Xem mẫu

PHẦN 3 NHỮNG MỐC SON CỦA CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRÊN ðẤT NAM BỘ THÀNH ðỒNG 99 TUA HAI VỚI SỰ LỰA CHỌN CON ðƯỜNG VŨ TRANG KHỞI NGHĨA Thực tế ñấu tranh trong hai năm ñầu thi hành Hiệp ñịnh Genève (1954 - 1956) ñã cho thấy muốn cho cách mạng miền Nam tiến lên, thì phải: “tổ chức tự vệ trong quần chúng”, phải “củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa, ñồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh, làm ñiều kiện căn bản ñể trì và phát triển lực lượng vũ trang”1. Tại miền Nam, ñồng chí Lê Duẩn cũng cho biết: “nhân dân miền Nam chỉ có một con ñường là vùng lên chống lại Mỹ - Diệm ñể cứu nước và tự cứu mình. Ngoài con ñường ñó không còn con ñường nào khác”2; còn Xứ ủy Nam Bộ trong hội nghị tháng 12-1956 khẳng ñịnh: “phải dùng bạo lực tổng khởi nghĩa giành chính quyền... Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các ñội vũ trang bí mật, xây dựng các căn cứ miền núi”. Có thể coi quá trình chuyển chiến lược cách mạng miền Nam bắt ñầu từ ñó và hướng chuyển là phải có lực lượng vũ trang và ñấu tranh quân sự. Nhận thức mới này của ðảng phù hợp với tình hình cách mạng miền Nam, bởi chính sự tàn bạo của Mỹ - Diệm ñã buộc nhân dân phải sử dụng bạo lực quần chúng ñể tự vệ và giữ gìn lực lượng còn lại. ðến cuối năm 1956, riêng Nam Bộ ñã có 37 ñơn vị tự vệ vũ trang. Từ giữa năm 1957, các ñơn vị vũ trang dưới danh nghĩa giáo phái (tiểu ñoàn Ngô Văn Sở, các tiểu ñoàn ðinh Tiên Hoàng, tiểu ñoàn U Minh, tiểu ñoàn Trần Hưng ðạo, các tiểu ñoàn 502, 504, 506, 508, ở miền ðông Nam Bộ, các ñơn vị vũ trang chủ lực của miền và của tỉnh (C50, C60, C70, C80, C200, C300, C250 Biên Hòa, C40 Bà Rịa, C233, 235 Long An) cũng ñược xây dựng và ñẩy mạng hoạt ñộng vũ trang ở các ñịa phương miền ðông. Trên toàn Nam Bộ, ñịa phương nào cũng có các ñội tự vệ, du kích dưới nhiêu tên gọi khác nhau. Tháng 10-1957 ñơn vị chủ lực ñầu tiên của Nam Bộ (D. 250) ra ñời; giữa năm 1958, Bộ Tư lệnh miền ðông Nam Bộ cũng ñược thành lập. Song với sự ra ñời của lực lượng ấy là hoạt ñộng vũ trang cũng ñược ñẩy mạnh. Năm 1957, tập kích ñồn Bến Củi - Sông Bé (5-1957), tấn công ñịch ở thị trấn Minh Thanh - Thủ Dầu Một (10-8-1957), ñánh trại Be - Biên Hòa (10-9-1957), phục kích ñịch ở Lò Than - Biên Hòa (12-1957). Năm 1958, ñánh chi khu quân lỵ Dầu Tiếng (Bình Dương) 11-10-1958...3 Sự phát triển lực lượng vũ trang và hoạt ñộng quân sự trên không phải là quá trình tự phát, bởi nó ñáp ứng từng bước và kịp thời với tình hình phong trào cách mạng miền Nam trước sự tấn công bình ñịnh của kẻ thù; nó vẫn phù hợp với ñường lối của ðảng: “Hình thức ñấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là ñấu trang chính trị. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt ñối không dùng hình thức tự vệ trong hòan cảnh nhất ñịnh, hoặc không tận dụng lực lượng vũ trang của giáo phái chống Diệm”4; ñồng thời nó cũng làm bộc lộ cái khuôn khổ chật hẹp của chủ trương chiến lược ñấu tranh chính trị mà ðảng ñã ñể ra từ sau Hiệp ñịnh Genève 1954. 1 Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, tháng 6-1956, Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 tr 218 2 ðề cương cách mạng miền Nam, tháng 8-1956. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 tr 790 3 Lịch sử ðảng bộ miền ðông Nam Bộ lãnh ñạo kháng chiến chống thực dân Pháp và ñế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb CTQG H.2003 tr 246-248 4 Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, tháng 6-1956, Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 tr 220 100 ðặc biệt là từ năm 1959, hoạt ñộng của các lực lượng vũ trang cách mạng ñã trở nên nghiêm trọng ñối với ñịch. Những trận ñánh quân sự ñã diễn ra không ngớt: ñánh ñịch ở Vĩnh Thanh (Bình ðịnh) 6-2-1959, Bác Ái (Ninh Thuận) 7-2-1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) 28-8-1959. Ở miền ðông Nam Bộ, ñơn vị C. 250 tấn công trụ sở phái ñoàn cố vấn Mỹ MAAG tại Tân Mai - Biên Hòa (7-7-1959). Ở Quảng Nam, các ñơn vị vũ trang 339, 89, 299 của tỉnh ra ñời từ tháng 3-1959 ñến tháng 9-1959 trở thành nòng cốt cho cuộc nổi dậy khởi nghĩa Trà Bồng (tháng 8-1959) sau ñó biến toàn bộ vùng miền Tây Quảng Ngãi thành chiến trường của chiến tranh du kích. Ở miền Tây Nam Bộ cuối 1959, các tiểu ñoàn vũ trang giáo phái (ðinh Tiên Hoàng và Ngô Văn Sở) tấn công vùng Vàm Cái Tàu (ngày 25-8-1959) sau ñó tiến hành vũ trang tuyên truyền trên vùng rộng lớn của các tỉnh Cá Mau, Rạch Giá. Tiểu ñoàn 502 Kiến Phong ñã ñánh ñịch ở Giồng Thị ðạm -Gò Quảng Cung (26-9-1959), mở ñầu cho phong trào Kiến Tường, tiểu ñoàn 506, 508 Long An, ñẩy mạnh các hoạt ñộng quân sự tấn công ñịch chuyển sang hỗ trợ quần chúng diệt ác phá kìm trên một vùng rộng lớn... Những cuộc ñấu tranh quyết liệt chống càn, chống phá làng buôn, chống ñịch tập trung dân ở miền Trung, Tây Nguyên, chống di ñời dân ở Nam Bộ cũng thường phải sử dụng bạo lực quần chúng có vũ trang tự vệ. Như vậy, trong giai ñoạn chuyển thế chiến lược, ñấu tranh chính trị của quần chúng vẫn là một phương thức chủ yếu, nhưng ñấu tranh vũ trang càng ngày càng trở thành một yêu cầu bức xúc của phong trào. ðể ñưa cách mạng ở mỗi ñịa phương cũng như toàn miền phát triển, cần và nhanh chóng phải tổ chức lực lượng vũ trang thích hợp. Trong thực tế, ñấu tranh vũ trang ñã dần dần trở thành hoạt ñộng phổ biến trong phong trào yêu nước ở cả miền Nam; càng về sau nó ñã trở thành nhu cầu sống còn của các lực lượng cách mạng và quần chúng trong cuộc ñấu tranh bảo vệ và phát triển cách mạng trên toàn miền cũng như ở từng ñịa phương. Bước ngoặt trong quá trình chuyển chiến lược là từ năm 1959. ðảng họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1-1959) ñã dứt khoát chọn con ñường cách mạng bạo lực ñể ñưa cách mạng miền Nam tiến lên. Hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là: “Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay thì con ñường ñó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang ñể ñánh ñổ chính quyền thống trị ñế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân”1. ðây chính là sự lựa chọn tiến hành ñấu tranh vũ trang ñể chuyển thành chiến tranh cách mạng, bất chấp sự ñồng tình không thống nhất của các nước anh em. ðối với các chiến trường cụ thể ở miền Nam, Nghị quyết 15 có ý nghĩa danh chính ngôn thuận cho con ñường vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền, bởi việc xây dựng phát triển các lực lượng vũ trang, ñẩy mạnh hoạt ñộng vũ trang ñược coi là hợp pháp, cần thiết trước mắt cho mỗi ñịa phương bước vào chuẩn bị cũng như tiến hành những cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Tuy nhiên, trong nhận thức về mối quan hệ giữa ñấu tranh chính trị và ñấu tranh vũ trang lúc này vẫn có hai cách ñặt vấn ñề mà thực chất chỉ là hai cách vận dụng: một là ñề cao ñấu tranh chính trị của quần chúng và coi ñấu tranh vũ trang chỉ là kết hợp; hai là ñề cao ñấu tranh vũ trang khi còn ñấu tranh chính trị của quần chúng là cơ bản. Hội nghị Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ họp ở Hồng Ngự (tháng 12-1959) ñã quyết ñịnh trong tháng 1-1960 phát ñộng quần chúng khởi nghĩa ñều khắp, có kết hợp với hoạt ñộng vũ trang nhưng phải khôn khéo, tránh nặng về ñấu tranh vũ trang ñơn thuần. Trong 1 Nghị quyết 15 BCHTW tháng 1/1959. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 20. Nxb CTQG H.2002 tr 65 101 khi ñó Ban Quân sự liên tỉnh miền ðông họp ở Bàu Giá - Tây Ninh (ñầu tháng 1-1960) quyết ñịnh chọn ñánh bằng lực lượng vũ trang vào chỗ mạnh của ñịch ở Tua Hai ñể mở ñầu cho phong trào vũ trang khởi nghĩa. Tua Hai là một căn cứ cấp trung ñoàn của ñịch. ðây còn là nơi chúng ñào tạo biệt kích, huấn luyện tân binh, trang bị vũ khí cho các ñơn vị mới thành lập. So với các vị trí chiếm ñóng khác của ñịch ở Tây Ninh nói riêng và miền ðông nói chung, thì Tua Hai là một căn cứ lớn, bố trí trên một ñồn tua cũ của Pháp biệt lập với khu dân cư, việc bố trí phòng cho một căn cứ có sở chỉ huy trung ñoàn của ñịch như Tua Hai là tương ñối chặt chẽ và ñạt ñến trình ñộ chuẩn lúc ñó của việc bố trí phòng thủ của chúng. Bảo vệ Tua Hai có một tiểu ñoàn ứng chiến, 2 ñại ñội thám báo, 1 ñơn vị thiết giáp. Căn cứ ñược xây dựng theo kiểu thành - còn gọi là thành Nguyễn Thái Học, có bờ thành cao 2 m, xung quanh là các bãi trống. Lực lượng vũ trang cách mạng có ở ñây ngoài ba ñại ñội bộ binh và 1 ñại ñội ñặc công Miền, còn có lực lượng bộ ñội tỉnh Tây Ninh và du kích ñịa phương. Lực lượng hỗ trợ xung quanh căn cứ cũng ñã ñược xây dựng từ lâu và ñặc biệt là có cơ sở nội tuyến cách mạng trong căn cứ cũng khá mạnh. So với các vị trí ñược lựa chọn, thì Tua Hai có thuận lợi hơn cả về những nhân tố ñảm bảo thắng lợi. Như vậy, việc chọn ñánh Tua Hai là tất yếu vì nơi ñây hội ñủ những ñiều kiện của một trận ñánh quân sự vừa ñể châm ngòi cho một phong trào rộng lớn của quần chúng nhân dân, vừa có tính chất ñột phá cho một phương thức tác chiến mới của các lực lượng vũ trang cách mạng mới thành lập. Ngày 26-1-1960 (28 tết âm lịch), lực lượng chủ lực của Miền cùng lực lượng vũ trang ñịa phương Tây Ninh tiến hành ñánh căn cứ cấp trung ñoàn của ñịch (Trung ñoàn 32F21) ở Tua Hai. Chỉ 20 phút chiến ñấu ta ñã diệt 500 tên ñịch và thu về căn cứ gần 500 cây súng các loại. Ngay sau khi ñánh Tua Hai, ñịch ở các ñồn bót dọc lộ 22 từ Tây Ninh lên biên giới, lộ 3 và lộ 4 bỏ chạy vì hốt hoảng, nhân dân các ñịa phương ở ñây nổi dậy giải phóng xã, ấp; trong khi nhân dân các huyện Châu Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Hòa Thành và thị xã Tây Ninh nhất tề nổi dậy khơi nghĩa, phát triển lực lượng vũ trang và hoạt ñộng quân sự ñánh ñịch, gỡ 50% số ñồn bót ñịch, giải tán gần 80% tề xã, ấp. Tận Tua Hai là trận ñột phá cho quân dân miền ðông chuyển thế chiến lược sang tấn công. ðiều quan trọng là từ ñây có một “cách Tua Hai” ñã hình thành trong phong trào khởi nghĩa ở Nam Bộ - cách nổi dậy khởi nghĩa mở ñầu bằng hoạt ñộng quân sự của lực lượng vũ trang ñịa phương. Ở Long An, lực lượng vũ trang tỉnh (D. 506) tập kích ñồn ðức Tập, mở ñầu cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân các huyện ðức Hòa, ðức Huệ, Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ... Ở Kiến Tường, lực lượng vũ trang tỉnh cùng lực lượng vũ trang huyện và cơ sở ñã vây ñánh các ñồn ñịch mở màn cho cuộc nổi dậy của nhân dân các xã huyện trong tỉnh. Ở Mỹ Tho, ñơn vị vũ trang 514 của tỉnh mở ñợt hoạt ñộng vũ trang tuyên truyền từ 25-2-1960 hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy. Ở Gò Công, các tổ vũ trang cũng ñược phân công mở ñầu cho các hoạt ñộng khởi nghĩa... Hầu hết các tỉnh Nam Bộ và miền Trung khi tiến hành ñồng lọat khởi nghĩa ñều sử dụng lực lượng vũ trang và hoạt ñộng quân sự châm ngòi cho phong trào quần chúng. Sau Tua Hai, lực lượng vũ trang các ñịa phương ñều hoạt ñộng mở ñường và làm nòng cốt cho những cuộc khởi nghĩa. Ngay cả Bến Tre là nơi ðồng khởi mở ñầu bằng cuộc nổi dậy của quần chúng, thì sau ñó lực lượng vũ trang nòng cốt cho phong trào quần chúng tiếp tục nổi dậy ñấu tranh chống sự phản kích của kẻ thù. 102 Như vậy, Tua Hai ñã mở màn cho một loạt những cuộc khởi nghĩa của quần chúng theo cách thức: dùng lực lượng vũ trang ñịa phương ñánh vào nơi ñịch mạnh nhất gây thối ñộng và châm ngòi cho cuộc nổi dậy của nhân dân ñịa phương khởi nghĩa giành chính quyền làm chủ và tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ. Sự lựa chọn Tua Hai có tính táo bạo của một quyết tâm lớn chuyển chiến lược. Dùng lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho phong trào quần chúng rộng lớn, lấy thắng lợi của hoạt ñộng vũ trang gây men thúc ñẩy phong trào quần chúng ñấu tranh chính trị, dùng ñấu tranh vũ trang ñể hướng phong trào quần chúng yêu nước ñi vào chiến tranh cách mạng. Chiến thắng Tua Hai cũng khẳng ñịnh vai trò thiết yếu của lực lượng vũ trang trong chiến tranh cách mạng, nhất là ở giai ñoạn ban ñầu khi so sánh lực lượng còn nghiêng về phía ñịch. Nhìn lại chiến thắng Tua Hai ta càng thấy rõ sự chỉ ñạo ñúng ñắn của ðảng và sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến thần thánh; nó là niềm tự hào của quân dân ta và cũng là nhân tố ñảm bảo cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hôm nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban tổng kết chiến tranh tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường (1945-1975). Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Tây Ninh 1990 2. ðề cương cách mạng miền Nam, tháng 8-1956. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 3. Lịch sử ðảng bộ miền ðông Nam Bộ lãnh ñạo kháng chiến chống thực dân Pháp và ñế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb CTQG H.2003 4. Nghị quyết 15 BCHTW tháng 1/1959. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 20. Nxb CTQG H.2002 5. Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, tháng 6-1956. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 103 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn