Xem mẫu

CHIEÁN THAÉNG BEÄNH UNG THÖ Sách Hướng Dẫn Người Bệnh Và Người Nhà Người Bệnh (Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa) Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Bá Đức Ban biên soạn: GS.TS. Nguyễn Bá Đức PGS.TS. Bùi Diệu PGS.TS. Trần Văn Thuấn Thư ký biên soạn: ThS. Nguyễn Tiến Quang ThS. Đỗ Huyền Nga 1 Sách được tái bản lần 1 với sự tài trợ của tổ chức HealthBridge Canada trong khuôn khổ dự án “Tăng cường bằng chứng cho truyền thông phòng chống ung thư tại Việt Nam” 2 Lời giới thiệu Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần, v.v... ngày càng phát triển và trở thành mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Không ai muốn mình mắc bệnh ung thư, nhưng mỗi năm ở nước ta có đến hơn 150.000 người mới mắc ung thư. Ung thư xuất hiện ở mọi vùng, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược và hầu như ở mỗi xóm, làng, dòng họ, cơ quan, đơn vị đều thấy có người mắc bệnh ung thư. Nếu một ngày nào đó bạn phát hiện ra mình bị ung thư, chắc bạn và những người thân sẽ suy nghĩ rất nhiều và có nhiều câu hỏi thắc mắc như: • Ung thư là gì? • Ai sẽ mắc bệnh ung thư? • Yếu tố nào dẫn đến bệnh ung thư? • Bệnh ung thư có di truyền không? • Bệnh của tôi ở giai đoạn nào? • Tôi sẽ sống được bao lâu nữa? • Bệnh này có thể chữa khỏi được không? • Tôi cần chuẩn bị những gì cho việc điều trị bệnh? • Những biện pháp điều trị nào là tốt nhất? • Việc điều trị sẽ gây ra những tác dụng phụ nào? • Chữa trị bệnh này hết bao nhiêu tiền? • Sinh hoạt, ăn uống, luyện tập và làm việc như thế nào trong và sau khi điều trị? • Có những cơ sở khám và điều trị ung thư nào ở Việt Nam? 3 Và còn nhiều câu hỏi khác nữa. Việc có câu trả lời cho những thắc mắc trên sẽ giúp bạn cảm thấy mình hiểu được rõ hơn về bệnh và sẽ thấy bớt lo lắng hơn. Qua tài liệu này, chúng tôi mong muốn giúp bạn trả lời những thắc mắc về bệnh ung thư cũng như việc điều trị căn bệnh này. Tài liệu cũng nêu lên những suy nghĩ, tâm tư, hành động của Mục lục Lời giới thiệu 3 1. Ung thư là gì? 7 2. Ai sẽ mắc bệnh ung thư? 9 3. Yếu tố nguy cơ nào dẫn đến bệnh ung thư? 9 một số người bệnh gửi đến Bệnh viện trong quá trình khám chữa bệnh và đã chiến thắng bệnh ung thư, đặc biệt là tâm huyết thư của các bệnh nhân như bệnh nhân Ngô Thảo nhằm góp phần chia sẻ với những người đang phải đối phó với căn bệnh ung thư. Để chuẩn bị tốt cho những lần gặp cán bộ y tế, cuốn sách cũng đưa ra những gợi ý giúp bạn có thể đặt những câu hỏi cần thiết. Chúng tôi mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn và gia đình bạn giảm bớt những lo lắng, sợ hãi về bệnh ung thư và điều trị bệnh 4. Bệnh ung thư có di truyền không, có lây không? 11 5. Tại sao lại là tôi? 12 6. Bệnh của tôi ở giai đoạn nào? 13 7. Tôi còn sống bao lâu nữa? 14 8. Tôi sống chung với bệnh như thế nào? 15 9. Nên thông báo với mọi người về chẩn đoán bệnh của tôi như thế nào? 20 này. 10. Bệnh ung thư có thể chữa khỏi được không? 25 Tuy nhiên, những thông tin này không nhằm thay thế được hết 11. Tôi cần phải chuẩn bị gì cho việc điều trị? 26 lời khuyên từ các bác sỹ và nhân viên y tế chăm sóc bạn. Hãy trao đổi trực tiếp với họ để hiểu rõ hơn bệnh mà bạn đang mắc phải và phương thức điều trị như thế nào nhằm kiểm soát căn bệnh này. Trong khuôn khổ có hạn, tập tài liệu này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và không thể đáp ứng được nhu cầu thông tin về bệnh ung thư cho cộng đồng. Mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. 12. Điều trị bệnh ung thư như thế nào? 30 13. Phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho tôi? 31 14. Lên kế hoạch điều trị như thế nào? 41 15. Tôi cần phải hỏi bác sĩ điều gì? 42 16. Tôi sợ đau, làm thế nào để kiểm soát đau? 45 17. Tôi có thể làm việc trong quá trình điều trị không? 46 Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng đã giúp đỡ xuất bản cuốn sách này. 18. Tôi có thể luyện tập thể thao trong quá trình điều trị không? 47 19. Ung thư ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của tôi như thế nào? TM. Ban biên soạn 20. Tài chính và điều trị ung thư 50 GS.TS. Nguyễn Bá Đức 4 5 21. Các nguồn hỗ trợ khác tôi có thể có? 51 22. Những quan niệm sai lầm phổ biến về bệnh ung thư? 52 Phụ lục 1. Danh mục thuốc chủ yếu trong điều trị ung thư 54 Phụ lục 2. Danh sách các cơ sở ung bướu trên toàn quốc 56 Phụ lục 3. Các trang web tham khảo thông tin 60 Phụ lục 4. Thư của bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ liệt sĩ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm Thư của nhà văn, nhà phê bình văn học, người bệnh ung thư Ngô Thảo Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng 67 1. UNG THƯ LÀ GÌ ? Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Có rất nhiều loại bệnh ung thư. Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, như phổi, tuyến vú, đại tràng, ở trong máu, v.v... Bệnh xuất phát từ đâu, thường lấy tên bộ phận đó đặt tên cho bệnh, chẳng hạn ung thư vú, ung thư phổi,... Các loại bệnh ung thư có nhiều điểm chung, nhưng cũng có nhiều khác biệt trong quá trình bệnh phát triển và di căn. Các bệnh ung thư giống nhau như thế nào? Mỗi loại tế bào trong cơ thể có những nhiệm vụ riêng biệt. Các tế bào bình thường sẽ phân chia theo trật tự nhất định. Chúng sẽ chết đi sau khi đã bị hỏng và sẽ được thay thế bằng những tế bào mới. Ung thư là một loại bệnh mà trong đó các tế bào phát triển không có điểm dừng. Tế bào ung thư tiếp tục phát triển và tạo thêm tế bào mới. Chúng sẽ lấn át các tế bào bình thường. Việc này sẽ gây hủy hoại các bộ phận của cơ thể, nơi mà ung thư xuất hiện. Các tế bào ung thư cũng sẽ di chuyển sang các bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ, các tế bào ung thư tại xương có thể di chuyển đến phổi và phát triển ở đó. Khi các tế bào ung thư di chuyển sang các bộ phận khác sẽ được gọi là di căn. Khi ung thư xương di căn đến phổi, bệnh sẽ vẫn được gọi là ung thư xương vì đó là nguồn gốc bệnh bắt đầu. Các bệnh ung thư khác nhau như thế nào? Một số loại bệnh ung thư có xu hướng phát triển và di căn rất nhanh chóng. Với một số loại khác, quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn. Mỗi loại bệnh cũng sẽ đáp ứng với điều trị theo các cách 6 7 khác nhau. Một số loại bệnh ung thư được chữa trị tốt nhất bằng biện pháp mổ. Một số loại điều trị bằng tia phóng xạ trị. Một số khác sẽ tốt hơn khi sử dụng thuốc hay được gọi là điều trị hoá chất (hoá trị). Thông thường bác sỹ phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị để đạt kết quả tốt nhất. Khi một người mắc bệnh ung thư, bác sỹ sẽ tìm ra đó là loại ung thư gì, ở giai đoạn bệnh nào để từ đó đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với loại ung thư và giai đoạn bệnh của người bệnh. Khối u là gì? Hầu hết các loại ung thư sẽ tạo thành khối u. Không phải tất cả khối u (cục) là u ác tính hay ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, bác sỹ sẽ lấy một phần hoặc toàn bộ khối u để kiểm tra xem bản chất của khối u có phải là ung thư hay không. Các khối u không phải là ung thư được gọi là u lành tính. Các khối u là ung thư được gọi là u ác tính. Cũng có một vài loại ung thư, như ung thư máu, sẽ không tạo thành khối u. Bệnh phát triển trong máu hoặc các tế bào khác của cơ thể. 2. AI SẼ MẮC BỆNH UNG THƯ? Ung thư là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Khi tuổi thọ tăng và mức độ phát triển công nghiệp hóa tăng thì bệnh ung thư cũng có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư hằng năm. Khoảng 57% trong số đó là nam giới và 43% là nữ giới. Ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ em, nhưng đa phần ung thư sẽ xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi. Mọi nhóm dân tộc đều có thể mắc ung thư. Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng năm 2010 ở Việt Nam có tối thiểu (những ca ghi nhận được) là 126.307 trường hợp ung thư mới mắc ở cả hai giới. Trong đó nữ giới có 54.367 trường hợp ung thư và nam giới có 71.940 trường hợp ung thư. 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới tại Việt Nam năm 2010 sắp xếp theo thứ tự gồm: ung thư phổi, dạ dày, gan, đại-trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tuyến tiền liệt, khoang miệng. 10 loại ung thư có tỷ lệ mới mắc cao ở nữ giới Việt Nam năm 2010 sắp xếp theo thứ tự phổ biến nhất là: ung thư vú, đại - trực tràng, phế quản - phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp trạng, gan, buồng trứng, hạch, máu. 3. YẾU TỐ NGUY CƠ NÀO DẪN ĐẾN BỆNH UNG THƯ? Yếu tố nguy cơ gây ung thư là bất cứ cái gì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh ung thư. Một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được (các thói quen ăn uống, sinh hoạt) và một số khác thì không thể. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được 8 9 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn