Xem mẫu

Những câu hỏi cho nên kinh tế Việt
Nam
Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là
khách hàng (Thượng Đế), là nhà đầu tư và các
quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự
thỏa mãn của "Thượng Đế". Ngoài việc làm
cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to,
bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay
"niềm tin" của khách hàng vào chất lượng dịch
vụ của mình. ít nhất là họ phải tin rằng người
bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng
giá... như lời hứa.
Khi nói chuyện kinh tế, nhiều chuyên gia
thường lên giọng nghiêm túc và dùng những
danh từ khó hiểu nhất pha lẫn những khẩu hiệu
chính trị rồi kèm theo những con số thường là
do các nhóm lợi ích cung cấp để không ai thấy
rõ những mục tiêu của riêng họ và phe nhóm
của họ. Thực ra, sự điều hành kinh tế của một
quốc gia không khác gì việc điều hành một
doanh nghiệp. Một nền kinh tế cũng cần doanh
thu (thuế, hàng xuất khẩu, kiều hối... ), vốn đầu

tư (FDI, FII, dự trữ ngoại tệ, vốn vay... ), chi phí
(nhân sự, giá vốn hàng hóa hay dịch vụ, hậu
cần... ), lời hay lỗ (dòng tiền âm hay dương... ),
tài sản và nợ, thương hiệu (niềm tin và sự thỏa
mãn của người dân), mức tăng trưởng...
Do đó, chúng ta có thể đánh giá khả năng
thành công hay thất bại của một nền kinh tế dựa
trên những chỉ tiêu áp dụng cho doanh nghiệp.
Khi họp để bàn về một dự án hay một doanh
nghiệp, hội đồng thẩm định của quỹ đầu tư
thường lưu ý đến bốn yếu tố then chốt trong vấn
đề khả thi: sản phẩm hay dịch vụ; ban quản trị;
kế hoạch tiếp thị và hiệu quả tài chính.
Một nhà quản lý quỹ thông minh thường biết
bỏ qua những OSM (of smoke and mirror - khói
gương và hỏa mù), những hình thức đánh bóng
hoành tráng để che đậy yếu kém và những chi
tiết thực sự vô nghĩa với sự thành công của dự
án. Các công dân có kiến thức và tầm nhìn cũng
phải đánh giá một nền kinh tế thật chính xác,
khoa học và cân bằng về hiệu quả của đồng tiền
bỏ ra, qua thuế hay nợ công hay tiền in thêm
(một hình thức thuế).

Einstein có nhắc chúng ta là "không ngừng
đặt câu hỏi". Sau đây là những câu hỏi của tôi,
có thể thiếu sót, nhưng chắc chắn sẽ giúp tôi
đánh giá tốt hơn cơ hội và rủi ro trong tương lai
của nền kinh tế xứ này.
Sản phẩm hay dịch vụ trong mô hình
kinh doanh
Như một doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều có
thế mạnh cạnh tranh và đặc thù dân tộc trong
những lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế. Với yếu
tố địa lý và dân số, Singapore đã thành công khi
sử dụng dịch vụ tài chính quốc tế cho đảo quốc
của mình. Mỹ có mũi nhọn công nghệ cấp cao
và thị trường tiêu thụ khủng; trong khi Trung
Quốc dựa vào mô hình sản xuất công nghiệp
thông dụng cho toàn cầu. Nhật có lợi thế của
một nền văn hóa mang tính tổ chức cao để thâu
tóm thị trường tiêu dùng chất lượng; trong khi
Ấn Độ biết lợi dụng một lượng lớn tri thức thông
thạo Anh ngữ để giành phần thắng trong công
nghệ phần mềm.
Việt Nam đang đổ tiền đầu tư nhiều nhất vào
lĩnh vực gì? Lĩnh vực đó có sản phẩm, dịch vụ gì

đặc thù hay có lợi thế cạnh tranh gì trên thương
trường quốc tế? Chúng ta đang đầu tư dàn trải
và xu thời hay chuyên sâu và bền vững? Sự lựa
chọn sản phẩm và dịch vụ có thông minh và
sáng tạo hay ngu xuẩn và sao chép?
Ban quản trị
Hai nhân tố quan trọng của nhà lãnh đạo là
kiến thức và kinh nghiệm. Kiến thức ở đây không
phải là bằng cấp, kiếm được từ trường lớp hay đi
mua từ chợ, mà là một dòng suy tưởng và phân
tích được bổ sung hàng ngày qua cách mạng
điện toán đám mây (cloud computing) của nhân
loại. Kinh nghiệm là những thành quả từ chiến
trường thực sự, thua hay thắng, bằng công sức
của chính mình và đội ngũ xung quanh.
Hai nhân tố trên sẽ giúp nhà lãnh đạo có tầm
nhìn xa, chính xác; cũng như một phán đoán sắc
bén hơn khi trực diện với những đòi hỏi của tình
thế. Dĩ nhiên, lãnh đạo không thể đi xa hơn các
nhân tài trong nhóm quản trị; giá trị thực của
toàn đội ngũ cộng hưởng lại sẽ là vũ khí then

chốt khi lâm trận. Với trường hợp của Việt Nam,
ban quản trị kinh tế của chúng ta có hội tụ được
những người giỏi nhất về kiến thức và kinh
nghiệm để điều hành? Lãnh đạo có đủ tự tin để
chiêu mộ những người tài giỏi hơn họ? Nhân sự
lãnh đạo được tuyển chọn như thế nào, qua các
kỹ năng và kinh nghiệm thực sự hay cách nào?
Và vấn đề đạo đức? Chúng ta có nên bắt chước
vài quốc gia đòi hỏi một bảng liệt kê tài sản của
các lãnh đạo và gia đình họ, trước và sau khi nắm
quyền? Chúng ta có dám để những chuyên gia
hay định chế độc lập phân tích và phán xét nhân
sự và bộ máy điều hành?
Kế hoạch tiếp thị
Một nhà hiền triết Trung Quốc đúc kết:
"Muốn thống trị thiên hạ thì hãy phục vụ mọi
người". Phục vụ và đáp ứng được nhu cầu để
khách hàng thỏa mãn là một kế hoạch tiếp thị
thành công. Đây thực sự là một hành động liên
tục, chứ không phải một vài khẩu hiệu khôn
ngoan hay một cô người mẫu trẻ đẹp trong một

nguon tai.lieu . vn