Xem mẫu

HÀ MINH HỒNG LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN HIỆN ðẠI (1858 – 1975) NHÀ XUẤT BẢN ðẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH, 2005 LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN HIỆN ðẠI (1858 – 1975) 2 LỜI NÓI ðẦU Lịch sử Việt Nam cận - hiện ñại (thời kỳ 1858 - 1975) là lịch sử ñấu tranh anh dũng ngoan cường của dân tộc Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân và phát xít. Quá trình ấy, nhân dân ta ñã không chịu khuất phục trước sự thống trị, áp bức tàn bạo của ngoại bang, liên tục ñứng lên kiên quyết chống xâm lược, giành lại ñộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia dân tộc; bảo vệ và phát huy những thành quả của cách mạng tháng Tám; từng bước kiến thiết ñất nước theo con ñường chủ nghĩa xã hội, làm tiền ñề cho công cuộc thống nhất ñất nước. Từ những bi hùng của thời kỳ mất nước, ñến những ngày bão táp cách mạng mùa Thu, và kháng chiến 3000 ngày không ngủ, những năm tháng hào hùng “xẻ dọc Trường Sơn ñi cứu nước”, nhân dân Việt Nam ta ñã viết tiếp những trang sử vàng của truyền thống chống xâm lăng, ñã nêu cao chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời ñại Hồ Chí Minh. Các chương của tập sách này phản ánh khái quát và tóm lược những nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam hơn một thế kỷ, trong ñó làm toát lên chủ nghĩa yêu nước và nguyện vọng thiết tha của dân tộc về nền ñộc lập tự do của Tổ quốc thống nhất. Những nội dung phong phú khác của lịch sử sẽ ñược ñề cập ñến trong các công trình tiếp sau. Tập sách ñược xuất bản với mong muốn sẽ ñược ñồng nghiệp và sinh viên ñóng góp xây dựng khi ñọc và khi học, ñể lần tái bản sau ñược hoàn chỉnh hơn. Nhân lần xuất bản này, chân thành cảm ơn Hội ñồng khoa học Khoa Lịch sử, các ñồng nghiệp trong và ngoài Khoa Lịch sử trường ðại học Khoa học xã hội và Nhân văn; cảm ơn Nhà xuất bản ðại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ñã tạo ñiều kiện cho sách ñược xuất bản. Thành phố Hồ Chí Minh, 13 tháng 7 năm 2005 TÁC GIẢ 3 4 CHƯƠNG I CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX I. THỰC DÂN PHÁP ðÁNH CHIẾM VIỆT NAM - NHÂN DÂN NAM BỘ GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ CHỐNG XÂM LƯỢC 1. Việt Nam dưới triền Nguyễn ñối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp Từ lâu các thương nhân, giáo sĩ phương Tây, trong ñó có thương nhân và giáo sĩ người Pháp, ñã có mặt ở Việt Nam ñể tìm kiếm thị trường và ñạo trường mới. Sau khi bị ñẩy ra khỏi thuộc ñịa chung với Anh ở An ðộ, tư bản Pháp ñã ra sức tìm kiếm thuộc ñịa mới ở miền viễn ñông. Năm 1769, cùng lúc với sự ñóng cửa Công ty ðông An Pháp ở An ðộ, Hội truyền giáo của Pháp ở nước ngoài ñược thành lập. Tư bản Pháp cấu kết với giáo hội ñể mở cửa các quốc gia phong kiến phương ðông, trong ñó có Việt Nam. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ (1771) và chuyển thành phong trào dân tộc mạnh mẽ. Lợi dụng lực lượng Nguyễn Ánh chống Tây Sơn, thông qua việc ký Hiệp ước Versailles (28/7/1787), thực dân Pháp muốn xúc tiến việc can thiệp vào nội tình Việt Nam; nhưng ñến trước thế kỷ XIX thực dân Pháp vẫn chưa thực hiện ñược âm mưu xâm lược ở xứ này. Sau cuộc chiến chống Tây Sơn và vương triều Nguyễn Quang Trung, thì vương triều Nguyễn Gia Long ñược thiết lập (1802). Nửa ñầu thế kỷ XIX, các vương triều Nguyễn từ ñời Gia Long ñến ñời Minh Mạng, Thiệu Trị và ñầu ñời Tự ðức, ñã cho thi hành nhiều chính sách ñối nội và ñối ngoại nhằm củng cố phát triển quốc gia về chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn