Xem mẫu

PHẦN II QUY TẮC, QUY TRÌNH VÀ BẢNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN Hướng dẫn Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện Chương I CÁC QUY TẮC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN MÔI TRƯỜNG 1. ĐơN vị KHử KHuẩN-TIệT KHuẩN TRuNG TâM - 10 Quy TắC THựC HàNH Cơ BảN 1.1. vận chuyển và bàn giao dụng cụ Mục đích: Để bảo đảm tất cả dụng cụ y tế đã sử dụng được vận chuyển an toàn và đúng cách đến Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm để tái xử lý. Người chịu trách nhiệm: Nhân viên phòng mổ, phòng thủ thuật, những người chịu trách nhiệm xử lý dụng cụ sau sử dụng. Nguyên tắc thực hiện: − Mang phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp (găng tay, kính bảo vệ, áo choàng không thấm nước...). − Tránh để khô các chất tồn lưu (máu, dịch tiết, chất hữu cơ từ người bệnh) trên dụng cụ. Nếu có nhiều máu, dịch tiết, chất hữu cơ… trên dụng cụ cần xả nước cho bớt chất tồn lưu trước khi làm sạch. − Không để thời gian kéo dài quá lâu kể từ khi kết thúc sử dụng dụng cụ đến lúc vận chuyển đến Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm (nguy cơ bị ăn mòn). − Hợp chất có clorin nguy hiểm cho dụng cụ! Không bao giờ được ngâm dụng cụ bằng thép không rỉ trong dung dịch nước muối sinh lý. Các bước thực hiện: − Loại bỏ tất cả các chất tồn lưu như thuốc cầm máu, chất sát khuẩn da, các chất bôi trơn và thuốc ăn mòn da khỏi dụng cụ sau khi sử dụng. − Tiến hành kiểm tra các dụng cụ lần cuối. Hình 2.1. Sử dụng phương tiện phòng hộ phù hợp 114 Phần 2 - Chương 1 Các quy tắc kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường − Thải bỏ tất cả những sản phẩm dùng một lần theo đúng quy định về phân loại và thu gom chất thải y tế. − Cẩn thận tháo và xếp dụng cụ có khớp nối xuống khay đúng cách và tránh quá đầy. − Lưu ý những dụng cụ đặc biệt - ví dụ như dụng cụ tiểu phẫu và đèn nội soi cứng - vào các giá hoặc ngăn đặc biệt. − Bao gói lại trong thùng vận chuyển phù hợp, nên sử dụng các hệ thống vận chuyển khép kín. − Chuẩn bị danh mục chủng loại, số lượng dụng cụ y tế có trong thùng. − Vận chuyển thùng chứa đến đơn vị tiệt khuẩn trung tâm và bàn giao dụng cụ theo danh mục cho nhân viên của đơn vị TKTT. 1.2. Tiếp nhận và khử khuẩn dụng cụ Mục đích: Để bảo đảm tất cả dụng cụ được vào sổ và khử khuẩn trước khi bắt đầu quy trình làm sạch. Người chịu trách nhiệm: Nhân viên của Đơn vị TKTT, làm việc tại khu vực tiếp nhận và xử lý dụng cụ ban đầu. Nguyên tắc thực hiện: − Cần coi tất cả mọi dụng cụ chuyển đến đơn vị TKTT là đã nhiễm bẩn và cần phải được khử khuẩn – kể cả dụng cụ chưa được dùng đến. − Mang phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp (găng tay, kính bảo vệ, áo choàng không thấm nước...). − Đeo găng tay dầy chịu được hóa chất mỗi khi lấy dụng cụ ra khỏi dung dịch khử khuẩn. Tôi cần phải làm gì? − Dung dịch khử khuẩn phải được pha mới hằng ngày. Thay dung dịch khử khuẩn khi thấy bẩn, nhiều chất hữu cơ hoặc dùng test thử không còn đảm bảo nồng độ. − Khi chuẩn bị dung dịch khử khuẩn, quan sát xem nồng độ đã đạt được quy định, thời gian tiếp xúc với hóa chất và phạm vi tiếp xúc của dụng cụ với hóa chất có được hoàn toàn không. − Khử khuẩn dụng cụ theo đúng quy trình cần, ví dụ như cho ngâm dụng cụ vào trong dung dịch clorin 0,5% trong 10 phút. Lưu ý đến thời gian tiếp xúc với hóa chất. Hình 2.2. Pha mới dung dịch khử khuẩn mỗi ngày 115 Hướng dẫn Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện − Sau khi ngâm 10 phút trong dung dịch clorin 0,5% lấy dụng cụ ra. Không ngâm lâu hơn 10 phút. − Ngay lập tức rửa dụng cụ hoặc cho chúng vào nước xà phòng để làm sạch. − Cho các dụng cụ đã được khử khuẩn vào làm sạch bằng tay, làm sạch bằng máy tự động hoặc làm sạch trước bằng máy rửa sóng siêu âm. 1.3. Làm sạch trước bằng máy rửa siêu âm Mục đích: Làm sạch tốt hơn các dụng cụ, đặc biệt là những dụng cụ có nòng, ống và/hoặc có bản lề. Người chịu trách nhiệm: Nhân viên của Đơn vị TKTT làm việc tại khu vực tiếp nhận và làm sạch dụng cụ. Nguyên tắc thực hiện: − Không làm quá tải máy rửa siêu âm, tránh bỏ quá nhiều dụng cụ vào máy, đề phòng việc tạo ra các vùng không có sóng tiếp cận. − Làm sạch bằng máy rửa siêu âm không thay thế hoàn toàn làm sạch bằng tay. − Thay mới thùng đựng nước trong máy siêu âm mỗi ngày ít nhất là hai lần. Nếu cần thiết thì thay nhiều lần hơn, tùy theo điều kiện sử dụng. Các bước thực hiện: 1. Đổ dung dịch tẩy rửa đầy bình theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 2. Khử khí trong bình. Dùng nước ấm (40°C - 50°C). 3. Nếu cần thiết cho thêm một chất tẩy thích hợp để ngăn chặn sự đông vón protein. 4. Cho dụng cụ vào trong bình. Bảo đảm rằng tất cả vật dụng đều ngập trong nước. Các dụng cụ có khớp nối phải được tháo ra. 5. Đóng, bật máy, làm sạch bằng sóng siêu âm lên và làm sạch trong ít nhất là 5 phút ví dụ tại mức tần số, 35 kHz. Tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất! 6. Đến cuối quá trình, rửa kỹ dụng cụ để loại bỏ chất bẩn lỏng. 7. Khởi động quá trình làm vệ sinh thủ công hoặc tự động. 1.4. Làm sạch dụng cụ bằng tay Mục đích: Để bảo đảm mọi dụng cụ đều đã được làm sạch đầy đủ để có thể xử lý các bước tiếp theo. 116 Phần 2 - Chương 1 Các quy tắc kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường Người chịu trách nhiệm: Nhân viên của Đơn vị TKTT, làm việc tại nơi tiếp nhận và xử lý dụng cụ. Nguyên tắc thực hiện: − Không được quên rửa sạch bên trong các nòng và các ống dẫn. Phải bảo đảm rằng những chỗ bên trong các dụng cụ có lỗ nhỏ hẹp cũng được xối nước hoàn toàn. Hình 2.3. Phương tiện pha chất tẩy rửa trong nước − Giữ các bàn chải dưới mặt nước để cọ rửa giúp phòng ngừa bắn nước bẩn ra bên ngoài. − Khi rửa không nên làm thao tác thô bạo, có thể làm hỏng dụng cụ. Tránh làm dụng cụ bị rơi hoặc va chạm. − Khử khuẩn và làm khô bàn chải sau mỗi ngày sử dụng. Các bước thực hiện: 1. Trước khi bắt đầu làm sạch dụng cụ, chuẩn bị thùng đựng dung dịch làm sạch. Bảo đảm rằng các chất tẩy rửa ở dạng bột được hòa tan hoàn toàn trong nước. 2. Tiến hành làm sạch ban đầu và xả nước lạnh để loại bỏ phần lớn chất bẩn, máu... (T <50°C). 3. Mở dụng cụ có khớp nối trước khi làm sạch. Phải tháo dỡ hết tất cả các dụng cụ trước khi tiến hành làm sạch. Hình 2.4. Làm khô dụng cụ trước khi đóng gói để tiệt khuẩn 4. Bắt đầu làm sạch bằng việc loại bỏ phần lớn chất bẩn với một bàn chải lớn (ví dụ như chổi cọ), dùng các bàn chải nhỏ hơn để cọ rửa các bản lề, dùng các bàn chải tròn để cọ rửa bên trong. 5. Rửa những dụng cụ đã được làm sạch bằng nước sạch, ấm (nếu có thể, dùng nước đã khử khoáng) để loại bỏ các chất tẩy. 6. Làm khô dụng cụ bằng khí nén hoặc bằng vải lau không có xơ vải. 7. Bàn giao những dụng cụ đã được làm sạch cùng với danh mục đóng gói cho nhân viên ở vùng đóng gói của Đơn vị TKTT tại khu vực sạch (khu vực chuyên đóng gói và dán nhãn dụng cụ). 117 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn