Xem mẫu

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
SAU 5 NĂM GIA NHẬP
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
(Sách tham khảo)

Hà Nội, 2013

LỜI CẢM ƠN
Cuốn sách này được xuất bản dựa trên Báo cáo “Đánh giá tổng thể tình hình kinh
tế - xã hội của Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” do Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (NCQLKTTW) chủ trì biên soạn để thực hiện
nhiệm vụ của Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc biên soạn Báo cáo và
xuất bản cuốn sách này đều nhận được sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong khuôn khổ
Dự án “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới” do Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO tài trợ.
Trong quá trình soạn thảo và xuất bản cuốn sách này, nhóm tác giả đã nhận được
ý kiến đóng góp quý báu của Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên Hội đồng Khoa học Viện NCQLKTTW, và các
đại biểu tham gia các Hội thảo lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Báo cáo “Đánh giá tổng
thể tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới” được tổ chức vào các ngày 31 tháng 7 năm 2012 tại Hà Nội và 1 tháng 3 năm 2013
tại thành phố Hồ Chí Minh. Dự thảo Báo cáo cũng đã được trình bày tại Hội nghị Toàn
quốc về “Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về một số chủ trương
chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là Thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW” được tổ chức vào ngày
14 tháng 8 năm 2012 tại Hà Nội. Báo cáo chính thức đã được công bố tại Hà Nội vào
ngày 1 tháng 4 năm 2013.
Nhân dịp này, Viện NCQLKTTW xin trân trọng cảm ơn Chương trình hỗ trợ kỹ
thuật hậu gia nhập WTO đã tài trợ cho việc soạn thảo Báo cáo này.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Trương Đình Tuyển (nguyên Bộ trưởng
Bộ Thương mại) và TS. Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện NCQLKTTW) đã đóng
góp những bình luận, góp ý quý báu và thiết thực trong quá trình hoàn thiện Báo cáo.
Cuốn sách này do nhóm soạn thảo của Viện NCQLKTTW và nhóm tư vấn thực
hiện dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện
NCQLKTTW. Nhóm soạn thảo do TS. Phạm Thị Lan Hương chủ trì, với sự tham gia
của các ông, bà Nguyễn Anh Dương, Lê Viết Thái, Lưu Đức Khải, TS. Lê Hương Linh,
Đinh Thu Hằng, Trần Bình Minh, Phan Chí Thành, TS. Lê Xuân Sang, và sự hỗ trợ của
các cán bộ Ban Chính sách kinh tế vĩ mô thuộc Viện NCQLKTTW.
Các tư vấn đóng góp báo cáo chuyên đề gồm PGS. TS. Bùi Quang Tuấn,
TS. Nguyễn Thị Lan Hương, TS. Nguyễn Đăng Bình, PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn,
TS. Đỗ Ngọc Huỳnh, Nguyễn Việt Phong, TS. Nguyễn Chiến Thắng, Phạm Sỹ An,
TS. Đặng Văn Thuận, TS. Hoàng Kim Hà, và PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh.
Tất cả mọi thiếu sót cũng như các quan điểm, ý kiến trình bày trong Báo cáo này là
của nhóm soạn thảo, không phải của cơ quan tài trợ hay của Viện NCQLKTTW.
i

ii

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. BỐI CẢNH VÀ TÍNH CẦN THIẾT ..................................................................................... 1 
2. MỤC TIÊU ............................................................................................................................... 1 
3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.......................................................................................................... 2 
3.1. Phương pháp đánh giá chung.............................................................................................. 2 
3.2. Phương pháp đánh giá tác động .......................................................................................... 2 
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 3 
4. NỘI DUNG ............................................................................................................................... 3 

PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM................................... 5 
2. CÁC CAM KẾT THƯƠNG MẠI TRONG KHUNG KHỔ CÁC FTA CHÍNH................ 6 
2.1. CEPT-ATIGA ..................................................................................................................... 6 
2.2. Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc ........................................... 8 
2.3. Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc............................... 11 
2.4. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản ................................................. 13 
2.5. Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc-Niu Di-lân ...................................... 13 
2.6. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ .......................................................... 14 
2.7. Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản............................................................... 15 
2.8. Cam kết gia nhập WTO .................................................................................................... 17 
3. CÁC CAM KẾT VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CAM KẾT KHÁC............................................. 26 
3.1. Hiệp định Đầu tư ASEAN ................................................................................................ 26 
3.2. Hiệp định Đầu tư ASEAN - Trung Quốc.......................................................................... 28 
3.3. Hiệp định Đầu tư ASEAN - Hàn Quốc............................................................................. 28 
3.4. Các cam kết về đầu tư, mua sắm chính phủ trong WTO .................................................. 29 
3.5. Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ...................................................... 29 
3.6. Diễn đàn Hợp tác Á-Âu .................................................................................................... 30 
3.7. Cam kết song phương ....................................................................................................... 30 
3.8. Chương Phát triển quan hệ đầu tư trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ...... 31 
3.9. Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư..................... 32 
4. NHẬN XÉT CHUNG ............................................................................................................. 32 
5. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM ................................................................................................................... 33 
5.1. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản............................................................................................ 33 
5.2. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng ..................................................................................... 34 
5.3. Lĩnh vực dịch vụ ............................................................................................................... 35 
5.4. Lĩnh vực đầu tư ................................................................................................................. 36 
iii

nguon tai.lieu . vn