Xem mẫu

SƠNTÙNG BỨC TRANH CON NGựA Hà Nội rét mưót. Gió thoa thoa phô" ướt. Mầm nhu nhú xanh trong nách úa vàng chưa rụng. Hình như hồ Hoàn Kiếm co lại trước cái rét mướt, Tháp Rùa lùn xuông giữa những mảng bê tông sù sụ như cỗ máy chém và nhiều khối sù sì đang mọc lên quanh bò hồ!... Đi và cảm nhận cái rét mướt, cái gió ươn ướt bám theo mình... “Hà Nội tôi yêu”. Dòng chữ nhảy vào mắt tôi ấm áp. Nhìn kỹ, đây là triển lãm tranh của hoạ sĩ Ngọc Linh, 16 phố Ngô Quyền. Tôi vào phòng tranh. Cái thần của nghệ thuật (đích thực) đánh thức hồn người. Một sự lâng lâng huyền ảo sắc màu! Tôi lần theo sự hấp dẫn của màu sắc hội hoạ, không đi theo cái mũi tên nhọn hoắt chỉ dẫn từ cửa phòng tranh. Mỗi bức tranh cho tôi một cảm xúc, khác nhau. Từ góc phòng mờ ẩn một bức tranh con ngựa. Như nam châm hút. Tôi đến vối bức tranh vào loại nhỏ nhất của phòng tranh được đặt vào một chỗ như để lấp khoảng trống “điểm xuyết” cho một bô" cục. Lạ thay bức tranh thu gọn vào mắt, nó to dần, núi ngàn hùng vĩ và con ngựa đang lên đường với nước xăm, nước đôi rồi nước đại... Người trên yên là hình ảnh in sâu trong tâm khảm tôi, rất gần gũi thiêng liêng! Bức tranh con ngựa lặn dần vào sâu thẳm và hiện lên trong tâm tưỏng tôi câu chuyện con ngựa Bác Hồ. 102 NGUyỄN ÁI QUỐC QUA HÓI ứcCỦA BÀ ME NGA Một ngày xuân chiến khu Việt Bắc. Hồ Chủ tịch giao nhiệm vụ cho ông Vũ Đình Huỳnh Bí thư của Ngưòi: - Các cơ quan ở phân tán, đường hiểm trở, nhiều đèo, nhiều suôi, việc công tác, họp hành của các cụ cao tuổi, sức yếu vất vả. Các cụ ngại nằm cáng... Phần đông các cụ ỏ Trung ương Mặt trận, ở Quốc hội; Hội đồng Chính phủ đã quyết nghị cho Bộ Tài chính chi ngân sách sắm phương tiện đi lại cho các vỊ nhân sĩ trí thức và từng bước có đủ phương tiện cho các vị trong Chính phủ khi đi công tác những nơi xa. Lần này chú đi tậu một số con ngựa, chủ yếu phục vụ các cụ ở khối Mặt trận và Quốc hội. Chú chọn loại ngựa vóc vừa phải để các cụ lên yên, xuôVig ngựa được dễ dàng. Đặc biệt chọn cho đưỢc loại ngựa thuần nết, nước đi có kém một chút cũng đưỢc chứ ngựa hay mà trắc nết nó đá các cụ thời nguy to. Ông Vũ Đình Huỳnh đang chuẩn bị hành trang đi Cao Bằng mua ngựa thì cụ Vi Văn Định từ cơ quan Trung ương Mặt trận Liên Việt chông gậy băng rừng đến gặp. Ông Huỳnh trịnh trọng đón cụ Vi vào nhà. Cụ Vi vẫn dừng bước trưốc cửa ngắm:.. - Cảnh trí tuyệt đẹp. Nhà lá đơn sơ mà rất thơ. ông chọn chỗ ỏ đắc khí hoà nhân... Hồ Chủ tịch mòi ông làm Bí thư cho Người là tâm phúc của Người. Sau một tuần trà, cụ Vi vẻ thận trọng: - Tôi ngỏ lời vói ông nếu không phải, xin ông thứ lỗi vì không phải tôi tò mò. - Thưa cụ - ông Huỳnh nói - có việc gì hệ trọng xin cụ cho biết. 103 SƠNTỪNG_________________________________________________ - Tôi vừa được cụ Bảng (cụ Phó Bảng Bùi Kỷ) cho biết, Bác Hồ cử ông lo việc mua ngựa để các cụ đi công tác. - Vâng! Thưa cụ, cháu được Bác giao cho công việc ấy. Cháu sắp sửa lên đưòng ạ. - Tôi có hiểu biết chút đỉnh về chọn ngựa nòi. Những con ngựa ngưồi nhà tôi cưỡi đều do tay tôi chọn lọc. ông có thể để tôi cùng đi giúp ông lo liệu việc này. Cốt chọn được con ngựa tuyệt đối an toàn cho Cụ Hồ. - Tấm lòng cụ đối với Hồ Chủ tịch thật cao cả. Cháu chỉ lo đường xa, sang tận Cao Bằng, nhiều đèo, nhiều suối. Tiết trời còn mưa rét. Cụ đi vất vả lắm. Để chúng cháu mua về, trong sô"ngựa ấy, cụ chọn một con để phục vụ Bác Hồ. - Tôi đã có thời làm quan. Nhưng tôi không làm mất hết gốc rễ con ngưòi nơi đất rừng biên cương của Tổ quốc. Ông cứ yên tâm, tôi đi bộ đường rừng còn dẻo bước 1 lắm. Tôi muôn được chọn một con ngựa giữa đông đàn bảo đảm hơn chọn giữa số ít. Đây là dịp tôi đưỢc tỏ bày ân tri ngộ với Cụ Hồ. Ông Vũ Đình Huỳnh càng thấm thìa đức nhân của Bác Hồ “gia ân xoá oán”. Tối ngày mùng 3 tháng 9 ông Vũ Đình Huỳnh đưa Bác Hồ đến Hoả Lò. ông Lê Giản, Tổng Giám đốc Nha Công an Việt Năm, ông Chu Đình Xương Giám đốc Nha Công an Bắc Bộ đã đợi sẵn đón Bác ở cửa nhà giam. Ngưồi đến từng buồng giam. Người nhìn qua cửa xà lim nhốt những tên trọng tội. Người hỏi ông Lê Giản: - Loại này phạm tội gì? - Thưa Bác, tội giết người cưốp của. 104 NGU/ÉN ÁI ọuốc ỌUA mức CÙA BÀ ME NGA Đi qua buồng rộng, tù nhân nằm giường, có chiếu trải, gỐl kê đầu, có ngọn đèn đủ ánh sáng... Ngưòi lại hỏi: - Những người ở phòng này phạm tội gì mà đưỢc như khách ngủ trọ? - Báo cáo Bác, các ông trong bộ máy cấp cao của chính phủ thân Nhật, ta bắt tạm giữ ở đây. Có cả Khâm sai đại thần Nguyễn Xuân Chữ, mới lên thay ông Phan Kế Toại đã từ chức. Hồ Chủ tịch nói: - Phải thả ngay các vị này, đợi lệnh phóng thích tất cả những tội phạm bị kết án trước ngày 19 tháng 8 năm 1945. Chỉ giam giữ những tên giết người, cướp của, chiếm đoạt tài sản của nhân dân. Nên nhổ, nhà tù của ta là nơi cải tà qui chính... Ngày 13 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh sô’ 33D/SL phóng thích tội nhân bị kết án trước ngày 19 tháng 8 năm 1945. Và Hồ Chủ tịch ra lệnh thả Ngô Đình Diệm đang bị giam tại Hà Nội. ĐưỢc phóng thích, Ngô Đình Diệm vào ngay nhà Chung ẩn náu. Một số nhà lãnh đạo còn phân vân Bác Hồ “quá nhẹ tay vối bọn tay sai Nhật Pháp không?”. Còn ông Bùi Lâm vôVi là ngưòi gần gũi với Nguyễn Ái Quốc ở Paris đến phòng làm việc của Hồ Chủ tịch, chất vấn: - Tại sao anh lại cho thả Ngô Đình Diệm, một tên rất nguy hiểm? Nó mà bắt đưỢc anh thì nó.... Hồ Chủ tịch vẫn diềm tĩnh: - Anh ngồi vào ghế. Anh nóng nảy rồi đấy. Từ việc to đến việc nhỏ mà nóng nảy thì không thể nào nhìn đúng, làm đúng được. Chúng ta nên nhớ, cuộc cách mạng của ta là cuộc cách mạng vì nước vì dân. Đoàn kết dân tộc, Tổ quốc trên hết. Không bới chuyện cũ để làm án mối. 105 SƠN TỪNG_______________________________________________________ Từ ngày nước độc lập, ai hành động trái với sự nghiệp dân tộc, vi phạm quyền lợi nhân dân thì nghiêm trị theo luật pháp. Chúng ta đang chuẩn bị một cuộc Tổng tuyển cử toàn dân để có một Quốc hội, một Hiến pháp, một Chính Phủ của nhân dân. Giọng nói của Ngưòi trầm lắng - Tôi chưa kịp mòi cụ Phạm Quỳnh ra cùng chúng ta gánh vác việc nước thì... Ông Bùi Lâm đứng dậy ôm lấy Bác Hồ: - Xin anh thứ lỗi, tôi vẫn chưa sửa đưỢc cái tật “dầu hoả nộ ngôn”, (nóng ậầu thốt ra lòi giận). Bác Hồ cười hiền từ: - Cái nóng của anh so với hồi còn ỏ Paris đã giảm hơn một nửa. Sau hôm ấy, Bác Hồ cử ông Vũ Đình Huỳnh đi mời cụ Vi Văn Định. Một ông giúp việc cho Bác, thưa với Bác: “Ông Vi Vàn Định làm Tổng đốc Thái Bình khét tiếng bắt cán bộ cách mạng, ta không trừng trị là phúc cho ông ta. Bác mòi ông ta ra làm việc, liệu có nên không thưa Bác?”. Bác mỉm cưòi: - Một người có “tiếng khét” chắc cũng còn có cả “tiếng thơm” chứ? Chúng ta khơi thác, sử dụng cái tiếng thơm ấy có lợi cho sự nghiệp chung. Thiết tưởng cụ Vi Văn Định đang còn một niềm nhân tâm xứ Lạng; còn có con rể danh tiếng như ông Nguyễn Văn Huyên, ông Hồ Đắc Di và cháu rể Tôn Thâ^t Tùng và đàn con cháu của cụ đang hăng hái tham gia việc nước... Ông Vũ Đình Huỳnh để nghị vổi Hồ Chủ tịch cử một vài cán bộ bị bắt giam ở Thái Bình trưóc đây đi mời cụ Vi Văn Định. Và ông Huỳnh đã đưỢc Bác Hồ cử xuốhg Thái Bình, thay mặt Bác giao nhiệm vụ cho đồng chí Ba Ngọ và hai nữ cán bộ đã bị Tổng đôc Vi Văn Định bắt giam đi mời cụ Vi Vàn Định. 106 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn