Xem mẫu

NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016

Chuyển đổi Nông nghiệp
Việt Nam: Tăng giá trị,
giảm đầu vào

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016

Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam:
tăng giá trị, giảm đầu vào

Tháng 4/2016

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
HÀ NỘI, THÁNG 4 - 2016

© 2016 International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank
1818 H Street NW, Washington, DC 20433
Telephone: 202-473-1000; Internet: www.worldbank.org
Giữ một số bản quyền.
Báo cáo này là sản phẩm của Ngân hàng Thế giới với đóng góp của một số cơ quan tổ chức khác. Các kết
quả, diễn giải, kết luận thể hiện trong báo cáo này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ngân hàng Thế
giới, Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới, hoặc các chính phủ mà Ngân hàng đại diện. Ngân hàng
Thế giới không đảm bảo sự chính xác của số liệu trong báo cáo này. Các đường biên, màu sắc, tên gọi, và các
thông tin khác ghi trên bất cứ bản đồ nào trong báo cáo này không hàm ý bất kỳ sự phán xét nào từ phía
Ngân hàng Thế giới về tình trạng pháp lý của bất cứ vùng lãnh thổ nào, hoặc sự đồng ý, hoặc chấp nhận các
đường biên đó. Không có gì có thể hoặc được coi là có thể giới hạn hoặc xóa bỏ quyền ưu tiên hoặc miễn
trừ của Ngân hàng Thế giới, tất cả các quyền này đều được duy trì.
Quyền và sự cho phép
Nội dung trong báo cáo này là nội dung có bản quyền. Do Ngân hàng Thế giới khuyến khích truyền bá kiến
thức của mình, nên báo cáo này có thể được in lại, toàn bộ hoặc từng phần, phục vụ mục đích phi thương
mại nếu thực hiện trích dẫn thông tin đầy đủ về báo cáo.
Trích dẫn - Hãy trích dẫn như sau: Ngân hàng Thế giới. 2016. Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị,
giảm đầu vào. Báo cáo Phát triển Việt Nam. Washington, D.C. Ngân hàng Thế giới.
Dịch - Nếu dịch báo cáo này, đề nghị ghi thêm đoạn từ chối trách nhiệm vào đoạn ghi nhận như sau: Bản dịch
này không phải do Ngân hàng Thế giới thực hiện và không được coi như là bản dịch chính thức của Ngân hàng Thế
giới. Ngân hàng Thế giới sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ nội dung hay sai sót nào trong bản dịch này.
Chuyển thể - Nếu thực hiện chuyển thể từ báo cáo này đề nghị ghi thêm đoạn miễn trách nhiệm cùng với
đoạn trích dẫn như sau: Đây là bản chuyển thể từ một báo cáo chính thức của Ngân hàng Thế giới. Các quan
điểm, ý kiến thể hiện trong bản chuyển thể này thuộc trách nhiệm duy nhất của tác giả hoặc các tác giả chuyển
thể và không được sự đồng ý của Ngân hàng Thế giới.
Nội dung của bên thứ ba - Ngân hàng Thế giới không nhất thiết sở hữu từng nội dung cụ thể trong báo cáo
này. Vì vậy Ngân hàng Thế giới không đảm bảo rằng sự sử dụng của bất kỳ nội dung đơn lẻ thuộc sở hữu
bên thứ ba nào hoặc một bộ phận trong báo cáo này sẽ không vi phạm quyền của các bên thứ ba đó. Rủi ro
bị khiếu nại vi phạm hoàn toàn thuộc trách nhiệm của người sử dụng. Nếu bạn muốn sử dụng lại một bộ
phận của báo cáo thì bạn phải chịu trách nhiệm xem có cần xin phép để sử dụng lại không và thực hiện xin
phép người chủ sở hữu bản quyền. Ví dụ về các bộ phận bao gồm, nhưng không gói gọn trong, các bảng,
các đồ thị, các hình ảnh.
Tất cả các câu hỏi về quyền và giấy phép xin chuyển về Publishing and Knowledge Division, The World Bank,
1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA; fax: 202-522-2625; e-mail: pubrights@worldbank.org.
Ảnh: Steven Jaffee.

CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: TĂNG GIÁ TRỊ, GIẢM ĐẦU VÀO

Lời cảm ơn
Báo cáo này là kết quả hợp tác giữa Nhóm Ngân hàng Thế giới và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển
Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD). Đây là các tài liệu nghiên cứu nền trong Báo cáo Việt Nam 2035. Vì vậy
mối quan tâm ở đây là so sánh nông nghiệp Việt Nam với các nước khác nhằm xây dựng tầm nhìn phát triển
nông nghiệp trong 1-2 thập kỷ tới và đưa ra những biện pháp cải cách chính sách và thể chế ngắn hạn nhằm
đưa nông nghiệp vào đúng quỹ đạo phát triển. Tuy hoàn cảnh cụ thể tại Việt Nam có một số nét đặc thù
nhưng Việt Nam vẫn có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các nước khác đã từng trải qua hoặc đang thực
hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp được phân tích sâu trong báo cáo này.
Báo cáo không dựa trên các nghiên cứu mới. Chúng tôi chỉ tổng hợp các nghiên cứu liên quan gần đây, so
sánh số liệu thống kê Việt Nam và quốc tế cùng với việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Báo cáo cũng sử
dụng kết quả nghiên cứu gần đây của OECD về chính sách nông nghiệp tại Việt Nam.
Báo cáo được thực hiện bởi nhóm chuyên gia đứng đầu là Steven Jaffee và các thành viên Đặng Kim Sơn,
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Emilie Cassou, Trương Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thủy, Mateo Ambrosio và Donald
Larson. Tài liệu về chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp các nước Đông Nam Á do Patrick Labaste, David
Dawe, Francesco Goletti, Nelissa Jamora, John Lamb và các cộng sự thu thập và cung cấp.
Những người khác đóng góp vào báo cáo bao gồm Đặng Kim Khôi, Kim Văn Chinh, Nguyễn Thị Cẩm
Nhung, Phạm Kim Dung và Nguyễn Văn Lâm (tất cả đều thuộc IPSARD), Nguyễn Hữu Dũng (VASEP), Lê
Đức Thịnh (Cục Kinh tế Hợp tác, Bộ NNPTNT), Vũ Trọng Khải (Trường Quản lý NNPTNT, Bộ NNPTNT), Phạm
Văn Dư (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT), Nguyễn Văn Ngãi (Trường Đại học Nông Lâm), Nguyễn Phượng Vỹ
(PHANO), Trần Kim Liên (VinaSeed), Đào Thế Anh (CASRAD), Nguyễn Văn Sánh và Lê Cảnh Dũng (đều
thuộc Đại học Cần Thơ).
Nhóm tác giả xin cảm ơn Andrzej Kwiecinski, Chris Jackson, Cao Thăng Bình, Võ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Làn
và Sergiy Zorya, những chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã tham gia các cuộc tọa đàm tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2014 và tháng 3/2015. Nhóm tác giả cũng cảm ơn sự chỉ đạo của Victoria
Kwakwa, Nathan Belete và Sandeep Mahajan trong suốt quá trình thực hiện báo cáo. Chúng tôi cũng xin cảm
ơn những ý kiến đóng góp của Laurent Msellati, Dina Umali-Deininger, Madhur Gautam, Holger Kray và
Michael Morris. Đỗ Thị Tâm hỗ trợ công tác hành chính và Budy Wirasmo thiết kế và trình bày báo cáo.

LỜI CẢM ƠN

iii

nguon tai.lieu . vn