng, vì thế các trường hợp chấn thương ngoài việc nhanh chóng xác định các dấu hiệu nguy kịch phải cấp cứu ngay, trẻ cần phải được thăm khám toàn diện và có hệ thống để có hướng xử trí tiếp theo. Điều trị phẫu thuật đặc hiệu chỉ nên được thực hiện sau khi bệnh nhân đã được hồi sức ổn định chức năng sống, tuy nhiên cũng cần lưu ý không bỏ qua “thời gian vàng" lúc bệnh nhân có khả năng phẫu thuật cứu sống. Các bước xử trí chấn thương: 1. Phát hiện và xử trí ngay các tình huống cấp cứu 2. Thăm khám toàn diện 3. Phẫu thuật đặc hiệu I. BưỚC 1: PHáT HIệN vàxửTrí NGAY CáC TÌNH HuỐNG CấP CỨu ĐedOẠ TíNH MẠNG Đây là bước đầu tiên trong xử trí chấn thương nhằm phát hiện và xử trí ngay các tình huống đe doạ tính mạng bệnh nhân. Bệnh nhân có 1 trong 4 dấu hiệu sau cần đưa ngay vào khoa cấp cứu: ● Tắc nghẽn đường thở. ● Suy hô hấp. ● Sốc. ● Hôn mê. 1. Đường thở và chấn thương cột sống cổ ● Phát hiện và loại bỏ tắc nghẽn: - Lấy dị vật, hút đờm, đặt ống thông miệng hầu. - Đặt nội khí quản hay mở khí quản. ● Bệnh nhân hôn mê: - Không nghi ngờ chấn thương cột sống cổ: ngửa đầu nâng cằm. - Nghi ngờ chấn thương cột sống cổ: nâng cằm bằng cách kéo hàm. 2. Tình trạng hô hấp Các nguyên nhân suy hô hấp thường do tổn thương lồng ngực hoặc tổn thương thần kinh. Sau khi giữ thông đường thở cần: ● Đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở, rút lõm ngực, di động lồng ngực, tím tái, nghe phế âm, đo SpO2. Tuỳ theo mức độ suy hô hấp cho bệnh nhân: thở oxy, 998 ĐạI CƯơNG VỀ CHấN THƯơNG thở áp lực dương liên tục qua mũi (dập phổi), bóp bóng qua mask, đặt nội khí quản giúp thở hoặc mở khí quản (chấn thương mặt, cổ). ● Nếu tràn khí, tràn máu màng phổi lượng nhiều gây suy hô hấp nặng (phổi: giảm hoặc mất phế âm một bên): chọc hút hoặc dẫn lưu màng phổi giải áp. 3. Tuần hoàn ● Nếu ngừng tim: ấn tim ngoài lồng ngực. ● Vết thương chảy máu ồ ạt: cầm máu bằng cách dùng các ngón tay có mang găng ấn mạnh ngay trên vết thương đang chảy máu, sau khi ngừng chảy máu sẽ dùng băng cuộn băng ép trực tiếp. ● Phát hiện sốc: sốc chấn thương ở trẻ thường là thứ phát sau mất máu. Dấu hiệu sớm của sốc: vật vã, xanh tái, mạch nhanh, chi lạnh, thời gian đổ đầy mao mạch chậm > 3 giây. Huyết áp tụt, kẹp là dấu hiệu trễ. - Phân độ mất máu: Độ Máu mất I < 15% II 15 - 25% III 26 - 40% IV > 40% Dấu hiệu Tim ↑; HA: Bình thường Tim ↑; HA: kẹp M nhẹ; HA: tụt M=0; HA=0 Tri giác Tỉnh Kích thích Lơ mơ Mê - Các bước chống sốc mất máu: + Thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch lớn, lấy máu xét nghiệm dung tích hồng cầu, nhóm máu. + Trong khi chờ máu truyền nhanh Lactate Ringer 20 ml/kg/15phút - 1giờ, (thời gian tối đa chờ truyền máu không quá 30 phút tính từ khi bệnh nhân nhập viện). + Nếu Hct thấp ≤ 30% truyền máu toàn phần mới 20 ml/kg (máu mới < 7 ngày) hoặc nhiều hơn khi cần (bơm qua ống tiêm 50 ml hoặc qua túi áp lực nếu cần truyền nhanh với máu được làm ấm trước truyền để tránh tai biến hạ thân nhiệt, rối loạn nhịp tim). Truyền máu với đường truyền riêng. + Nếu không có sẵn máu cùng nhóm thì truyền hồng cầu lắng hoặc máu toàn phần (nếu không có hồng cầu lắng) nhóm O. + Nếu đã truyền máu khối lượng lớn > 60 ml/kg: ▪ Truyền hồng cầu lắng hoặc máu toàn phần mới < 7 ngày. ▪ Theo dõi tình trạng rối loạn đông máu để quyết định truyền huyết tương đông lạnh (HTTĐL 20 ml/kg cho mỗi HCL 40 ml/kg) hoặc kết tủa lạnh hoặc tiểu cầu; mục tiêu giữ INR <1,5, fibrinogen > 1,5 g/l và tiểu cầu > 50.000/mm3. + Luôn theo dõi tình trạng thể tích tuần hoàn dựa vào mạch, huyết áp, nhịp tim, thời gian đổ đầy mao mạch, độ ấm lạnh tay chân để quyết định tốc độ dịch truyền. Sai lầm thường gặp trong xử trí sốc đa chấn thương là truyền dịch, truyền máu không đầy đủ. 1 999 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn