Xem mẫu

Ngôn Ngữ Lập Trình C# Chương 8 THỰC THI GIAO DIỆN Thực thi giao diện Thực thi nhiều giao diện Mở rộng giao diện Kết hợp các giao diện Truy cập phương thức giao diện Gán đối tượng cho một giao diện Toán tử is Toán tử as Giao diện đối lập với trừu tượng Thực thi phủ quyết giao diện Thực thi giao diện tường minh Lựa chọn thể hiện phương thức giao diện Ẩ n thành viên Câu hỏi & bài tập Giao diện là ràng buộc, giao ước đảm bảo cho các lớp hay các cấu trúc sẽ thực hiện một điều gì đó. Khi một lớp thực thi một giao diện, thì lớp này báo cho các thành phần client biết rằng lớp này có hỗ trợ các phương thức, thuộc tính, sự kiện và các chỉ mục khai báo trong giao diện. Một giao diện đưa ra một sự thay thế cho các lớp trừu tượng để tạo ra các sự ràng buộc giữa những lớp và các thành phần client của nó. Những ràng buộc này được khai báo bằng cách sử dụng từ khóa interface, từ khóa này khai báo một kiểu dữ liệu tham chiếu để đóng gói các ràng buộc. Một giao diện thì giống như một lớp chỉ chứa các phương thức trừu tượng. Một lớp trừu tượng được dùng làm lớp cơ sở cho một họ các lớp dẫn xuất từ nó. Trong khi giao diện là sự trộn lẫn với các cây kế thừa khác. 176 Thực Thi Giao Diện Ngôn Ngữ Lập Trình C# Khi một lớp thực thi một giao diện, lớp này phải thực thi tất cả các phương thức của giao diện. Đây là một bắt buộc mà các lớp phải thực hiện. Trong chương này chúng ta sẽ thảo luận cách tạo, thực thi và sử dụng các giao diện. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ bàn tới cách thực thi nhiều giao diện cùng với cách kết hợp và mở rộng giao diện. Và cuối cùng là các minh họa dùng để kiểm tra khi một lớp thực thi một giao diện. Thực thi một giao diện Cú pháp để định nghĩa một giao diện như sau: [thuộc tính] [bổ sung truy cập] interface [: danh sách cơ sở] { } Phần thuộc tính chúng ta sẽ đề cập sau. Thành phần bổ sung truy cập bao gồm: public, private, protected, internal, và protected internal đã được nói đến trong Chương 4, ý nghĩa tương tự như các bổ sung truy cập của lớp. Theo sau từ khóa interface là tên của giao diện. Thông thường tên của giao diện được bắt đầu với từ I hoa (điều này không bắt buộc nhưng việc đặt tên như vậy rất rõ ràng và dễ hiểu, tránh nhầm lẫn với các thành phần khác). Ví dụ một số giao diện có tên như sau: IStorable, ICloneable,... Danh sách cơ sở là danh sách các giao diện mà giao diện này mở rộng, phần này sẽ được trình bày trong phần thực thi nhiều giao diện của chương. Phần thân của giao diện chính là phần thực thi giao diện sẽ được trình bày bên dưới. Giả sử chúng ta muốn tạo một giao diện nhằm mô tả những phương thức và thuộc tính của một lớp cần thiết để lưu trữ và truy cập từ một cơ sở dữ liệu hay các thành phần lưu trữ dữ liệu khác như là một tập tin. Chúng ta quyết định gọi giao diện này là IStorage. Trong giao diện này chúng ta xác nhận hai phương thức: Read() và Write(), khai báo này sẽ được xuất hiện trong phần thân của giao diện như sau: interface IStorable { void Read(); void Write(object); } Mục đích của một giao diện là để định nghĩa những khả năng mà chúng ta muốn có trong một lớp. Ví dụ, chúng ta có thể tạo một lớp tên là Document, lớp này lưu trữ các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, do đó chúng ta quyết định lớp này này thực thi giao diện IStorable. Để làm được điều này, chúng ta sử dụng cú pháp giống như việc tạo một lớp mới Document được thừa kế từ IStorable bằng dùng dấu hai chấm (:) và theo sau là tên giao diện: 177 Thực Thi Giao Diện Ngôn Ngữ Lập Trình C# public class Document : IStorable { public void Read() { .... } public void Write() { .... } } Bây giờ trách nhiệm của chúng ta, với vai trò là người xây dựng lớp Document phải cung cấp một thực thi có ý nghĩa thực sự cho những phương thức của giao diện IStorable. Chúng ta phải thực thi tất cả các phương thức của giao diện, nếu không trình biên dịch sẽ báo một lỗi. Sau đây là đoạn chương trình minh họa việc xây dựng lớp Document thực thi giao diện IStorable. Ví dụ 8.1: Sử dụng một giao diện. -----------------------------------------------------------------------------using System; // khai báo giao diện interface IStorable { // giao diện không khai báo bổ sung truy cập // phương thức là public và không thực thi void Read(); void Write(object obj); int Status { get; set; } } // tạo một lớp thực thi giao diện IStorable public class Document : IStorable { public Document( string s) { Console.WriteLine(“Creating document with: {0}”, s); 178 Thực Thi Giao Diện Ngôn Ngữ Lập Trình C# } // thực thi phương thức Read() public void Read() { Console.WriteLine(“Implement the Read Method for IStorable”); } // thực thi phương thức Write public void Write( object o) { Console.WriteLine(“Impleting the Write Method for IStorable”); } // thực thi thuộc tính public int Status { get { return status; } set { status = value; } } // lưu trữ giá trị thuộc tính private int status = 0; } public class Tester { static void Main() { // truy cập phương thức trong đối tượng Document Document doc = new Document(“Test Document”); doc.Status = -1; doc.Read(); Console.WriteLine(“Document Status: {0}”, doc.Status); // gán cho một giao diện và sử dụng giao diện IStorable isDoc = (IStorable) doc; isDoc.Status = 0; 179 Thực Thi Giao Diện Ngôn Ngữ Lập Trình C# isDoc.Read(); Console.WriteLine(“IStorable Status: {0}”, isDoc.Status); } } -----------------------------------------------------------------------------Kết quả: Creating document with: Test Document Implementing the Read Method for IStorable Document Status: -1 Implementing the Read Method for IStorable IStorable Status: 0 ----------------------------------------------------------------------------- Ví dụ 8.1 định nghĩa một giao diện IStorable với hai phương thức Read(), Write() và một thuộc tính tên là Status có kiểu là số nguyên.. Lưu ý rằng trong phần khai báo thuộc tính không có phần thực thi cho get() và set() mà chỉ đơn giản là khai báo có hành vi là get() và set(): int Status { get; set;} Ngoài ra phần định nghĩa các phương thức của giao diện không có phần bổ sung truy cập (ví dụ như: public, protected, internal, private). Việc cung cấp các bổ sung truy cập sẽ tạo ra một lỗi. Những phương thức của giao diện được ngầm định là public vì giao diện là những ràng buộc được sử dụng bởi những lớp khác. Chúng ta không thể tạo một thể hiện của giao diện, thay vào đó chúng ta sẽ tạo thể hiện của lớp có thực thi giao diện. Một lớp thực thi giao diện phải đáp ứng đầy đủ và chính xác các ràng buộc đã khai báo trong giao diện. Lớp Document phải cung cấp cả hai phương thức Read() và Write() cùng với thuộc tính Status. Tuy nhiên cách thực hiện những yêu cầu này hoàn toàn phụ thuộc vào lớp Document. Mặc dù IStorage chỉ ra rằng lớp Document phải có một thuộc tính là Status nhưng nó không biết hay cũng không quan tâm đến việc lớp Document lưu trữ trạng thái thật sự của các biến thành viên, hay việc tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu. Những chi tiết này phụ thuộc vào phần thực thi của lớp. Thực thi nhiều giao diện Trong ngôn ngữ C# cho phép chúng ta thực thi nhiều hơn một giao diện. Ví dụ, nếu lớp Document có thể được lưu trữ và dữ liệu cũng được nén. Chúng ta có thể chọn thực thi cả hai giao diện IStorable và ICompressible. Như vậy chúng ta phải thay đổi phần khai báo trong danh sách cơ sở để chỉ ra rằng cả hai giao diện điều được thực thi, sử dụng dấu phẩy (,) để phân cách giữa hai giao diện: public class Document : IStorable, ICompressible 180 Thực Thi Giao Diện ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn