Xem mẫu

Bìa 1 Phần 1 Thông Tin cơ bản về việTnam Phần 2 việTnam - vẻ đẹp bấTTận Phần 3 việTnam Trên đường hội nhập Phần 4 4 - 13 14 - 83 84 - 139 140 - 180 vài néT về ngành ngoại giaoviệTnam 2 MỤC LỤC 3 phần I thông tIn cơ bản về vIệt nam Tên chính thức: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc khánh: Ngày 2/9 (Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Vị trí: Trong khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích: 331.000 km2. Chiều dài bờ biển: 3.260 km. Khí hậu: Nhiệt đới giò mùa. Thủ đô: Hà Nội. ngôn ngữ chính: Tiếng Việt. Dân số: 90.73 triệu (năm 2014). Tỷ lệ biết chữ: 95% (năm 2013). Tiền tệ: Việt Nam đồng (VND). GDP (danh nghĩa): 184 tỷ USD (năm 2014). GDP trên đầu người (danh nghĩa): 2.028 USD (năm 2014). Đơn vị hành chính: 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sân bay quốc tế: Cát Bi (Hải Phòng), Nội Bài (Hà Nội), Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Chu Lai (Quảng Nam), Cam Ranh (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Cần Thơ (Cần Thơ). 4 PHầN I: THôNG TIN Cơ BảN Về VIệT NaM 5 lịch sử Cột cờ Hà Nội iệt Nam - đất nước có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, là một dân tộc có sức sống mãnh liệt, có lòng yêu nước nồng nàn, yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do, kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, năng động và sáng tạo trong xây dựng và phát triển đất nước. Dân tộc Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước (năm 2879 tr. CN - 179 tr. CN) đã hình thành 3 trung tâm văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau là Văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Văn hóa Đồng Nai ở Nam Bộ. Suốt hơn 1.000 năm dưới thời kỳ Bắc thuộc (năm 179 tr. CN - 938), dưới các triều đại trị vì của nhà Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý (939-1225), triều đại Trần - Hồ (1226-1407), toàn dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng đấu tranh lật đổ ách thống trị của ngoại bang và chống quân xâm lược để bảo vệ nền độc lập, thống nhất mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) đánh bại quân Minh, giành lại chủ quyền dân tộc. Triều Lê sơ - Mạc - Lê - Trịnh & Nguyễn (1428-1788) đã hoàn thành công cuộc khẩn hoang ở phương Nam và triều đại Tây Sơn (1771-1802) thống nhất đất nước và đánh đuổi các thế lực ngoại bang xâm lược. Tới triều Nguyễn (1802-1945), phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra ở nhiều nơi. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh, tận dụng thời cơ lịch sử, nhân dân Việt Nam đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám, tuyên bố thành lập nước Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), mở ra một thời đại mới độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Dân tộc Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu, nhưng khi bờ cõi bị xâm lăng toàn dân tộc lại sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1945-1975, nhân dân Việt Nam, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, chiến thắng trong cuộc đấu tranh anh dũng chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975), giành độc lập, tự do cho dân tộc và thống nhất đất nước. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, cả nước chuyển sang giai đoạn mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế (1976-1980, 1981-1985), đồng thời tiếp tục đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc (1975-1979). Kể từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã đạt được thành tựu vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ phát triển; quan hệ đối ngoại rộng mở, vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đạt Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo của Liên hợp quốc. Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân”, luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của phát triển, nhằm mang đến cho người dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Với tình hình chính trị ổn định, Việt Nam đang tiến bước vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 6 PHầN I: THôNG TIN Cơ BảN Về VIệT NaM 7 hệthỐngchÍnhtRị rong những thập niên gần đây, Việt Nam được thế giới công nhận là quốc gia có tình hình chính trị ổn định. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền. Hiến pháp qui định nhà nước Việt Nam là “của dân, do dân và vì dân”, đảm bảo mọi người dân đều có quyền bình đẳng trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là Đảng chính trị cầm quyền và duy nhất. Hai cơ quan quan trọng nhất của Đảng là Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cơ quan lập pháp Quốc hội (nhiệm kỳ 5 năm/lần) là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Hành pháp Chủ tịch nước là người đứng đầu quốc gia, do Quốc hội bầu, là đại diện cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Chính phủ là cơ quan hành pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ. Tư pháp Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 8 PHầN I: THôNG TIN Cơ BảN Về VIệT NaM 9 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn