Xem mẫu

QUYỂN BỐN

Sao m{ đời sống của chúng ta trên Tr|i đất này qua nhanh đến thế! Một phần tư đầu
tiên của đời người đ~ trôi qua, trước khi người ta biết được cách sử dụng nó. Một phần tư
cuối cùng còn đang trôi, sau khi người ta đ~ ngừng thưởng thức nó. Lúc đầu chúng ta không
biết sống, chẳng bao lâu nữa chúng ta lại không thể sống; và trong khoảng giữa phân cách
hai đầu vô ích ấy xem như ba phần tư còn lại cho chúng ta được tiêu dùng vào giấc ngủ, vào
công ăn việc l{m, v{o đau khổ bệnh tật, vào sự câu thúc mất tự do, vào những nỗi nhọc nhằn
đủ kiểu. Đời sống ngắn ngủi, do cuộc đời kéo dài chừng được bao lâu thì ít mà bởi vì trong
thời gian ít ỏi đó chúng ta hầu như chưa kịp thưởng thức cuộc đời thì nhiều. Lúc nhắm mắt
xuôi tay mà có xa buổi lọt lòng đi nữa thì cũng chẳng ích gì, cuộc đời vẫn cứ là quá ngắn
ngủi khi khoảng cách thời gian ấy không được sử dụng đủ đầy.
Cũng có thể coi như chúng ta được sinh ra làm hai lần: một lần để tồn tại, một lần để
sống, lần này cho giống loài, lần kia cho tình dục. Những ai coi người đ{n b{ như một người
đ{n ông không ho{n chỉnh thì rõ ràng là lầm rồi: Nhưng sự giống nhau ở bề ngoài lại ủng hộ
họ. Cho đến tuổi cập kè thì trẻ em cả hai giới không có gì phân biệt được chúng từ dáng vẻ
bên ngo{i: Cũng khuôn mặt ấy, cũng d|ng vẻ ấy, cũng nước da ấy, cũng giọng nói ấy, tất cả
đều như nhau: C|c trẻ em gái là trẻ con, các trẻ em trai là trẻ con, cùng một danh từ đủ để
chỉ các sinh thể giống nhau đến thế. Các trẻ nam mà sự phát triển giới tính về sau bị cản trở
còn giữ nguyên sự giống nhau ấy suốt đời, họ mãi mãi là những trẻ em to lớn, còn những
người nữ do không hề mất đi sự giống nhau ấy nên về nhiều phương diện dường như
không bao giờ là cái gì khác.
Nhưng người đ{n ông nói chung không phải l{ sinh ra để ở lại mãi mãi với tuổi thơ.
Anh ta ra khỏi đó v{o thời gian đ~ định bởi tất nhiên; và cái thời khắc khủng hoảng này, dù
có khá ngắn ngủi, vẫn có những ảnh hưởng lâu dài. Giống như tiếng gầm gào của biển cả
đến trước xa cơn b~o, cuộc tiến hóa đầy giông tố này báo hiệu bằng lời thì thào của những
đam mê đang nảy sinh một sự bốc men âm ỉ báo hiệu sự nguy hiểm đang tới gần. Sự thay
đổi tính tình, những kích động xảy ra luôn, tinh thần luôn x|o động l{m cho đứa trẻ gần như

trở nên khó bảo. Nó bỏ ngoài tai tiếng nói khiến nó vâng lời; đó l{ một con sư tử đang trong
cơn sốt; nó không đếm xỉa gì đến người hướng dẫn mình, nó không muốn bị điều khiển nữa.
Gắn kết vào những dấu hiệu tinh thần của sự biến đổi tính tình này là sự thay đổi dễ
nhận thấy trên khuôn mặt. Diện mạo thay đổi đi v{ lộ rõ tính cách; những sợi mềm v{ thưa
biếc dưới má màu xạm dần và rậm dần. Giọng nói của nó thay đổi hay đúng hơn l{ nó mất
giọng: Nó chẳng ra trẻ con m{ cũng chưa ra người lớn, giọng nói của nó chẳng phải giọng
trẻ con m{ cũng không phải của người lớn. Đôi mắt của nó, những khí quan của tâm hồn ấy
chẳng nói ra điều gì cho đến lúc này, lại tìm ra một ngôn ngữ và sự biểu đạt; một ngọn lửa
đang nhen nhóm l{m cho chúng trở lên linh động, cái nhìn của chúng trở nên sắc sảo hơn,
vẫn còn có sự ng}y thơ th|nh thiện, nhưng còn đ}u nữa vẻ dại khờ trước kia, đứa trẻ đang
lớn cảm nhận được rằng đôi mắt mình có thể nói lên quá nhiều điều; nó bắt đầu biết nhìn
xuống v{ đỏ mặt, nó trở nên mẫn cảm trước khi nhận rõ mình cảm thấy gì; nó cũng thấy
bồn chồn mà không có cớ gì x|c đ|ng. Tất cả những điều n{y đến từ từ và vẫn còn để cho
bạn thời gian: Nhưng nếu tính hoạt bát của nó trở nên quá nóng nảy, sự kích động của nó
chuyển thành cuồng nhiệt, nếu nó nổi cáu rồi thỉnh thoảng lại dịu đi, nếu nó khóc vô cớ, nếu
ở cạnh c|c đối tượng có thể là nguy hiểm cho nó mà mạch nó nhanh lên và mắt nó rực lửa,
nếu tay một phụ nữ đặt lên tay nó làm nó rùng mình, nếu nó luống cuống hoặc nhút nhát
cạnh cô ta, thì Ulysse, ôi Ulysse khôn khéo, hãy coi chừng đó, những cái bao da[160] kia mà
người đậy cẩn thận biết bao nay đ~ bỏ ngỏ; gió đ~ nổi lên ào ạt, đừng có phút nào rời tay lái
nếu không là mất hết.
Đ}y chính l{ lần sinh thứ hai m{ tôi đ~ nói đến; chính đ}y l{ lúc thật sự ra đời và không
có gì thuộc về con người là xa lạ với nó. Từ trước đến nay những thận trọng của chúng ta
chỉ là những trò trẻ con; chỉ lúc này chúng mới có tầm quan trọng thực sự. Đ}y l{ thời kỳ
chấm dứt sự giáo dục thông thường và chính là thời kỳ phải khởi đầu cuộc giáo dục của
chúng ta m{ để trình b{y cho rõ hơn kế hoạch mới này, chúng ta hãy nhắc lại tình trạng của
sự việc ứng với thời kỳ n{y đ~ nói qua ở trên.
C|c đam mê của chúng ta là những phương tiện chính cho cuộc thảo luận này: Nếu như
muốn tiêu hủy chúng đi thì thật là một việc vừa uổng công vừa lố bịch; đó l{ kiềm chế cái tự
nhiên, đó l{ cải tạo tác phẩm của Thượng đế. Nếu Thượng đế có phán bảo con người thủ
tiêu c|c đam mê m{ Người đ~ ban cho thì dù muốn hay không Người cũng đ~ tự mâu thuẫn

với chính mình. Không bao giờ Người lại ban ra một cái lệnh vô lý như vậy, không có cái gì
tương tự như thế được ghi trong tr|i tim con người; v{ điều m{ Thượng đế muốn con
người l{m, Người không sai bảo một ai khác nói với con người; Người đích th}n ph|n bảo
cho anh ta, người khắc ghi v{o đ|y lòng anh ta.
Mà tôi sẽ coi kẻ nào muốn cản trở sự ph|t sinh ra c|c đam mê cũng gần như l{ điên
khùng y như kẻ nào muốn thủ tiêu c|c đam mê ấy; và tất cả những ai cho rằng dự án của tôi
từ trước đến nay từng l{ như thế thì chắc chắn sẽ hiểu quá sai về tôi.
Nhưng liệu chúng ta có lập luận đúng nếu rút ra từ chỗ coi bản chất của con người là có
c|c đam mê để đi đến kết luận rằng mọi đam mê m{ ta cảm nhận được trong mình và ta
trông thấy ở những kẻ kh|c đều là do tự nhiên chăng? Nguồn gốc của chúng là tự nhiên thì
đúng rồi; nhưng h{ng ng{n luồng lạch ngoại lai đ~ l{m cho chúng lớn lên; đó là một con
sông lớn không ngừng lớn thêm lên v{ trong dòng sông đó ta sẽ phải khó khăn lắm mới tìm
lại được một vài giọt nước lúc đầu của nó. Những đam mê tự nhiên của chúng ta là rất hạn
hẹp; chúng là những phương tiện của tự do của chúng ta, chúng có khuynh hướng bảo tồn
cho chúng ta. Tất cả những đam mê n{o m{ bắt ta phải khuất phục nó và hủy diệt ta đều
đến từ bên ngoài; tự nhiên không ban chúng cho ta, chúng ta chỉ chiếm hữu chúng để làm
hại cho tự nhiên mà thôi.
Nguồn gốc của những đam mê của chúng ta, xuất xứ và khởi phát của mọi đam mê
khác, nguồn gốc duy nhất sinh ra cùng với con người và không bao giờ rời bỏ con người
chừng nào nó còn sống: Đó l{ đam mê nguyên thủy, bẩm sinh, có trước mọi đam mê kh|c,
đó l{ tình yêu bản thân mình, và theo một nghĩa n{o đó thì mọi thứ đam mê kh|c chỉ là
những biến hình của thứ tình yêu ấy m{ thôi. Theo nghĩa n{y, nếu muốn thì cũng có thể coi
mọi đam mê đều là tự nhiên cả. Nhưng phần lớn các biến hình ấy đều có nguyên nhân ngoại
lai mà thiếu các nguyên nhân này thì c|c đam mê ấy chẳng bao giờ xảy ra; và chính các biến
hình ấy không hề đem lại sự tốt lành cho ta mà chỉ có hại cho ta; chúng l{m thay đổi c|i đối
tượng đầu tiên v{ đối lập với cái nguyên khởi của chúng: Vì thế m{ con người lúc đó hóa ra
l{ đứng ngoài tự nhiên và trở nên tự mình mâu thuẫn với chính mình.
Tình yêu bản thân thì bao giờ cũng tốt lành, bao giờ cũng phù hợp với trật tự Ai cũng
được đặc biệt giao trách nhiệm bảo toàn bản th}n mình, điều đầu tiên và quan trọng nhất

trong các mối quan tâm của con người là không ngừng chăm sóc sự bảo toàn ấy và làm sao
m{ chăm lo như vậy nếu không quan tâm nhất đến điều ấy?
Vậy cho nên chúng ta phải tự yêu bản th}n mình để bảo tồn lấy chúng ta, chúng ta phải
yêu chúng ta hơn l{ yêu tất cả mọi thứ khác; và theo một hệ quả trực tiếp từ chính tình cảm
này, chúng ta yêu cái gì bảo vệ ta. Đứa trẻ n{o cũng quấn quýt với vú nuôi của chúng:
Romulus[161] phải gắn bó với con sói mẹ đ~ cho bú sữa. Thoạt đầu sự quyến luyến này là
thuần túy máy móc. Cái gì tạo thuận lợi cho sự an lạc của một cá nhân thì sẽ lôi cuốn nó; cái
gì có hại đến nó thì nó sẽ tr|nh xa: Đó chỉ là một bản năng mù qu|ng. C|i m{ biến bản năng
này thành tình cảm, sự gắn bó quấn quýt thành tình yêu, sự ghét bỏ thành ác cảm, đó l{ ý đồ
biểu lộ ra cho thấy nó làm hại ta hay có ích cho ta. Người ta chẳng có đam mê gì với những
sinh thể vô cảm chỉ tu}n theo xung động m{ người ta đặt v{o nó; nhưng những gì mà ta chờ
mong là tốt hay xấu do khuynh hướng nội tại của chúng, do ý chí của chúng, những gì mà ta
thấy rõ l{ h{nh động thuận theo hay chống lại một cách tự do, làm phát sinh ở chúng ta
những tình cảm hệt như những gì chúng bày tỏ với ta. Điều gì giúp ta, ta tìm đến, nhưng
điều gì muốn phục vụ ta thì ta yêu nó. Điều gì có hại cho ta, ta tránh xa; nhưng điều gì muốn
làm hại ta, ta ghét nó.
Tình cảm đầu tiên của một đứa trẻ là tự yêu chính nó; và tình cảm thứ nhì dẫn xuất từ
tình cảm thứ nhất, là yêu những người gần gũi nó; vì rằng, trong tình trạng yếu đuối của nó
lúc đó, nó chỉ biết người nào qua sự hỗ trợ v{ săn sóc m{ nó nhận được thôi. Lúc chịu sự
quyến luyến của nó với chị vú nuôi và cô giáo chỉ là thói quen. Nó tìm kiếm họ vì nó cần đến
họ, và vì nó cảm thấy dễ chịu khi có họ; c|i đó l{ nhận thức hơn l{ thiện ý. Phải cần đến rất
nhiều thời gian về sau nó mới hiểu được rằng chẳng những họ có ích cho nó, mà chính họ
muốn như thế và lúc bấy giờ nó mới bắt đầu yêu họ.
Như vậy, một đứa trẻ tự nhiên thiên về thiện ý bởi vì nó thấy rằng những ai gần gũi với
nó đều nhằm để hỗ trợ cho nó. Và từ nhận xét ấy nó quen có một thiện cảm với đồng loại
của nó nhưng tùy theo chừng mực mở rộng các mối giao tiếp, các nhu cầu, các sự phụ thuộc
chủ động hay bị động của nó thì ý thức về các mối quan hệ giữa nó v{ người khác xuất hiện
và tạo ra ý thức về bổn phận và sự ưa chuộng. Lúc bấy giờ đứa trẻ trở nên hống hách, ganh
tị, lừa gạt, thù hằn. Nếu người ta bắt nó phải vâng lời, thì, vì không thấy có ích lợi gì trong
việc m{ người ta sai nó làm, nó cho rằng việc ấy là do tính khí bất thường, do ý định muốn

hành hạ nó và nó tỏ ra bướng bỉnh. Nếu người ta vâng chiều theo ý của chính nó, thì ngay
khi có chuyện gì cưỡng lại ý nó, nó lập tức coi đó l{ chống đối, có ý định chống cự lại nó; nó
đập b{n đập ghế vì đ~ không v}ng theo. Lòng |i kỷ, chỉ chú trọng đến mình thôi, được mãn
nguyện khi các nhu cầu thực sự của mình được thỏa m~n, nhưng lòng tự ái, mà cứ so sánh
cho bằng được, thì không bao giờ thỏa mãn và không thể thỏa lòng được, vì tình cảm này
trong khi khiến ta yêu chuộng mình hơn người khác, lại cứ đòi hỏi kẻ khác phải yêu chuộng
ta hơn chính họ; điều đó l{ không thể n{o có được. Đấy là sự giải thích tại sao các dục vọng
dịu dàng và trìu mến thì phát sinh từ lòng ái kỷ còn các dục vọng thù ghét và cáu kỉnh lại
phát sinh từ lòng tự |i. Như vậy, c|i l{m cho con người căn bản là thiện tâm, là do có ít nhu
cầu, và chẳng mấy khi muốn so sánh với kẻ kh|c; c|i l{m cho con người căn bản l{ độc ác là
do có quá nhiều nhu cầu và chú trọng quá nhiều đến dư luận. Trên nguyên tắc này ta rất dễ
thấy rằng có thể làm thế n{o đề điều khiển được mọi dục vọng của trẻ con v{ người lớn
hướng về thiện hay hướng về |c. Đ~ đ{nh rằng con người ta không thể nào sống đơn độc,
thật l{ khó khăn khi luôn luôn muốn giữ được tính thiện: Chính khó khăn n{y lại c{ng tăng
thêm một cách tất yếu cùng với các mối giao tiếp của con người, v{ chính vì điều này nhiều
nhất m{ c|c nguy cơ trong x~ hội làm cho tài nghệ và sự thận trọng càng cần thiết cho
chúng ta hơn để ngăn ngừa trong lòng người những hư hỏng phát sinh từ các nhu cầu mới
của con người.
Sự nghiên cứu thích hợp với con người là nghiên cứu các mối quan hệ của nó. Chừng
n{o m{ con người chỉ nhận biết được mình qua hữu thể vật chất của mình thì nó phải tự tìm
hiểu qua các mối quan hệ của nó với c|c đồ vật: Đó l{ c|ch dùng trong tuổi thơ ấu; khi nó
bắt đầu cảm nhận được hữu thể tinh thần của mình, nó phải tự tìm hiểu về mình qua quan
hệ của nó với người kh|c: Đó l{ việc làm trong suốt cả đời người, khởi phát từ điểm mà
chúng ta đ~ đạt tới ở đ}y. Con người vừa mới cần đến một người bạn khác giới, thì nó
không còn là một sinh thể cô lập nữa, tấm lòng nó không còn đơn lẻ nữa. Mọi quan hệ của
nó với giống loài, mọi xúc cảm của tâm hồn nó nảy sinh cùng với mối quan hệ này. Dục vọng
đầu tiên của nó làm lên men các dục vọng khác.
Khuynh hướng của bản năng còn chưa được x|c định. Giới tính này bị lôi cuốn về giới
tính kh|c: Đấy là sự vận động của tự nhiên. Sự lựa chọn, sự ưa thích, sự quyến luyến cá
nhân là tạo phẩm của sự hiểu biết, của c|c định kiến, của thời gian: Cần phải có thời gian và

nguon tai.lieu . vn