Xem mẫu

DƯƠNG VIẾT TÌNH - TRẦN HỮU NGHỊ

LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG
Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2012

1

2

LỜI MỞ ĐẦU
Diện tích rừng ở nước ta ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều
nguyên nhân: Sự gia tăng dân số, đời sống người dân còn khó
khăn, trình độ dân trí thấp, các chính sách quản lý rừng còn
nhiều bất cập, công tác khuyến lâm chưa được quan tâm, đặc
biệt sự phối hợp của các bên có liên quan trong quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng còn rất hạn chế.
Hơn nữa ở vùng nông thôn miền núi, đời sống của các cộng
đồng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu
số. Từ đó dẫn đến vòng luẩn quẩn trong cộng đồng là nghèo đói
buộc họ phải khai thác bất hợp lí tài nguyên rừng, tài nguyên
rừng bị suy thoái dẫn đến môi trường sinh thái mất cân bằng như
hạn hán, bão lụt, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học suy giảm
nghiêm trọng do vậy nền kinh tế-xã hội của cộng đồng bất ổn,
nghèo đói lại tái diễn.
Trước những khó khăn và thách thức đó, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra nhiều chủ trương nhằm xã hội hoá nghề rừng như quá
trình chuyển từ quản lý lâm nghiệp tập trung sang quản lý lâm
nghiệp phi tập trung, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và
làm rõ trách nhiệm các bên có liên quan trong quản lý nguồn tài
nguyên rừng và đất rừng.
Trong quá trình thay đổi cách tiếp cận về quản lý tài nguyên
rừng từ quản lý tập trung sang quản lý phi tập trung theo phương
thức lâm nghiệp xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò
của các cộng đồng trong việc tham gia quản lý nguồn tài nguyên
rừng, một nguồn tài nguyên mà họ thường tiếp cận và khai thác
cho nhu cầu sống.
3

Thuật ngữ Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) ra đời và hoạt
động lâm nghiệp cộng đồng có một vai trò rất quan trọng trong
quản lý nguồn tài nguyên rừng nói riêng và nguồn tài nguyên
thiên nhiên nói chung. Nói cách khác quản lý nguồn tài nguyên
rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức tiếp
cận mới trong quản lý nguồn tài nguyên.
Khái niệm Lâm nghiệp cộng đồng đang được nhìn dưới
nhiều góc độ khác nhau của các nhà khoa học lâm nghiệp và xã
hội học ở các nước khác nhau, nó phụ thuộc vào thể chế quản lý,
quyền sở hữu nguồn tài nguyên cũng như nhận thức của các bên
có liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng.
Nhiều chương trình nghiên cứu về Lâm nghiệp xã hội và
lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam đã đưa ra khái niệm Lâm
nghiệp cộng là phương thức quản lý nguồn tài nguyên rừng và
đất rừng của cộng đồng dưới sự hỗ trợ của các ban ngành có bên
liên quan từ Trung ương đến địa phương nhằm quản lý bền vững
nguồn tài nguyên rừng giao cho cộng đồng quản lý.
Hoạt động Lâm nghiệp cộng đồng là một quá trình từ quy
hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp đến sử dụng và quản
lý nguồn tài nguyên rừng, đất rừng có hiệu quả trên sự tham gia
tích cực của các cộng đồng. Tuy nhiên thực tế cho thấy năng lực
của cộng đồng và sự hỗ trợ của các bên có liên quan trong quản
lý rừng cộng đồng còn rất hạn chế. Vì vậy, tăng cường năng lực
cho cộng đồng và các bên liên quan về kiến thức Lâm nghiệp
cộng đồng là một hoạt động rất cần thiết để họ cùng quản lý tốt
nguồn tài nguyên rừng và đất rừng.
Thực tế hiện nay các tài liệu liên quan đến lâm nghiệp cộng
đồng còn rất tản mạn và hạn chế. Các tài liệu bằng tiếng nước
4

ngoài, các tài liệu dưới dạng hội thảo, người ta đề cập đến
LNCĐ dưới nhiều khía cạnh khác nhau như Kinh nghiệm quản
lý các loại rừng theo họ tộc, rừng thiêng, rừng ma....đã có từ lâu;
Giao đất giao rừng cho các cộng đồng quản lý từ các thập kỷ 70
-80 của Thế kỷ XX; Trong những năm gần đây Quy hoạch sử
dụng đất và giao đất lâm nghiệp cấp xã có sự tham gia; Quản lý
rừng cộng đồng/quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CFM), Quản
lý rừng bền vững (SFM) nhằm huy động các cộng đồng tham
gia quản lý rừng bền vững.
Để hệ thống hoá các nguồn tài liệu thành một tư liệu có hệ
thống về lâm nghiệp cộng đồng, một “Thuật ngữ” rất gần với
người dân trong các cộng đồng sống gần rừng. Xuất phát từ thực
tế đó chúng tôi đã biên soạn cuốn sách “Lâm nghiệp cộng đồng
ở miền Trung Việt Nam” nhằm làm tài liệu phục vụ cho công
tác khuyến nông khuyến lâm, tài liệu giảng dạy và học tập cho
sinh viên các ngành lâm nghiệp và các ngành có liên quan (quản
lý đất đai, phát triển nông thôn, quản lý môi trường….) và tài
liệu tham khảo cho một số ngành khác trong quá trình thực hiện
hoạt động tập huấn.

tài nguyên rừng và đất rừng được giao. Cấu trúc cơ bản của
cuốn sách gồm các chương cơ bản như sau:
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về lâm nghiệp cộng đồng
Chương 2: Giao đất giao rừng cho cộng đồng phát triển
trồng rừng
Chương 3: Cộng đồng tham gia bảo vệ rừng sau giao đất
giao rừng
Chương 4: Phân tích xung đột và chia sẻ lợi ích trong quản
lý rừng cộng đồng
Chương 5: Đánh giá sự thay đổi tài nguyên rừng giao cho
cộng đồng
Trong quá trình viết cuốn sách này không thể tránh được
thiếu sót rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp và
bạn đọc, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

Mục tiêu của cuốn sách này nhằm:
(1). Hỗ trợ cho người đọc, sinh viên hiểu biết về các khái
niệm và nội dung cơ bản về lâm nghiệp cộng đồng hay quản lý
rừng dựa vào cộng đồng
(2) Tạo cơ hội để người đọc và sinh viên phân tích các hoạt
động liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên rừng dựa vào lâm
nghiệp cộng đồng
(3) Áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được để có thái
độ tích cực trong quá trình hỗ trợ cộng đồng quản lý tốt nguồn
5

6

1.1.2. Các khái niệm về lâm nghiệp Cộng đồng

Chương 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VỀ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng
1.1.1. Các khái niệm về Cộng đồng
Cộng đồng trong khái niệm quản lý rừng cộng đồng
(QLRCĐ), được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong
một thôn bản gần rừng gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt
động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hoá xã hội (Nguồn
FAO, 2000).
“Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống trong một
xã hội có những đặc điểm giống nhau và có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ với nhau” (N.H. Quân, 2000)
Các loại hình cộng đồng:
-

-

-

Cộng đồng các dân tộc: nước ta có 54 dân tộc, mỗi cộng
đồng dân tộc đều có những đặc điểm riêng về mặt văn
hoá, tổ chức xã hội, tiếng nói tập quán truyền thống và
hệ thống sản xuất.
Cộng đồng làng bản: Hiện nay cả nước có khoảng
50.000 làng, bản tập hợp lại trong khoảng gần 9.000 xã
được phân bố trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Các cộng đồng xã hội: Như các hội đoàn, cộng đồng
Tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam sống ở nước
ngoài....
7

Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) là những hoạt động không
chỉ giới hạn trong việc trồng cây rừng ở trang trại, khu nhà ở
hay ven đường, mà còn đề cập đến cả tập quán du canh, việc sử
dụng và quản lý rừng tự nhiên, việc cung cấp các sản phẩm lâm
sản từ rừng tự nhiên, từ rừng trồng hay nông lâm kết hợp. Lâm
nghiệp cộng đồng cũng đề cập đến sự xác định nhu cầu của địa
phương, tăng cường quản lý sử dụng các sản phẩm lâm nghiệp
để cải thiện mức sống của người dân theo một phương thức bền
vững, đặc biệt là cải thiện điều kiện sống cho người nghèo
(FAO, 2000).
Theo Arnold (1992) Lâm nghiệp cộng đồng là một thuật
ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông
thôn với trồng rừng cũng như quản lý bảo vệ các sản phẩm và
lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên.
Một số người quan niệm Lâm nghiệp cộng đồng có thể được
gọi là một bộ phận của lâm nghiệp xã hội (LNXH).
Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) là một quá trình Nhà nước
giao rừng và đất rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng, đất rừng theo hướng bền vững và góp phần cải thiện
điều kiện sinh kế của cộng đồng ngày một tốt hơn.
Ở Việt Nam, khái niệm “cộng đồng” được dùng trong lĩnh
vực quản lý tài nguyên rừng có thể khái quát thành 2 loại quan
điểm chính sau đây:
Thứ nhất, “cộng đồng” là một tập hợp những người sống
gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những điểm tương
đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục
tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với
8

nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản.
Theo quan niệm này, “cộng đồng” chính là “cộng đồng dân
cư thôn bản” (sau đây “thôn bản” được gọi chung là “thôn” cho
phù hợp với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004).

nhận. Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dường như mọi
người đều thống nhất ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng
cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO như sau:

Thứ hai, "cộng đồng" được dùng trong quản lý rừng chính
là nói đến các nhóm người có mối quan hệ gắn bó với nhau
trong sản xuất và đời sống. Như vậy, theo quan niệm này,
“cộng đồng” không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn
mà còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng
các dòng họ hoặc các nhóm hộ trong thôn.

Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng
tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ
những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng
đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.

Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng,
nhưng phần lớn các ý kiến đều cho rằng “cộng đồng” được
dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng dân cư
thôn. Tại Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã
định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia
đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn,
phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”. Như vậy, “cộng đồng”
được dùng trong tài liệu này là khái niệm cộng đồng được quy
định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 (gọi tắt là
cộng đồng thôn).
1.1.3. Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng
Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng
một từ chung nhất là lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ).
Theo FAO, LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt
các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của
rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này.
Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về
LNCĐ và chưa có một định nghĩa chính thức nào được công
9

- Thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng.

Rừng của cộng đồng là rừng của thôn đã được quản lý
theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục truyền
thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã được
giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc
giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản
lý. Những diện tích rừng này có thể Nhà nước chưa cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử
dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế, mặc nhiên cộng
đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những
khu rừng đó.
Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng
dân cư thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền
sử dụng chung của cộng đồng, được hình thành chủ yếu thông
qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.
Tóm lại hình thức quản lý này bao gồm các đối tượng
chính sau: Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng
hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời. Cộng đồng trực tiếp
quản lý những khu rừng được Nhà nước giao. Các hoạt động
mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục
vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng.
10

nguon tai.lieu . vn