Xem mẫu

Phần II:
CÁC NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG VÀ THỰC TIỄN
SINH THÁI NHÂN VĂN

87

88

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
ĐẤT CANH TÁC NƯƠNG RẪY BỀN VỮNG
Ở VÙNG CAO: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
Ở XÃ HƯƠNG LÂM, HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
Hoàng Huy Tuấn, Trần Thị Thúy Hằng và Lê Quang Vĩnh
Trường Đại học Nông Lâm Huế

Tóm tắt
Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Ka Nôn 1, canh tác
nương rẫy là hoạt động không thể thiếu được trong đời sống của họ, nó
vừa gắn liền với nét văn hóa, phong tục tập quán, vừa đóng vai trò
quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày và trong
những tháng giáp hạt, vì vậy hiện nay, người dân vẫn tiếp tục phá rừng
tự nhiên làm nương rẫy. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: đất có tiềm
năng cho canh tác nương rẫy ở thôn Ka Nôn 1 có diện tích là 110,4 ha
và được chia thành 3 vùng chính: (1) vùng đất đã được các hộ gia đình
tiến hành canh tác nương rẫy (CTNR) ổn định từ trước đến nay; (2)
rừng tự nhiên do UBND xã quản lý; và (3) rừng tự nhiên của Ban Quản
lý Rừng phòng hộ A Lưới. Nghiên cứu này cũng đã đề xuất những giải
pháp đồng bộ và phù hợp với từng vùng đất tiềm năng cho canh tác
nương rẫy, nhằm góp phần quản lý đất canh tác nương rẫy bền vững
theo hướng gắn kết cải thiện sinh kế với bảo tồn tài nguyên rừng.
Từ khóa: Đất tiềm năng canh tác nương rẫy; Rừng tự nhiên; Tỉnh Thừa
Thiên - Huế; Vùng cao.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Một trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đó là
rừng và đất rừng. Miền núi Việt Nam chiếm ba phần tư diện tích lãnh
thổ, là khu vực có nhiều rừng và được xem là nơi có tiềm năng phát
triển của vùng và quốc gia, tuy nhiên đời sống người dân ở đây vẫn
còn nghèo. Đối với họ, rừng và đất đóng vai trò quan trọng trong đời
sống hàng ngày, trong đó rừng thường đóng góp phần lớn cho thu
nhập của hộ gia đình và đảm bảo an ninh lương thực.
89

Trong các hoạt động sinh kế dựa vào rừng, canh tác nương rẫy
(CTNR) là một trong những loại hình hoạt động kinh tế truyền thống
của đồng bào các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên. Tùy theo phong
tục tập quán, địa bàn cư trú mà mỗi dân tộc có hình thức canh tác khác
nhau. Chính sự khác nhau đó đã biểu hiện tính đặc trưng và giá trị văn
hóa riêng biệt ở mỗi cộng đồng tộc người (Huỳnh Ngọc Thu, 2005).
Xã Hương Lâm, huyện A Lưới là xã biên giới và nghèo, với tổng
diện tích tự nhiên là 5.072 ha, 420 hộ gia đình, với 1.907 khẩu. Rừng tự
nhiên chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự nhiên và toàn bộ diện tích
rừng tự nhiên này đều do Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) A
Lưới và UBND xã quản lý. Mặc dù toàn bộ diện tích rừng tự nhiên trên
địa bàn xã đều thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng thực tiễn hàng ngày
người dân địa phương (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) vẫn tiến
hành các hoạt động dựa vào rừng cho kế sinh nhai. Một trong những
hoạt động sinh kế rất quan trọng đó là canh tác nương rẫy.
Người dân ở đây tiến hành CTNR với mục đích chính là đảm bảo
an ninh lương thực cho hộ gia đình, tuy nhiên vẫn có một số hộ gia
đình phá rừng tự nhiên để tiến hành CTNR trong năm đầu, sau đó sẽ
trồng rừng (trồng keo). Nhu cầu của các hộ gia đình sử dụng đất
CTNR theo 3 xu hướng chính: (i) trồng lúa rẫy, sắn và một số cây hoa
màu khác để cung cấp lương thực cho hộ gia đình; (ii) trồng keo; và
(iii) trồng lúa rẫy, sắn trong năm đầu, sau đó trồng keo. Bên cạnh
những mảnh rẫy đã sử dụng, người dân muốn khai hoang thêm nhiều
mảnh rẫy khác. Thực tế ở thôn Ka Nôn 1, xã Hương Lâm cho thấy
rằng, người dân xem những mảnh rẫy đã canh tác thuộc quyền sở hữu
của hộ gia đình (cho dù chưa được công nhận về mặt pháp lý - cấp sổ
đỏ) và xem những vùng đất mà họ có thể khai hoang để CTNR như là
nguồn tài nguyên dùng chung (thuộc sở hữu chung).
Với thực trạng trên, việc xác định các vùng đất tiềm năng cho
CTNR (những vùng đất mà người dân đang canh tác nương rẫy và sẽ
khai hoang để CTNR) để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý đất
CTNR theo hướng cải thiện sinh kế kết hợp với bảo tồn tài nguyên
rừng là mục tiêu chính của nghiên cứu này.
1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Đánh giá thực trạng và phân tích xu hướng sử dụng đất CTNR
của người dân địa phương.
+ Xác định và mô tả các vùng đất tiềm năng cho CTNR.
90

+ Đề xuất các giải pháp quản lý bền vững đất tiềm năng
cho CTNR theo hướng cải thiện sinh kế kết hợp với bảo tồn tài
nguyên rừng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm điều kiện kinh tế - xã hội và một số dữ
liệu khác liên quan đến điểm nghiên cứu.
Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm thông qua phỏng vấn bán cấu
trúc để thu thập những vấn đề ban đầu và xác định những yếu tố có
liên quan đến chủ đề nghiên cứu và là cơ sở cho việc phát triển bộ câu
hỏi sử dụng cho việc phỏng vấn chuyên sâu. Phỏng vấn nhóm được
tiến hành với hai nhóm khác nhau: nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ
đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của thảo luận nhóm tập trung vào
hai vấn đề chính sau: (i) thực trạng và xu thế sử dụng đất CTNR; (ii)
tiêu chí chọn đất để CTNR.
Phỏng vấn chuyên sâu: Phỏng vấn sâu đã được tiến hành với 52
gia đình để phân tích sâu các hoạt động CTNR cũng như xu thế sử
dụng và nhu cầu mở rộng đất CTNR của hộ gia đình.
Kết hợp một số công cụ RRA và GIS: Phương pháp này được sử
dụng để xây dựng bản đồ đất tiềm năng cho canh tác nương rẫy. Đầu
tiên, chúng tôi tiến hành thúc đẩy thảo luận nhóm (với hai nhóm đã
trình bày ở trên) để xác định tiêu chí chọn đất và vẽ sơ đồ tài nguyên
của thôn, trong đó chú trọng đến việc xác định các vùng đất tiềm năng
cho CTNR. Tiếp đến là đi hiện trường để thẩm định lại các vùng trên
thông qua việc sử dụng GPS. Cuối cùng là số hóa bản đồ các vùng đất
tiềm năng cho canh tác nương rẫy.
Hội thảo phản hồi: Hội thảo phản hồi với các bên liên quan được
tổ chức để chia sẻ kết quả nghiên cứu và thu nhận các thông tin phản
hồi để hoàn thiện báo cáo.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các thông tin cơ bản của thôn Ka Nôn 1 - điểm nghiên cứu
Thôn Ka Nôn 1 được tách ra từ thôn Ka Nôn từ năm 1995, là một
thôn có đại đa số là dân tộc thiểu số, với đời sống chủ yếu phụ thuộc
vào rừng.
91

nguon tai.lieu . vn