Xem mẫu

NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 81 CHƯƠNG 4 : TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở RIÊNG LẺ Trong chương này, chủ yếu tập trung giới thiệu các loại hình nhà ở riêng lẻ phổ biến tại các đô thị lớn, phần nhà ở nông thôn sinh viên tự đọc thêm 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG : 4.1.1 Khái niệm: Nhà ở riêng lẻ, thường là nhà thấp tầng, là loại nhà ở độc lập phục vụ cho một gia đình, có ngôi nhà chính từ 1- 4 tầng. Mỗi gia đình sở hữu một khuôn viên được khai thác sử dụng từ tầng trệt đến các tầng trên. Ở thành phố loại nhà này chiếm khoảng 30% đến 40% , còn ở nông thôn loại nhà này chiếm từ 80 % đến 90%. [4] Theo QCVN 03-2012, nhà ở riệng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở. Nhà ở riêng lẻ bao gồm : [ Phụ lục A, trang 19,QCVN 03-2012 ] - Biệt thự : biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, biệt thự cao cấp, biệt thự du lịch . - Nhà ở liên kế: nhà liên kế mặt phố (nhà phố), nhà liên kế có sân vườn. - Nhà ở nông thôn truyền thống 4.1.2 Phân loại: Căn cứ vào lối sống, cách tổ chức mặt bằng , vị trí xây dựng, cũng như mức thu nhập kinh tế của từng gia đình người ta có thể phân loại như sau: - Nhà ở nông thôn : nhà vườn, trang trại , biệt thự …v..v - Nhà ở đô thị : nhà phố, nhà liên kế, biệt thự, chung cư. 4.2 NHÀ Ở NÔNG THÔN TRUYỀN THỐNG : Đây là loại nhà ở phục vụ cho các gia đình nông dân, mỗi gia đình tiểu nông thường sống trên một khuôn viên độc lập khép kín, được tổ chức với kiến trúc từ 1 đến 2 tầng, gồm nhiều bộ phận kiến trúc nhỏ như: nhà chính, nhà ngang, chuồng trại, sân phơi… - Các phòng sinh hoạt chung: là nơi tiếp khách, chỗ để bàn thờ, thường có 1 gian hoặc 3 gian. - Phòng ngủ: tập quán không ngăn thành các phòng riêng trong ngôi nhà ở nông thôn (tập quán này cần phải xem xét lại) - NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 82 - Bộ phận bếp và kho: bộ phận này gồm bếp và kho, bên cạnh đó là giếng nước hoặc bể nước sinh hoạt. Nhà bếp và kho thường bố trí ở khối nhà ngang. - Bộ phận chuồng trại vệ sinh: gồm chuồng gà, vịt, trâu, bò, hố xí hai ngăn. Bộ phận này có thể kết hợp với bếp hoặc tách riêng. - Sân vườn: tác dụng của sân vườn rất quan trọng, dùng làm nơi phơi thóc, ngũ cốc, rơm rạ…sân vườn, ao cá không những đem lại sản phẩm cho người nông dân, mà còn góp phần cải tạo vi khí hậu. Hình 4.1: 4.2.1 Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Bắc bộ: Mỗi nhà có rào dậu, cổng ngỏ riêng không xâm phạm đất đai của nhau. Nhìn chung nhà ở dân gian đồng bằng Bắc bộ là một quần thể gồm có ngôi nhà chính được sắp xếp theo hướng chính là nam hay đông - nam, xung quanh là những công trình phụ có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau theo một nguyên tắc nhất định (chữ nhất, chữ nhị, chữ đinh L, chữ nôm U ) mối quan hệ này thông qua 1 sân rộng là trung tâm bố cục. Cổng nhà luôn đặt sang bên nách nhà để tạo sự kín đáo. Trong trường hợp cổng nhìn thẳng vào nhà chính gian giữa phải được sử lý khéo léo bằng bức bình phong, hay hòn non bộ mặt nước… Chỗ làm gạo, sản xuất, bếp và chuồng súc vật được bố trí nay tại các nhà ngang (nhà phụ). Thường hạn chế mở cửa ở phía bắc (phía sau nhà), cửa đi chính thường mở về phía sân trước (phía nam hay đông – nam), cửa làm theo lối cửa bức bàn, mở suốt cả gian nhà bằng nhiều cánh. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 83 Mái chủ yếu làm bằng ngói, ít khi làm bằng lá, rơm. Nền nhà cao từ 45cm – 60cm. Chân cột chịu lực kê trên tảng đá hay ximăng. Hình 4.2: 4.2.2 Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Trung bộ: Nhà ở đồng bằng miền Trung có nhiều nét tương đồng với nhà ở ở đồng bằng Bắc bộ. Nhưng khí hậu của miền Trung thì khác hẳn, gió lào về mùa hạ đã ảnh hưởng lớn đến không khí, tạo nên khí hậu nóng khô, mưa bão nhiều. Nhà ở truyền thống miền Trung rất đa dạng và phong phú trong phạm vi học phần, chúng ta tham khảo nhà ở truyền thống Huế. Nhà ở truyền thống Huế thường có bố cục theo hình chữ U, nhà giữa thường là nơi thờ tổ tiên, tiếp khách và cũng là nơi ngủ của ông chủ. Cánh phía đông dành cho đàn bà và cánh phía tây dành cho đàn ông. Nhà chính có cửa mở rộng ra sân qua hàng hiên. Nhà phụ thường đặt tách biệt có kho bếp, nơi ở của người giúp việc. Bố cục nhà chịu ảnh hưởng của thuyết phong thủy. Hình 4.3 a: Tổ chức mặt bằng nhà ở truyền thống ở Huế. [ Nguồn : Kts. Võ Đình Diệp ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 84 Hình 4.3 b: Kiến trúc nhà vườn Huế . [ Nguồn : tác giả sưu tầm ] 4.2.3 Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Nam bộ (chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long): Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thường bị ngập nước định kỳ. Các điểm dân cư nằm trong khu vực xung quanh là kênh rạch chằng chịt. Vì thế nhà thường được xây dựng theo các xóm nhỏ hoặc rải theo các đường giao thông và kênh rạch sông ngòi. (Hình 4.4 a). Nhà ở được xây dựng ít kiên cố, mặt bằng bố cục theo hình đơn giản, tập trung các sinh hoạt vào một nhà như kiểu nhà chữ đinh, nhà ba gian, nhà bát dần, nhà mái nối(nối đội), nhà thảo bạt. (Hình 4.4 b) Hình 4.4 a : Phân lô đất xây dựng nhà vườn nông thôn Tây Nam bộ Hình 4.4 b: Các dạng kiến trúc nhà ở truyền thống nông thôn Nam bộ [ Nguồn:Kts. Võ Đình Diệp ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 85 Kết cấu nhà bằng khung gỗ đơn giản, một số nơi là nhà sàn và chiều cao phục thuộc vào mực nước lũ của địa phương. Cáchbố cục khônggianbên trong có nhữngnét độc đáo:Phòngkhách có bàn thờ tổ tiên ở chính giữa , tiếp sau là các phòng ngủ, chỗ ăn, kho thóc, bếp thường đặt ở nhà sau ( nhà sau thường nằm kế bên và nhỏ hơn nhà trước ), có mái thấp hơn nhà trước. (Hình 4.5 ) Hình 4.5 : [ nguồn : Nhà ở nông thôn Nam bộ - Võ Đình Diệp, 1984 ] 4.3 NHÀ LIÊN KẾ: 4.3.1 Tổng quan về nhà liên kế: 4.3.1.1 Khái niệm: Nhà liên kế là một trong các thể loại kiến trúc nhà ở thấp tầng. Đây là loại nhà mà các căn hộ được đặt cạnh nhau, vách liền vách với nhà bên cạnh, tạo thành dãy nhà liên tục và được xây dựng hàng loạt , có chung hình thức kiến trúc mặt bằng và mặt đứng cho từng dãy nhà hoặc cụm nhà, có mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với lối đi công cộng. 4.3.1.2 Đặc điểm: - Nhà liên kế thường được xây dựng trên các lô đất có cùng kích thước, diện tích mỗi lô khoảng 60 m² (4mx15m) – 120 m² (6mx20m), có vườn trước và sân sau, mặt tiền hẹp ( phổ biến nhất là từ 4m đến 6m) để tiết kiệm đường ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn