Xem mẫu

Chương 9: Cơ chế sinh lý học: Con đường dẫn đến tinh hoa
“Chỉ cần chạm vào tay hay vào môi người ta yêu quý,
mọi tội lỗi đã được xóa sạch khỏi tâm hồn”.
_ Tennessee Williams
Cơ chế sinh lý học là công cụ hữu hiệu nhất để ngay lập tức thay đổi tâm
trạng và tạo ra thành quả. “Nếu muốn quyền lực, hãy hành động như có uy
quyền trong tay”. Chưa bao giờ nghe câu nói nào đúng hơn. Tôi muốn buổi
hội thảo của tôi khiến người dự có được kết quả tốt. Những kết quả có thể
thay đổi cả cuộc đời họ. Để làm được như vậy họ phải ở trong tình trạng sinh
lý học khỏe khoắn nhất. Không thể hành động hiệu quả nếu không trong tình
trạng tâm lý tràn đầy sức sống.
Nếu có tình trạng tâm lý tràn đầy sức sống, hăng hái và phấn khởi, bạn sẽ tự
động có được tâm trạng tương tự. Đòn bẩy lớn nhất trong mọi tình huống
chính là cơ chế sinh lý học. Bởi nó hoạt động nhanh và không bao giờ thất
bại. Cơ chế sinh lý học và những hình ảnh tưởng tượng trong tâm trí liên kết
với nhau chặt chẽ. Nếu thay đổi một thứ, ngay lập tức ta thay đổi thứ kia.
“Nếu không có trí tuệ, cơ thể chẳng làm được gì. Nếu không có cơ thể, trí tuệ
chỉ là ý tưởng”. Nếu thay đổi cơ chế sinh lý học (có nghĩa thay đổi tư thế, hơi
thở, độ căng của cơ, giọng nói), ngay lập tức ta sẽ thay đổi hình ảnh tưởng
tượng và tâm trạng.
Khi hoạt động sinh lý chậm lại, nguồn năng lực tích cực của tâm trạng cũng
cạn kiệt. Khi hoạt động sinh lý khởi sắc và mãnh liệt, tâm trạng của ta cũng
thay đổi tương ứng. Thế nên hoạt động sinh lý là đòn bẩy cho sự thay đổi
cảm xúc. Thực tế, không thể có cảm xúc mà không có sự thay đổi tương ứng
về mặt sinh lý. Và không thể có thay đổi trong hoạt động sinh lý mà không có
một sự thay đổi tương ứng trong tâm trạng. Có hai cách để thay đổi tâm
trạng: thay đổi hình ảnh trong tâm tưởng và thay đổi hoạt động sinh lý. Nếu

muốn thay đổi tâm trạng, ngay lập tức bạn làm gì nào? Thay đổi cơ chế sinh
lý: có nghĩa thay đổi nhịp thở, tư thế, nét mặt, tốc độ của chuyển động, v.v...
Chương nói về niềm tin đã cung cấp kiến thức về tác động của niềm tin đến
sức khỏe. Ngày nay các khoa học gia đều nhấn mạnh một điều: ốm đau hay
khỏe mạnh, vui vẻ hay ủ rũ đều do quyết định mang lại. Đó là những tâm
trạng ta có thể tự quyết định với cơ chế sinh lý học của ta. Thông thường đó
không phải là những quyết định có ý thức nhưng dù sao chúng vẫn là những
gì do ta quyết định cho mình.
Không ai tự nhủ mình một cách ý thức rằng: tôi thà ủ rũ hơn là vui vẻ. Nhưng
những người ủ rũ làm gì? Ta thường nghĩ chán nản là một tâm trạng tinh
thần. Nhưng nó rõ ràng là một tình trạng sinh lý có thể nhận biết. Không khó
để hình dung một người chán nản. Những người chán nản thường có dáng đi
đầu cúi xuống thấp, mắt nhìn xuống. Họ đang trong cơ chế cảm nhận xúc
giác hoặc tự nhủ bản thân về những gì khiến họ mang cảm giác chán nản. Hai
vai buông thõng, họ thở hổn hển với những hơi thở yếu. Họ làm mọi việc để
gây ra tình trạng sinh lý buồn nản cho cơ thể. Phải chăng tự họ chọn cách lâm
vào tình trạng chán nản như vậy? Chắc chắn như thế. Tình trạng chán nản là
hậu quả và nó đòi hỏi những hình ảnh tưởng tượng nhất định xuất hiện để tạo
ra nó.
Điều hấp dẫn là bạn có thể dễ dàng tạo ra tâm trạng ngây ngất bằng cách thay
đổi cơ chế sinh lý với những cách đặc biệt. Suy cho cùng cảm xúc là gì chứ?
Chúng là sự liên tưởng phức tạp, một cấu hình rắc rối của tâm trạng xuất phát
từ tình trạng sinh lý. Không cần thay đổi hình ảnh trong tâm tưởng của một
người, tôi có thể thay đổi trạng thái ủ rũ của người ấy chỉ trong vài giây.
Không cần tìm hiểu những hình ảnh một người chán nản hình dung trong tâm
trí. Chỉ cần thay đổi biểu hiện cơ chế sinh lý của người ấy, bạn có thể thay
đổi tâm trạng người ấy: nếu đứng thẳng, hai vai hơi ngả ra sau, thở thật sâu
và nhìn thẳng (tức là bạn đang đặt bản thân vào trạng thái sinh lý khỏe
khoắn), bạn không còn có thể cảm giác chán nản nữa. Thử làm mà xem.
Hãy nghĩ về một thứ bạn hình dung không thể làm. Bạn sẽ có tư thế đứng
như thế nào nếu biết mình làm được điều ấy? Bạn sẽ nói gì? Bạn thở ra sao?

Ngay bây giờ, hãy đặt bản thân vào trạng thái sinh lý bạn sẽ có nếu như biết
mình sẽ làm được việc đó. Hãy để cơ thể đưa ra một thông điệp thống nhất.
Điều chỉnh tư thế, hơi thở, nét mặt phản ánh hoạt động sinh lý bạn có nếu
như biết có thể làm được việc ấy. Ghi nhận sự khác biệt giữa tâm trạng lúc
này với tâm trạng lúc đó. Nếu duy trì được trạng thái sinh lý thích hợp, bạn sẽ
cảm giác như thể bạn làm được việc trước đây từng nghĩ mình không làm
được.
Điều tương tự cũng xảy ra với hoạt động đi trên than đỏ. Vài người khi đối
mặt với thảm than hồng, họ đang trong tâm trạng hoàn toàn tự tin và sẵn sàng
bởi vì họ đã kết hợp hình ảnh trong tâm tưởng và cơ chế sinh lý học một cách
thích hợp. Như vậy, họ có thể đi lướt trên than hồng một cách tự tin và khỏe
khoắn. Tuy nhiên cũng có người từ chối ở giây phút cuối cùng. Họ thay đổi
những hình ảnh trong tâm tưởng về những gì sắp xảy ra. Thế nên, họ hình
dung một tình huống tồi tệ nhất. Hoặc hơi nóng bốc lên đã thay đổi tâm trạng
của họ. Họ không còn tự tin khi đến gần đám than cháy rực. Kết quả, cơ thể
họ run rẩy vì sợ hãi. Có thể họ rên rỉ hoặc tê cứng. Các cơ trên cơ thể cứng
lại. Hoặc có thể họ có những phản ứng sinh lý khác. Để giúp họ vượt qua nỗi
sợ hãi trong khoảnh khắc và hành động dù cho họ nghĩ dường như không thể,
tôi chỉ cần thay đổi tâm trạng của họ.
Hãy nhớ: mọi hành vi đều là kết quả của tâm trạng. Khi ta có cảm giác khỏe
khoắn, mạnh mẽ, ta sẽ nỗ lực làm những việc trước đây ta luôn sợ hãi, và mỗi
khi mệt mỏi hoặc yếu đuối ta nghĩ ta không thể làm được. Thế nên, đi trên
than hồng không phải là cách truyền đạt tri thức đến mọi người. Nó chỉ cho
con người một trải nghiệm về việc thay đổi tâm trạng và hành vi trong
khoảnh khắc để hỗ trợ cho họ đạt những mục đích như mong muốn, không
cần biết trước đây họ nghĩ ra sao và cảm giác thế nào.
Tôi sẽ làm gì với một người đang run rẩy khóc lóc, cơ thể tê bại hoảng hốt
trước thảm than đỏ rực? Một thứ tôi có thể làm là thay đổi hình ảnh trong tâm
tưởng. Tôi yêu cầu người ấy nghĩ về cảm giác sau khi bước đi một cách mạnh
mẽ thành công trên thảm than cháy đỏ. Điều này đòi hỏi tạo ra một hình ảnh
tưởng tượng có thể thay đổi cơ chế sinh lý. Chỉ trong hai đến bốn giây, người
ấy sẽ trong trạng thái mạnh mẽ: ta có thể nhận thấy sự thay đổi thông qua hơi

thở và nét mặt. Sau đó, tôi yêu cầu chủ thể hãy bắt đầu đi trên than đỏ. Cũng
con người này, lúc nãy tê cứng vì sợ hãi, bây giờ bước đi đầy tự tin và nhận
những lời chúc mừng cùng những cái ôm hôn đầy thán phục khi về tới đích.
Nhưng đôi khi có những người hình dung những hình ảnh họ bị bỏng hoặc bị
rộp da. Hình ảnh đó quá lớn. Nó lớn hơn hình ảnh họ tưởng tượng có thể
bước đi một cách khỏe khoắn và tự tin. Thế nên tôi cần họ thay đổi phương
thức cảm nhận. Việc này mất nhiều thời gian hơn.
Một lựa chọn khác của tôi (lựa chọn này hiệu quả hơn khi một người hoàn
toàn hoảng sợ lúc đứng trước dải than hồng) đó là thay đổi cơ chế sinh lý.
Suy cho cùng, nếu chủ thể thay đổi hình ảnh tưởng tượng, hệ thần kinh sẽ
phát tín hiệu để cơ thể thay đổi tư thế, hơi thở, độ căng của cơ, v.v... Vậy tại
sao không thay đổi tận gốc, không cần đến những hình thức giao tiếp khác và
thay đổi cơ chế sinh lý trực tiếp? Tôi đến bên người đang rên rỉ, yêu cầu
người ấy nhìn thẳng. Bằng cách nhìn thẳng, anh ta bắt đầu có những hình ảnh
trực quan trong tâm trí thay vì cảm nhận bằng xúc giác. Hầu như ngay lập
tức, người ấy không kêu khóc nữa. Hãy tự áp dụng với bản thân mỗi khi lo
lắng hay rên rỉ và không còn muốn nỗ lực làm bất cứ việc gì hãy nhìn thẳng,
ngả vai ra sau và hình thành tâm trạng muốn cảm nhận một hình ảnh trực
quan. Cảm giác của bạn sẽ thay đổi hầu như chỉ trong chốc lát. Bạn có thể
làm như vậy với con cái mình khi chúng bị đau hãy bảo chúng nhìn thẳng.
Tiếng rên rỉ và nỗi đau sẽ đột ngột chấm dứt, hoặc ít nhất cũng giảm đáng kể
chỉ sau giây lát. Sau đó tôi sẽ yêu cầu chủ thể đứng với tư thế như lúc anh ta
hoàn toàn tự tin và biết mình có thể bước đi đầy khỏe khoắn và vững vàng
trên than đỏ. Yêu cầu anh ta thở và nói với nội tâm bằng giọng nói của người
hoàn toàn tự tin. Theo cách đó, não bộ có được một thông điệp mới về cách
cảm nhận và tạo ra tâm trạng như mong muốn ở một người chỉ vài giây trước
hoàn toàn tê liệt bởi nỗi sợ hãi. Và như vậy, chủ thể sẽ có được hành động hỗ
trợ cho người ấy có được mục tiêu như mong muốn.
Ngoài việc thay đổi cảm xúc, hành động, thay đổi hình ảnh tưởng tượng và
biểu hiện của cơ chế sinh lý, tiến trình điện phân và sinh hóa trong cơ thể ta
cũng có những tác động nhất định. Nghiên cứu chỉ ra rằng: khi con người
chán nản hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả; các tế bào bạch cầu giảm
đáng kể. Nguồn năng lượng từ điện sinh học thay đổi đáng kể tâm trạng của

con người. Vì trí tuệ và thể chất kết hợp với nhau, trong tâm trạng mạnh mẽ,
từ trường cơ thể ta thay đổi, ta có thể làm những việc trước đó dường như
không thể làm được. Ta sẽ thấy cơ thể mình có rất ít sự hạn chế (tích cực lẫn
tiêu cực) hơn là những gì ta tin trước đây.
Đáng chú ý là dường như những nghiên cứu thường nhấn mạnh tới mặt tác
hại của mối quan hệ giữa trí tuệ và cơ thể hơn là mặt hữu dụng. Ta thường
nghe về những tác động khủng khiếp của cơn căng thẳng hoặc về những
người không còn thiết sống sau khi người yêu phải sang thế giới bên kia. Có
lẽ ai cũng biết rằng tình trạng tiêu cực và tình cảm tiêu cực có thể giết chết
chúng ta. Nhưng hiếm khi ta nghe về những tâm trạng có thể chữa bệnh về
thể chất và tâm lý cho ta.
Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất là chuyện của Normal Cousins.
Cuốn Phân tích một căn bệnh của ông mô tả cách chữa trị một căn bệnh suy
nhược kéo dài chỉ bằng lạc quan, không chịu chấp nhận cái chết. Tiếng cười
là một trong những công cụ Cousins sử dụng với một nỗ lực hoàn toàn có ý
thức để mang lại cho ông khát vọng sống. Ông đã thành công. Phần lớn trong
chế độ điều dưỡng của mình, ông dành nhiều thời gian mải mê với những
cuốn phim, chương trình ti vi và những cuốn sách mang lại cho ông tiếng
cười vui. Rõ ràng điều này đã thay đổi hình ảnh trong tâm tưởng của ông. Và
tiếng cười thay đổi đáng kể cơ chế sinh lý học của Cousins: những thông điệp
gửi đến hệ thần kinh nhằm điều khiển cơ thể đáp ứng với môi trường cũng
thay đổi. Ông nhận thấy những thay đổi tích cực về mặt thể chất hầu như diễn
ra ngay sau đó. Ông ngủ ngon hơn, ít đau đớn hơn và tình trạng thể chất của
ông được cải thiện.
Cuối cùng ông đã khỏi bệnh hoàn toàn. Dù ngay từ đầu, bác sĩ bảo cơ hội
khỏi bệnh là 1/500.
Cousins kết luận: “Tôi đã hiểu: đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng kết hợp
của trí tuệ và cơ thể con người; thậm chí ngay cả những lúc ta gần như vô
vọng. Năng lực tạo ra sự sống là một năng lực ít được người ta hiểu biết nhất
trên đời”.

nguon tai.lieu . vn