Xem mẫu

TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu sâu của sinh viên ngành Sư phạm
kỹ thuật chúng tôi đã biên soạn cuốn “Lý thuyết học tập”. Cuốn sách này trang bị
cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các lý thuyết học tập và các chiến lược dạy
học. Bên cạnh đó, cuốn sách này giúp người học hiểu rõ hơn các môn học chuyên
ngành như: Phương pháp dạy học chuyên ngành và kỹ năng dạy học, giáo dục học.
Sau khi học xong học phần này sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học để
xây dựng cho mình hệ thống những chiến lược dạy học hiệu quả, phục vụ công việc
giảng dạy.
Cuốn sách này được chia làm 3 phần chính:
- Cơ sở của các lý thuyết học tập;
- Các lý thuyết học tập chính;
- Chiến lược học tập và dạy học hiệu quả
Cuốn sách này mới được biên soạn lần đầu và là một học phần tự chọn của
sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật. Do vậy trong quá trình biên soạn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô và các Sinh viên!

.
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Hƣng Yên
Tác giả

TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

MỤC LỤC

Chƣơng 1 ......................................................................................................1
CƠ SỞ CỦA CÁC LÝ THUYẾT HỌC TẬP ...............................................1
1.1. Cơ sở triết học....................................................................................... 1
1.2. Cơ sở tâm lý học ................................................................................... 1
1.2.1. Khái niệm hoạt động học ................................................................. 1
1.2.2. Đối tượng của hoạt động học ........................................................... 3
1.2.3. Phương tiện học tập......................................................................... 3
1.2.4. Điều kiện học tập ............................................................................ 4
1.2.5. Sự hình thành hoạt động học tập ..................................................... 4
1.2.5.1. Động cơ học tập ..........................................................................4
1.2.5.2. Mục đích học tập .........................................................................5
1.2.5.3. Sự hình thành các hành động học tập ............................................6
1.2.5.6. Đặc điểm chung của hoạt động học tập của sinh viên ....................6
1.2.5.7. Tính tích cực trong hoạt động học của sinh viên............................7
1.3. Khái quát về lý thuyết học tập .............................................................. 8
1.3.1. Lý thuyết khoa học .......................................................................... 8
1.3.2. Lý thuyết học tập ............................................................................. 8
1.4. Các quan điểm tiếp cận nghiên cứu ứng dụng lý thuyết học tập trong
bối cảnh hiện nay .........................................................................................9
1.4.1. Tiếp cận phân tích (Tư duy cơ giới) ................................................. 9
1.4.1.1. Các phương pháp khoa học và khoa học về các vận động cơ giới
............................................................................................................. 10
1.4.1.2. Một số đặc điểm của tư duy cơ giới ............................................ 12
1.4.1.3. Ảnh hưởng của tư duy cơ giới trong lịch sử phát triển nhận thức . 15
1.4.2. Tiếp cận hệ thống .......................................................................... 17
1.4.2.1. Nhận thức khoa học trước sự phức tạp của thế giới ..................... 18
1.4.2.2. Cách nhìn hệ thống và các khoa học hệ thống ............................. 20
1.4.2.3. Tư duy hệ thống trong cách nhìn mới ......................................... 26
Chƣơng 2 ................................................................................................... 32
CÁC LÝ THUYẾT HỌC TẬP .................................................................. 32
2.1. Thuyết phản xạ có điều kiện của pavlov ............................................. 32
2.2. Thuyết hành vi .................................................................................... 35
2.2.1. Những quan niệm cơ bản của thuyết hành vi................................. 35
2.2.2. Những đặc điểm của học tập theo thuyết hành vi ........................... 36
2.3. Thuyết nhận thức ................................................................................ 37
2.3.1. Những quan niệm cơ bản của thuyết nhận thức ............................ 37
2.3.1.1. Quá trình hình thành lý thuyết nhận thức - hành vi ...................... 37
2.3.1.2. Quan điểm của Sheldon về Trị liệu hành vi - nhận thức cho cá nhân
............................................................................................................. 38
2.3.1.3. Bản chất của Thuyết nhận thức - hành vi .................................... 40
2.3.2. Những đặc điểm của học tập theo thuyết nhận thức....................... 43

TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

2.4. Thuyết kiến tạo .................................................................................... 44
2.4.1. Những quan niệm cơ bản của thuyết kiến tạo ................................ 44
2.4.2. Những đặc điểm của học tập theo thuyết kiến tạo .......................... 45
Chƣơng 3 .................................................................................................... 49
CHIẾN LƢỢC HỌC TẬP VÀ DẠY HỌC HIỆU QUẢ ............................. 49
3.1. Khái niệm chiến lƣợc học tập ............................................................. 49
3.2. Phân loại các chiến lƣợc học tập ......................................................... 50
3.2.1. Các chiến lược nhận thức .............................................................. 50
3.2.2. Các chiến lược học tập siêu nhận thức .......................................... 51
3.2.3. Các chiến lược sử dụng nguồn lực học tập…………………………62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 71

TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Chƣơng 1
CƠ SỞ CỦA CÁC LÝ THUYẾT HỌC TẬP
1.1. Cơ sở triết học
Những giả thuyết cơ bản của các lý thuyết học tập khác nhau có nguồn
gốc từ các quan điểm về thế giới quan nói chung và các cơ sở triết học nhận
thức nói riêng. Các lý thuyết triết học về nhận thức có thể được phân thành
hau nhóm chính là lý thuyết nhận thức định lượng khách thể (học thuyết khách
thể), lý htuyết nhận thức định hướng chủ thể. Có thể phân biệt nhận thức
khách thể và chủ thể như sau:
CÁC LÝ THUYẾT KHÁCH THỂ

CÁC LÝ THUYẾT CHỦ THỂ

1. Trong một thời điểm xác định, có

Không có tri thức khách quan. Mỗi

những tri thức chung, khách quan,

người hiểu và giải thích thế giới theo

nhờ đó có thể giải thích được thế

kinh nghiệm riêng của mình

giới. Tri thức này có tính ổn định và
có thể cấu trúc để truyền đạt cho
người học
2. Người học tiếp thu những kiến

Các chủ thể nhận thức có thể hiểu

thức đó và hiểu giống nhau

một cách khác nhau đối với cùng một
hiện thực

3. Giáo viên giúp học viên tiếp thu

Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học

những nội dung của tri thức khách

viên tăng cường tự trải nghiệm và

quan về thế giới vào cấu trúc tư duy

biết đặt vấn đề, từ đó giúp họ có thể

của họ

tự xây dựng tri thức của mình

1.2. Cơ sở tâm lý học
1.2.1. Khái niệm hoạt động học
Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt
động học. Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình tích
tiếp thu, tích luỹ những kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức
1

TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà
trường. Đó chính là việc học, là cách học theo phương pháp của cuộc sống
thường ngày, giống như con người khi sinh ra đến khi chết học ăn học nói học
gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng khôn…Trên thực tế, chỉ có
phương thức đặc thù( phương thức nhà trường) mới có khả năng tổ chức để cá
nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá
nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn;
và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để
chỉ hoạt động học diễn theo phương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo.
Bản chất của hoạt động học.
Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở
người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho
người học ở đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa
học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái tạo lại, người
học không có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân ( động cơ,
ý chí, …), càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy
nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi chính người học. Ai học thì người đó
phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với
chính bản thân mình, vì mình trong quá trình học. Mặc dù hoạt động học có
thể cũng có thể làm thay đổi khách thể. Nhưng như thế không phải là mục đích
tự thân của hoạt động học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm
thay đổi chính chủ thể của hoạt động.
Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là
việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà
học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao,
đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.
Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân
2

nguon tai.lieu . vn