Xem mẫu

Chương 17
Những Người Chống Lại Chiến Tranh

V
ào tuần cuối của tháng 8-1969 tôi đến đại học Quaker ở gần
thành phố Philadephia để dự hội nghị tổ chức 3 năm một lần của
những người chống chiến tranh quốc tế (WRI).
Chủ đề của hội nghị là "Tự do và Cách mạng", không giống với
chủ đề của Hội nghị Princeton "Nước Mỹ trong một thế giới cách
mạng" được tổ chức trước đó 16 tháng. Nhưng cuộc gặp mặt những
người chống chiến tranh năm nay không được Liên đoàn Ivy đồng tài
trợ. Và tôi không còn đến dự như một người phản cách mạng nhiệt
thành nữa.
Mặt khác, tôi cũng không phải là nhà cách mạng Gandi không
dùng bạo lực hay người theo chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình, như
nhiều người đến dự nghĩ về bản thân họ. Nhưng một năm sau khi
đọc những gì Janaki đã gợi ý nên đọc, tôi rất muốn gặp những người
đã tự coi họ như vậy. Từ trước đến nay, Janaki là người duy nhất tôi
thực sự hiểu và thường xuyên gặp gỡ. Sau Hội nghị ở Princeton, cô
ấy đã đến thăm tội ở Malibu và chúng tôi gặp nhau vài ngày ở
London. Cô ấy để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Tôi có thể nói cô
ấy là người anh hùng của tôi, giống như một người khác mà tôi đã
từng biết đến, Rosa Parks. 15 năm trước đó một trong những người
anh hùng của tôi là John Wayne, người đã tuyển dụng tôi và rất
nhiều người khác vào làm việc trong Hải quân Mỹ. Tôi phát hiện ra
rằng lần này điều gì đó đã đổi khác Người anh hùng của tôi đã thay
đổi cả màu da lẫn giới tính. Nhưng tôi còn muốn gặp cả những người
khác nữa, tốt nhất là những người có kinh nghiệm sống gần giống
với tôi hơn là với Janaki và hàng ngày áp dụng những nguyên tắc
của Gandi mà tôi được đọc. Tôi sẵn sàng để họ thử thách, thậm chí
để họ thay đổi tôi.
Năm trước đó, tôi có đọc những cuốn sách Janaki khuyên tôi nên
đọc; trong số đó có hai cuốn "Bước đi của Luther King hướng tới tự
do". "Chinh phục bạo lực" của John Bondorant, viết về phương châm
và thực hành không dùng bạo lực của Gandi và cuốn "Cách mạng và
sự cân bằng" của Barbara Deming, tác giả có những bài viết về nhu
cầu không cần sử dụng vũ lực trong chiến tranh Việt Nam mà tôi đã
đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi cũng đọc nhiều lần một bài viết khác
cũng về chủ đề đó, nhưng được một tác giả khác viết trước đó gần
một thế kỷ, cuốn "Về nghĩa vụ không tuân lệnh dân sự" của Henry

David Thoreau. Bản gốc có tiêu đề nghe rất phá phách "Chống lại
chính phủ dân sự".
Không tuân lệnh quyền lực dân sự, phải chăng đó là một nghĩa
vụ? Liệu đó có phải là sự lựa chọn hợp pháp không? Theo Thoreau
thì trong những hoàn cảnh nhất định, câu trả lời là có khi "toàn bộ
một đất nước bị quân đội nước ngoài vô cớ dày xéo và chiếm đóng"
[94], khi "quân đội của chúng ta là quân đội đi xâm lược"[95]. Ông ta
nói trong trường hợp như vậy thì tuân lệnh những nhà lãnh đạo trong
một sự nghiệp phi nghĩa là lựa chọn sai lầm. Bản thân ông ta đã vào
tù vì từ chối không chịu đóng thuế thân để phản đối chiến tranh
Mehicô. Ông ta chỉ ở trong tù có một đêm vì, trái với ý muốn của bản
thân, "ai đó đã can thiệp và đóng thuế hộ ông ta[96]. Giống như Gandi
hay King, Thoreau chủ trương không sử dụng vũ lực, nhưng chống
lại tội ác nô lệ và một cuộc chiến phi nghĩa, bài viết của ông ta kêu
gọi nổi loạn và phiến loạn không dùng vũ lực. Cùng giống như Rosa
Parks, bằng ví dụ của mình, ông ta hối thúc những gì vượt quá cả sự
phản đối bằng ngôn ngữ bất hợp tác, thường dân không chấp hành
mệnh lệnh của quân đội, giống như việc "binh lính không chịu tham
gia vào cuộc chiến phi nghĩa". Tại tiểu bang Massachusetts, quê
hương ông, ông cho rằng những người lính như vậy được nhiều
người khen ngợi nhưng không có nhiều người bắt chước làm theo,
trong số hàng ngàn người, về lý thuyết thì phản đối chế độ nô lệ và
chiến tranh, nhưng trên thực tế thì lại không làm gì để chấm dứt điều
đó cả. Họ do dự, họ hối tiếc và thỉnh thoảng họ yêu sách nhưng họ
chẳng làm được điều gì cho ra hồn cả. Họ sẽ đợi những người khác
giải quyết vấn đề này. May lắm thì họ chỉ bỏ lá phiếu rẻ mạt.
Đối với một thế kỷ các độc giả (Tolstoy trích dẫn lời của ông ta để
chống lại lệnh gọi nhập ngũ; Gandi truyền bá lời nói của ông trước
đám đông ở Ấn Độ). Thoreau tuyên bố: "Hãy bỏ lá phiếu của mình.
Không phải bỏ một tờ giấy mà là gửi gắm cả ảnh hưởng của bạn
nữa. Một nhóm người thiểu số là bất lực khi nó phải phục tùng đa số
nhưng nó sẽ không thể đánh bại nếu dồn hết sức lực của mình".
Tôi đọc những dòng chữ đó lần đầu tiên vào mùa hè nàm 1968.
Một năm sau việc cử tri bỏ lá phiếu của mình mà vẫn không kết thúc
được cuộc chiến tranh mà họ muốn kết thúc, văng vẳng trong đầu tôi
là câu nói: "Hãy bỏ lá phiếu của mình. Không phải bỏ một tờ giấy mà
là gửi gắm cả ảnh hưởng của bạn nữa"[97]. Tôi đã tới Haverford với
hy vọng tìm hiểu xem điều này có nghĩa là gì.
Nhiều điều đã xảy ra trong suốt 16 tháng đó. Đáng nhẽ ra những
điều này phải làm cho tình hình khác đi, nhưng trên thực tế lại không
phải như vậy: chiến dịch bầu cử Tổng thống đã bắt đầu với cuộc
chiến tranh Việt Nam là vấn đề cốt lõi; thay đổi hoàn toàn trong đảng
và chính phủ; khi một chính phủ mới bắt đầu thì người ta thường
xem xét kỹ lại các phương án lựa chọn khác nhau và đặt câu hỏi về
bộ máy quan liêu; bắt đầu đàm phán với Hà Nội. Những vấn đề này,

hoặc bất kỳ một khía cạnh nào khác của chính trị bình thường,
dường như sẽ gỡ rối mọi chuyện, mặc dù cử tri trông đợi điều này và
rõ ràng là lo lắng cho nó. Nếu tôi sẵn sàng thay đổi quan hệ của mình
với tình hình, thậm chí sẵn sàng thay đổi cuộc đời mình thì chắc chắn
có lý do của nó.
Janaki đã mời tôi tham dự hội nghị. Cô ấy là một trong những nhà
tổ chức hội nghị này. Cô ấy muốn tôi làm diễn giả lên phát biểu để
nêu ra những câu hỏi về chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình mà tôi đã
hỏi cô ấy từ những tài liệu mà cô ấy khuyên tôi nên đọc. Tôi từ chối
ngay lời mời này. Tôi biết quá ít về chủ đề này và những suy nghĩ
của tôi chưa có gì là rõ ràng cả để tôi có thể lên tiếng tại hội nghị.
Những thông tin tôi có được từ đại học Harvard, Rand, Bộ Quốc
phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không gây ấn tượng gì đối với các đại
biểu dự hội nghị. Và tôi cũng không có phẩm chất gì khác để khiến
họ tin rằng tôi là một diễn giả thực thụ. Tôi nói tôi muốn lắng nghe,
chứ không muốn tranh luận.
Tại hội nghị tôi rất ít khi nhìn thấy Janaki. Là nhà tổ chức, co ấy rất
bận. Nhưng như những gì tôi hy vọng, tôi thực sự có cơ hội được
gặp một nhà hoạt động đã cùng ăn trưa với chúng tôi tại Princeton
một ngày trước khi tôi gặp Janaki. Trên thực tế, tất cả những ai ăn
rưa cùng chúng tôi hôm đó đều đến dự hội nghị.
Một người trong số đó là Bob Eaton, người đã tới Bắc và Nam
Việt Nam trên chiếc tàu Phoenix, theo kế hoạch sẽ bị tống giam vào
sáng ngày thứ ba của hội nghị, tại phòng xử án liên bang trong toà
nhà Bưu điện tại trung tâm Philadelphia. Anh ta sẽ ngồi tù 3 năm.
Eaton là người đầu tiên chống quân dịch mà tôi được gặp. Anh ta
hơn bất kỳ đồng nghiệp hay bạn bè tôi ở Washington hay Santa
Monica. Giờ đây nhìn lại tôi kinh ngạc nhận ra rằng tôi và bạn bè tôi
bị cô lập như thế nào, mãi đến năm 1969 và thậm chí sau khi nhiều
người trong chúng tôi chỉ trích gay gắt cuộc chiến tranh, từ phong
trào phản chiến đang rầm rộ hay rộng hơn nữa là phong trào hoà
bình. Những gì tôi biết về những con người đó chủ yếu có được chỉ
qua các phương tiện trưyền thông đại chúng, nhìn chung rất tiêu cực
với mức độ khác nhau, nào là cực đoan, đơn giản hoá, thân Cộng
sản hoặc thân Mặt trận dân tộc giải phóng nào là cuồng tín, chống Mỹ
và giáo điều. Tôi tới Haverford cũng một phần là để tìm hiểu xem
những gì báo chí viết có chính xác không. Tôi không muốn bản thân
mình bị gọi như vậy (nhưng những năm sau, cái giá mà tôi phải trả vì
đã phản kháng không dùng vũ lực để chống chiến tranh là việc tôi đã
bị gán cho tất cả những tội danh nêu trên).
Nhưng những người mà tôi gặp và lắng nghe tại hội nghị lại không
gặp phải những vấn đề như vậy. Bốn ngày thảo luận sôi nổi mà tôi
được tham dự, bao gồm cả những tranh luận về nguyên tắc và chiến
lược chung, cũng như các chiến thuật đã phản bác lại những tội
danh nêu trên. Xin lấy một ví dụ, người ủng hộ thuyết vô chính phủ
và yêu chuộng hoà bình chỉ trích quyền lực và bạo lực của nhà nước

mà tất cả các đại biểu đều chung quan điểm hầu như không tạo ra cơ
sở gì cho quan điểm thán phục và không phê phán Liên Xô, chính
quyền ở Hà Nội hay Mặt trận dân tộc giải phóng. Những đại biểu
tham dự hội nghị này phản đối chiến tranh mà không thi vị hoá Việt
Cộng, những chiến sĩ cách mạng sử dụng vũ lực của thế giới thứ ba,
hay các nước xã hội chủ nghĩa nhiều hơn là phản đối nhà nước của
chính họ.
Cũng giống như phản đối chiến tranh, khi thách thức việc lạm
dụng quyền lực nhà nước, họ đi quá những lời chỉ trích bên lề. Một
số người có mặt, bao gồm Michael Randle, Chủ tịch của Tổ chức
những người chống chiến tranh quốc tế và Devi Prasad, Tổng thư ký
của tổ chức này đã có những hành động trực tiếp không dùng vũ lực
tại Đông Âu vào tháng 9-1968, rải truyền đơn tại một số thủ đô để
phản đối việc Liên Xô và Khối hiệp ước Varsava xâm lược Tiệp
Khắc. Điều này đồng nghĩa với những cuộc biểu tình tại các quảng
trường thành phố, nơi mà các cuộc biểu tình là bất hợp pháp và
những người tham gia sẽ bị bắt ngay lập tức. Trong đa phần các
trường hợp, họ sẽ bị giam giữ và cầm tù.
Tôi hoài nghi về cam kết giáo điều đối với chủ nghĩa yêu chuộng
hoà bình tuyệt đối mà họ có. Tổ chức những người chống chiến
tranh quốc tế, trong đó Liên đoàn những người chống chiến tranh là
một chi nhánh của Mỹ, đã được thành lập sau Chiến tranh thế giới
lần II như một tập hợp những người phản đối chiến tranh có lương
tri, vào một thời điểm mà có rất ít nước chính thức công nhận tổ
chức đó. Trong thập kỷ 20, tổ chức này đã thông qua quan điểm của
Gandhi và bây giờ tiếp tục mở rộng hơn nữa các cuộc đấu tranh giải
phóng không dùng vũ lực, nhưng nó vẫn giữ các nguyên tắc yêu
chuộng hoà bình. Tôi nói với Randall Kehler, người đứng đầu chi
nhánh của Liên đoàn những người chống chiến tranh tại San
Francisco và là một trong những người tổ chức hội nghị, rằng tôi
không thể tham gia chi nhánh này được, vì theo như tôi hiểu thì nó
bao gồm việc ký một cam kết từ chối không tham gia vào tất cả các
cuộc chiến tranh, những cuộc chiến bị coi là tội ác chống lại nhân
loại. Mặc dù cuộc chiến tranh Việt Nam và tôi càng ngày càng có xu
hướng hoài nghi về bất kỳ cuộc chiến nào được coi là "chính nghĩa",
tôi nói với Kehler rằng tôi tin là việc tự vệ bằng cách sử dụng vũ lực
được biện hộ chống lại sự xâm lược, giống như trường hợp của
Hitler vậy. Kehler nói ông ta cũng có mối băn khoăn tương tự.
Ông ấy nói: "Tôi chưa bao giờ ký cam kết". Ông ta hỏi những
người xung quanh và được biết đa phần họ cũng chưa ký cam kết.
Chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình của họ không phải giáo điều. Nó
phát triển và khám phá, công nhận tính bất trắc và tình hình tiến thoái
lưỡng nan.
Một khía cạnh nổi trội của hội nghị này là chiến tranh Việt Nam
chắc chắn thu hút được sự chú ý hàng đầu, trong chương trình nghị
sự hoặc trong những cuộc thảo luận. Điều này xảy ra mặc dù hầu

như mọi người có mặt, từ nước Mỹ cho đến các nơi khác, đều kịch
liệt phản đối chiến tranh và mặc dù chiến tranh vẫn tiếp diễn khốc liệt
như trước. Thực ra, máy bay Mỹ không còn ném bom Bắc Việt Nam
mà chỉ đơn thuần là chuyển mục tiêu sang Lào, Nam Việt Nam và bí
mật sang Campuchia. Tính tổng cộng, họ đã ném một số lượng bom
lớn hơn trước đó, với số lượng khoảng một triệu tấn bom một năm
hay là bằng nửa tổng số bom ném xuống trong Chiến tranh thế giới
lần II. Tuy nhiên biên bản của hội nghị này cho thấy chỉ có một phần
mười giấy tờ và một phần hai mươi diễn giả tập trung trực tiếp vào
chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến mà tất cả các diễn giả đều cho rằng
sắp kết thúc.
Những nhà hoạt động chống chiến tranh này đều có chung một giả
thuyết được hầu như tất cả mọi tầng lớp trong xã hội Mỹ chấp nhận
trong vòng 18 tháng kể từ khi Hà Nội đồng ý lời đề nghị của Johnson
tiến hành đàm phán công khai vào ngày 3-4-1968. Giả thuyết cho
rằng cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 và lời đề nghị đàm
phán của Johnson đã vĩnh viễn giải quyết liệu Mỹ có rút quân khỏi
Việt Nam và kết thúc chiến tranh hay không? Người ta cho rằng câu
hỏi duy nhất còn lại là những gì mà một diễn giả đã mô tả là "tốc độ
rút quân khi kết thúc cuộc chiến tranh bẩn thỉu đằng đẵng này".
Nhưng tôi biết giả thuyết đó là sai. Tôi vừa được biết tại
Washington một tuần trước khi họp hội nghị về điều bí mật được giữ
kín rằng bản thân Nixon không chấp nhận giả thuyết đó Nixon cũng
như Johnson đều không muốn chấp nhận thất bại của Mỹ trong việc
quyết định chính trị của Nam Việt Nam, thất bại trong việc ngăn ngừa
sự thống trị của Cộng sản tại Sài Gòn và những nơi khác nữa. Khi tôi
tới Haverford, trong đầu tôi văng vẳng lời tiên đoán của Halperin với
tôi ở Washington: "Chính quyền này sẽ không tham gia tranh cử năm
1972 mà lại không đặt mìn tại Hải Phòng hay ném bom tại Hà Nội".
Và sự tiết lộ của Vann rằng ít nhất sẽ vẫn còn hàng nghìn quân Mỹ
đóng ở Việt Nam vào cuối năm 1972. Tại hội nghị tôi không thể tiết lộ
những gì tôi biết. Những thông tin được tiết lộ cho tôi cực kỳ bí mật.
Tôi hầu như không thể nói gì về điều đó mà không hỏi ý kiến hay
nguồn cung cấp thông tin là John Paul Vann và Morton Halperin. Bản
thân hai người này không phải là người chia sẻ thông tin và đã bí
mật biết được thông tin này.
Dù thế nào đi nữa thì tôi vẫn cố gắng giải thích rõ ý nghĩa của
những thông tin đó. Tôi dành hẳn 4 ngày hội nghị để xem xem cần
phải làm những gì.
Cuối cùng, vào tối thứ ba, tôi đã có cơ hội nói chuyện với Bob
Eaton, một đêm trước khi anh ta bị tống giam, hai năm sau khi anh ta
tuyên bố với Uỷ ban tuyển quân rằng anh ta sẽ không cộng tác với
Hệ thống dịch vụ tuyển trạch nữa. Kể từ đó, ngoài chuyến đi của anh
ta trên tàu Phoenix tới bắc và nam Việt Nam, anh ta làm việc với
mạng lưới những người yêu chuộng hoà bình AQAG (một nhóm
hành động Quaker) và nhóm Chống chiến tranh, ủng hộ việc bất hợp

nguon tai.lieu . vn