Xem mẫu

9. Kỹ năng đàm
phán
Dù hiểu biết nhiều về các điều khoản đầu
tư đến đâu thì bạn vẫn cần khả năng đàm
phán để có một thương vụ thành công.
Chúng tôi thấy rằng rất nhiều nhà đầu tư
là những nhà đàm phán tồi. May mắn
thay cho các nhà điều hành của công ty
mà chúng tôi bỏ vốn đầu tư, họ có thể
tiếp cận những gì chúng tôi biết trên
mạng và trong cuốn sách này. Bởi vậy,
hy vọng rằng ngoài việc trở thành một

nhà đàm phán giỏi, giờ đây họ sẽ biết tất
cả động cơ phía sau chúng tôi và sẽ đàm
phán với chúng tôi hiệu quả hơn.
Có rất nhiều phương thức đàm phán khác
nhau; tuy nhiên, chương này sẽ xem xét
một vài kỹ năng đàm phán đã có tác dụng
với chúng tôi trong nhiều năm. Mặc dù
cuốn sách này về cơ bản đề cập khía
cạnh tài chính, chúng tôi vẫn nhắc đến
các kỹ năng đàm phán mà bạn có thể sử
dụng trong cuộc sống. Ngoài ra, chúng
tôi còn mô tả một vài loại tính cách khác
nhau mà bạn có thể gặp trong quá trình

đàm phán của mình.
Điều gì thực sự quan trọng?
Chỉ có ba điều thực sự quan trọng khi
đàm phán góp vốn: đạt được kết quả tốt
và công bằng cho các bên, làm sao để
không làm hỏng quan hệ cá nhân của bạn
mà vẫn đạt được điều đó, và hiểu vấn đề
mà bạn đang đấu tranh vì nó.
Người ta nói rằng một thỏa thuận tốt là
không bên nào vui vẻ cả. Điều này có thể
đúng trong các vụ tranh chấp hay mua
lại, nhưng nếu không bên nào vui vẻ sau

khi hoàn tất một lần góp vốn thì bạn sẽ
gặp rắc rối. Hãy nhớ, góp vốn chỉ là xuất
phát điểm của một mối quan hệ và chỉ là
phần rất nhỏ trong đó. Cùng nhau xây
dựng công ty trong khi vẫn duy trì mối
quan hệ tốt đẹp và hữu ích mới là điều
quan trọng. Một điểm khởi đầu tốt đẹp là
khi cả hai phía đều nghĩ rằng mình đã đạt
kết quả tốt và cảm thấy may mắn khi kinh
doanh với bên kia. Nếu bạn cư xử không
tốt trong suốt quá trình kêu gọi góp vốn
thì dù cuối cùng việc góp vốn có hoàn
tất, căng thẳng vẫn bao trùm. Nếu luật sư
của bạn cư xử tồi trong suốt quá trình

đàm phán thì vị luật sư đó phải tìm khách
hàng khác sau khi nhà đầu tư tham gia
vào ban điều hành.
Góc nhìn doanh nhân
Luật sư của bạn không nên tỏ ra ngu ngốc
và vô lối, lớn tiếng trong khi đàm phán,
nhưng không có nghĩa là phải khuyên anh
ta nhu nhược trong suốt quá trình đàm
phán, đặc biệt nếu anh ta có nhiều kinh
nghiệm với các thương vụ đầu tư mạo
hiểm. Bạn cần kiểm soát điều này cẩn
thận với tư cách là một doanh nhân, cho
dù phải trông cậy nhiều vào các chuyên

nguon tai.lieu . vn