Xem mẫu

Mười Lời Khuyên Thực Tế
Cho

Phóng Viên Môi Trường
Tác giả: Peter Nelson
Tài liệu của Trung Tâm Nhà Báo Quốc Tế
Với sự hỗ trợ của Quỹ Thiên Nhiên Toàn Cầu

Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur

Tác quyền: Copyright © 1995 thuộc về International Center for Journalists
ISBN Number 0-9626584-6-4
Tác quyền được bảo vệ. Không phần nào của tài liệu này được chế lại hoặc sao chép
mà không có sự đồng ý bằng lời của nhà xuất bản.
Tài liệu được dịch với sự cho phép của Trung Tâm Nhà Báo Quốc Tế (ICFJ).
Trung Tâm Nhà Báo Quốc Tế là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận nhằm đào tạo và
hỗ trợ các nhà báo chuyên nghiệp khắp thế giới. Trung tâm được đặt tại thủ đô
Washington, ngọai ô Reston, bang Virginia và tổ chức các chương trình với tài trợ từ
đóng góp của ngành báo chí Mỹ, tiền chính phủ và tư nhân. Trung tâm kỷ niệm 10 năm
đầu tiên phục vụ báo chí quốc tế vào năm 1995.
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:
The Center for Foreign Journalists
11690-A Sunrise Valley Drive
Reston, Virginia 22091-1409 USA
Tel: (703) 620-5984 • Fax: (703) 620-6790
Telex: 265132 CFJ UR • E-mail: editor@cfj.org
• • • • •
Quỹ Thiên Nhiên Toàn Cầu (World Wide Fund for Nature-WWF) là tổ chức bảo
tồn tư nhân quốc tế lớn nhất thế giới với 28 đơn vị và Tổ chức Quốc gia Trực thuộc khắp
thế giới và hơn 5,2 triệu ủng hộ viên thường xuyên. Mục đích của WWF là bảo tồn thiên
nhiên và sinh thái bằng cách bảo vệ các giống loài và sự đa dạng sinh học; bằng cách bảo
đảm việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên có thể tái tạo một cách bền vững cho cả bây giờ
lẫn tương lai; và bằng cách đẩy mạnh các họat động giảm ô nhiễm, khai thác và sử dụng
tài nguyên hoang phí. Tại Canada và Mỹ, WWF tiếp tục mang tên Quỹ Đời Sống Hoang
Dã Thế Giới (World Wildlife Fund).
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:
Conservation News Service
WWF
CH-1196 Gland, Switzerland

Giới thiệu tác giả
Peter Nelson là phóng viên tự do thường trú ở Washington, D.C. Từ 1990-1992, ông là
tổng biên tập của Greenwire, một hãng tin về môi trường. Ông chuyên viết về môi
trường, phát triển và chính trị liên quan đến môi trường tại Mỹ. Nelson cũng đã làm việc
cho hãng tin chính trị The Hotline. Năm 1988, ông tốt nghiệp Đại học McGill ở
Montreal, Canada với bằng cử nhân khoa học chính trị.
Mục lục
Lời nói đầu
Giới thiệu
Nội dung:
1) Viết bài độc đáo
2) Xây dựng và duy trì nguồn tin tốt
3) Hãy chuẩn bị trước
4) Giải nghĩa các thuật ngữ môi trường
5) Làm bài viết sống và có liên quan
6) Suy nghĩ hai lần về các con số
7) Đưa tin khoa học một cách cẩn thận
8) Tìm kiếm các lợi ích ẩn
9) Bài cần cân xứng
10) Đừng quên những bài tiếp theo
Kết luận

LỜI NÓI ĐẦU
Mười Lời Khuyên Thực Tế Cho Phóng Viên Môi Trường là tài liệu thứ hai trong loạt
những hướng dẫn về kỹ thuật viết báo chuyên môn do Trung Tâm Nhà Báo Quốc Tế
(ICFJ) xuất bản. Giống như tài liệu đầu, tên là Mười Lời Khuyên Thực Tế Cho Phóng
Viên Thương Mại và Kinh Tế, mục đích là giúp nhiều đối tượng phóng viên, biên tập viên
khắp thế giới, dù kiến thức của họ ở mức mới vào nghề hay chuyên gia. Ý tưởng viết tài
liệu này đã đến sau một lọat các seminar về môi trường do nhân viên CFJ thực hiện. Họ
phát hiện rằng các nhà báo thiếu các tài liệu về cách viết, và nhu cầu này rất lớn.
Các lời khuyên này chủ yếu dành cho phóng viên. Những ai còn mới trong lĩnh vực
môi trường có thể dùng cuốn sách nhỏ này như là sách hướng dẫn còn những người có
kinh nghiệm có thể dùng sách để suy nghĩ lại cách xây dựng nguồn tin hay theo dõi tin
bài hàng ngày. Biên tập viên, “người gác cửa” cho những gì xuất hiện trên báo hay truyền
hình, cũng có thể sử dụng các lời khuyên để học thêm cách làm tin môi trường rõ hơn và
hữu ích hơn cho bạn đọc. Một câu thường hay nghe ở mỗi seminar về môi trường của
trung tâm cho phóng viên là: “Hãy nói với biên tập viên của tôi!”
Một trong những sợi chỉ xuyên suốt cuốn sách là các tin môi trường đều khác nhau.
Tin về môi trường rất rộng bao gồm tất cả những gì trong cuộc sống, có quan hệ khăng
khít với các lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa và kinh tế. Tin về môi trường phức tạp
nên không theo các công thức hay cách giải thích thông thường. Tin môi trường đòi hỏi
kỹ thuật và kỹ năng. Đưa tin về môi trường không thể chính xác vì khoa học môi trường
không chính xác – không chính xác về nguồn tin, dữ liệu, phương pháp luận khoa học và
giải pháp. Và còn có ảnh hưởng tình cảm lên con người nữa.
Nói chung, muốn viết giỏi về môi trường cần những yêu cầu chung để làm báo tốt như
phải viết hấp dẫn, viết rõ ràng, giải thích những điều phức tạp cho độc giả; và đưa ra giải
pháp – không phải chỉ vấn đề.

Giới thiệu
Báo chí môi trường là một hiện tượng tương đối mới. Cách đây 30 năm, ít phóng viên
viết sâu về đề tài này. Quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa phải là
vấn đề của rộng rãi công chúng. Ngày nay, hầu hết các cơ quan thông tấn đều nhận ra
rằng môi trường là chuyện lớn, và khi có thể thì sử dụng nhiều nguồn lực để đưa tin môi
trường.
Đưa tin môi trường không còn bị coi là chuyện xa lạ nữa. Nhưng nó sẽ là vấn đề phức
tạp, có thể như vậy. Các vấn đề môi trường có liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội và
sức khỏe cộng đồng. Chúng vượt khỏi phạm vi biên giới. Ở các nước đang phát triển nơi
nhu cầu tăng trưởng rất mạnh và nguy cơ tổn hại môi trường rất lớn, vấn đề này càng
phải đề cao. Đưa tin kịp thời và chính xác trở nên cần thiết hơn bao giờ.
Hai điều cần nhớ
1) Phóng viên phải nhớ tới độc giả của mình.
2) Phóng viên nên đặt câu hỏi.
Tôi nghĩ hầu hết các bài viết đều có thể được làm hay hơn bằng cách áp dụng các
nguyên tắc cơ bản đó. Dù rõ ràng là vậy nhưng lại dễ bị quên.
Trách nhiệm chính của phóng viên là với độc giả hay khán giả. Nhiều người chỉ sử
dụng tin tức làm nguồn thông tin duy nhất cho các vấn đề môi trường vốn phức tạp. Điều
này có nghĩa phóng viên như là người dạy để giải thích các vấn đề kỹ thuật khi viết một
bài hay, hấp dẫn.
Khi phóng viên mang độc giả trong đầu, họ thấy phải viết rõ ràng hơn và cung cấp đầy
đủ thông tin liên quan để làm bài viết có nghĩa. Có nhà báo biện hộ rằng họ chỉ viết cho
lượng độc giả giới hạn là các chuyên gia và phần lớn người ta không chú ý đến tin môi
môi trường. Tôi không đồng ý. Mọi người đều quan tâm đến môi trường.
Nhắc phóng viên đặt thêm câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn. Đơn giản vì đó là điều họ làm.
Nhưng quá nhiều phóng viên không hỏi đủ câu hỏi và không đủ lý giải cho bài viết của
mình để người đọc hay khán giả hiểu.
Có phóng viên bị nguồn tin làm cho sợ, có thể sợ vì lý do khoa học. Kết quả là nhà báo
không tìm đủ thông tin họ cần như định nghĩa một thuật ngữ kỹ thuật, tầm quan trọng của
một kết quả, hay vấn đề được đồng ý về mặt khoa học như thế nào.
Bạn dễ gật đầu khi nguồn tin thao thao vì bạn giả vờ hiểu. Nhiều nhà báo sợ phải cho
thấy mình còn thiếu kiến thức hay sợ câu hỏi của mình ngớ ngẩn. Đối với nhà báo, không
câu hỏi nào là ngớ ngẩn. Chỉ có những câu không cần thiết thôi. Rõ ràng người ta không
hỏi một nhà khoa học nổi tiếng thế giới tên ông ta viết thế nào. Chuẩn bị trước khi phỏng
vấn là cần thiết, và điều này được đề cập ở chỗ khác trong sách này. Bất cứ cái gì có thể
giúp phóng viên hiểu rõ vấn đề hơn thì nên hỏi. Có thể hơi bối rối khi thú nhận bạn
không biết điều gì đó, nhưng chẳng tốt hơn mang tiếng viết ẩu sao?
Những lời khuyên trong sách này đi từ cách tìm ra những ý mới để viết đến cách xử lý
số liệu. Rõ ràng đây không phải là một tập sách đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn.

nguon tai.lieu . vn