Xem mẫu

PHẦN THỨBA MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI ĐÁP Tình huống 1: Ngày 22/8/2009, cán bộ tiếp dân của ủy ban nhan dân tỉnh H có tiếp một số hộ dân xã A khiếu nại về quyết định phê duyệt phương án đền bù đất tại địa bàn xã để xây dựng khu công nghiệp. 16 hộ dân cùng ký vào một lá đơn đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hủy bỏ quyết định trên vì quyết định đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con. Cán bộ tiếp dân không nhận đơn, yêu cầu bà con về viết lại mỗi người một lá đơn. Hỏi cán bộ tiếp dân làm như vậy có đúng không? Vì sao? Trả lời: Trên thực tế có thể có quyết đinh hành chính, hành vi hành chính liên quan đến nhiều người và họ có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, pháp luật không quy định việc khiếu nại tập thể. Bởi vì cùng một quyết định hành chính nhưng mức độ ảnh hưởng tới quyền lợi của mỗi người có thể khác nhau, và thái độ của mỗi người đối với việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan Nhà nước là khác nhau. Do vậy, mặc dù khiếu nại cùng một quyết định hành chính nhưng mỗi người phải viết thành đơn riêng trinh bày rõ yêu cầu của mình. Theo quy định tại khoản l Điều 6 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 136/2Q06/NĐ-CP) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, 75 bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo: Trong trườnẹ hợp cơ quan Nhà nước nhận được đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại. Trong trường hợp này, quyết định phê duyệt phương án đền bù đất tại xã A có Hên quan đến quvền lợi của nhiốu hộ dân có đất ở đây. Tuy nhiên theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định 136/2006/NĐ-CP, mỗi hộ dân cần viết thành đơn riêng để trình bày rõ yêu cầu của mình. Vậy, việc cán bộ tiếp dân của ủy ban nhân dân tỉnh H không nhận đơn khiếu nại tập thể của 16 hộ dân và yêu cầu bà con vổ viết mỗi hộ một đơn riêng là đúng quy định của pháp luật. Tình huống 2: Bệnh viện A nằm trên địa bàn quận B bị ủy ban nhân dân quận cưỡng chế phá dỡ nhà giữ xe của bệnh viện vì lý do nhà giữ xe này đã được xây dựng trên vỉa hè nhiều năm nay, gây cản trở giao thông. Trường phòng hành chính của bệnh viện đến ủy ban nhân dân quận gửi văn bản khiếu nại có đóng dấu của bệnh viện nhưng trong văn bản lại kỷ với chức danh trưởng phòng hành chính, ủy ban nhân dân quận B có văn bản chuyển trả lại đơn khiiếu nại, trong đó nói rõ lý do ông Trưởng phòng hành chính c ủa bệnh viện không đủ tư cách pháp ỉý để ký đơn khiếu nại cho bệnh viên. Hỏi văn bản chuyển trả lại đơn và lý do nêu trong văn bản của ủy ban nhân dân quận B như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Tại sao? Trả lời: Luậỉ Khiếu nại, tố cáo quy định cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác làm phươTìg hại đến quyền và 76 lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đạị diện của mình. Khoản 2 Điều ] Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định: Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là Thủ trưởng cơ quan, Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại. Trường hợp của bệnh viện A muốn khiếu nại quyết định của Uy ban nhân dân Quận B phải thông qua người đại diện là Giám đốc, hoặc Phó Giám đốc Thường trực của bệnh viện. Nếu những người này không thể trực tiếp tiến hành các thủ tục khiếu nại thì có thể ủy quyển cho Trưởng phòng hành chính của bệnh viện, nhưng phải có văn bản ủy quyền có đóng dấu xác nhận của bệnh viện. Nếu trong đơn khiếu nại của bệnh viện chỉ có đóng dấu của bệnh viện và chữ ký của Trưởng phòng hành chính mà chưa có văn bản ủy quyền của Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc bệnh viện) thì UBND quận B trả lại đơn trên là đúng. Tinh huống 3: Anh H là cán bộ công chức thuộc phòng hành chính cơ quan X. Do cơ quan thay dổi trụ sở về một địa điểm mới cách chỗ cũ 30 km, địa điểm cũ được giữ lại làm vãn phòng giao dịch, hầu hết cán bộ phải thực hiện di chuyển về địa điểm mới làm việc, chỉ giữ lại một vài người làm việc tại văn phòng giao dịch. Anh H nằm trong số cán bộ phải di chuyển. Anh H không đồng ý chuyển với !ý do một số cán bộ làm việc cùng phòng với anh được giữ lại làm tại phòng giao dịch, trong khi đó anh lại bị chuyển đi. Do đó, anh H không thực hiện quyết định điều chuyển của Thủ trưởng cơ quan, tự ý nghỉ việc không đi làm với lý do quyết định điêu chuyển anh trái pháp luật, mang tính trù dập, anh không có nghĩa vụ phải thực hiện. Hỏi anh H không thực hiện quyết định điều chuyển của Thủ trưởng cơ quan có đúng không? 77 Trả lcri: Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính khi họ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật và gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng về nguyên tắc, họ vẫn phải chấp hành quyết định hành chính mà họ khiếu nại. Bởi vì, một quyếí định bị khiếu nại chưa thể coi là một quyết định bất hợp pháp mà cần phải được xem xét, đánh giá một cách khách quan, có căn cứ. Việc đánh giá quyết định đó là đúng hay không đúng thuộc quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu công dân thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính đó ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình thì có quyền khiếu nại nhưng trong quá trình khiếu nại, về nguyên tắc công dân, cơ quan, tổ chức vẫn phải chấp hành. Nếu sau khi xem xét, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấy quyết định đó ỉà trái pháp luật thì sẽ sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó. Luật pháp cũng quy định trong trường hợp việc thực hiện quyết định đó đã gây ra thiệt hại cho người khiếu nại thì họ sẽ được bồi thường thỏa đáng. Điều 5 Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định: Trong quá trình thực hiện việc khiếu nai, người khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại điều 35 của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và khoản 15 Điều 1của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tô` cáo năm 2005. Đối chiếu với các quy định trên, việc anh H không thực hiện quyết định điều chuyển của cơ quan là không đúng, Nếu cho rằng quyết định đó là trái pháp luật anh H có quyền khiếu nại nhưng trong quá trình khiếu nại anh vẫn phải chấp hành quyết định điều chuyển của Thủ trưởng cơ quan. 78 Tình huống 4: Chị H là Hiệu phó của một trường cấp 3 bị điều chuyển công tác sang một trường khác. Chị khiếu nại quyết định điều chuvển của sở Giáo dục. Giám đốc Sở Giáo dục đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng chị H không đồng ý, tiếp tục khiếu nại. ủy ban nhân dân tỉnh đã thụ lý giải quyết và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai giữ nguyên nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc Sở Giáo dục. Chị H không chấp nhận tiếp tục khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Hỏi chị H có quyền khiếu nại tiếp lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục không? Nếu không còn quyền khiếu nại lên Bộ Giáo dục thì vụ việc của chị sẽ được giải quyết như thế nào? Trả lời: Điều 32 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 quy định: Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết: 1-... 5- Viêc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại iần hai; Đối chiếu với các quy định trên trường hợp của chị H đã có quyết định giải quyết khiếu nại íần hai, do vậy chị không còn quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Theo quy định tại Điều 46 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà chị H không đồng ý, chị H có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Tình huống 5: Tháng 3/2009, doanh nghiệp B bị ủy ban nhAn dân huyện H xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, số tiền là 10 triệu đồng. 79 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn