Xem mẫu

THIÊN VII: QUÂN TRANH
Phàm dụng binh chi pháp, tướng thụ mệnh ư qu}n, hợp quân tụ chúng, giao hoà nhi
xá, mạc nan ư qu}n tranh. Qu}n tranh chi nan giả, dĩ vu vi trực, dĩ hoạn vi lợi. Cố vu kỳ
đồ nhi dụ chi dĩ lợi, hậu nhân phát, tiên nhân chí, thử tri vu trực chi kế giả dã.
Cố quân tranh vi lợi, quân tranh vi nguy. Cử quân nhi tranh lợi, tắc bất cập, ủy quân
nhi tranh lợi tắc truy trọng tổn. Thị cố quyển giáp nhi xu, nhật dạ bất xử, bội đạo kiêm
hành, bách lí nhi tranh lợi, tắc cầm tam tướng quân, kính giả tiên, bãi giả hậu, kỳ pháp
thập nhất nhi chí. Ngũ thập lí nhi tranh lợi, tắc quệ thượng tướng quân, kỳ pháp bán chí.
Tam thập lí nhi tranh lợi, tắc tam phân chi nhị chí. Thị cố quân vô truy trọng tắc vong, vô
lương thực tắc vong, vô ủy tích tắc vong.
Cố bất tri chư hầu chi mưu giả, bất năng dự giao; bất trí sơn l}m, hiểm trở, thư trạch
chi hình giả, bất năng h{nh qu}n; bất dụng hương đạo giả, bất năng đắc địa lợi. Cố binh
dĩ tr| lập, dĩ lợi động, dĩ ph}n hợp vi biến giả dã. Cố kỳ tật như phong, kỳ từ như l}m,
x}m lược như hoả, bất động như sơn, nan tri như }m, động như lôi chấn. Lưực hương
ph}n chúng, qu|ch địa phân lợi, huyền quyền nhi động. Tiên tri vu trực chi kế giả thắng,
thử quân tranh chi pháp dã.
“Qu}n Chính” viết: “Ngôn bất tương văn, cố vi kim cổ; thị bất tương kiến, cố vi tinh
kỳ. Phù kim cổ tinh kỳ giả, sở dĩ nhất nh}n chi nhĩ mục dã; nhân ký chuyên nhất, tắc
dũng giả bất đắc độc tiến, khiếp giả bất đắc độc thoái, thử dụng chúng chi pháp dã. Cố dạ
chiến đa hỏa cổ, trú chiến đa tinh kỳ, sở dĩ biến nh}n chi nhĩ mục dã.
Cố tam quân khả đoạt khí, tưởng quân khả đoạt tâm. Thị cố triêu khí nhuệ, trú khí
nọa, mộ khí qui. Cố thiện dụng binh giả, tị kỳ nhuệ khí, kích kỳ nọa qui, thử trị khí giả dã.
Dĩ trị đ~i loạn, dĩ tĩnh đ~i hoa, thử trị tâm giả d~. Dĩ cận đ~i viễn, dĩ dật đ~i lao, dĩ b~o đ~i
cơ, thử trị lực giả dã. Vô yêu chính chính chi kỳ, vật kích đường đường chi trận, thử trị
biến giả dã.
Cố dụng binh chi ph|p, cao lăng vật hướng, bối khưu vật nghinh, dương bắc vật tòng,
nhuệ tốt vật công, nhị binh vật thực, qui sư vật |t, vi sư tất khuyết, cùng khấu vật bách,
thử dụng binh chi pháp dã.
Dịch nghĩa:
Ph{m phép dùng binh, tướng soái nhận lệnh vua m{ trưng tập dân chúng, tổ chức
qu}n đội, sau mới bày trận đối địch. Trong qu| trình đó, khó nhất là quân tranh, nghĩa

là giành lấy lợi thế. Cái khó nhất của việc giành lợi thế là phải biến đường vòng thành
đường thẳng, biến bất lợi thành có lợi. Cho nên, tuy đi đường vòng, song lấy lợi nhỏ mà
dụ địch, mới có thể xuất phát sau kẻ địch mà lại tới trước yếu địa cần chiếm, như thế là
hiểu được phương ph|p biến cong thành thẳng.
Cho nên quân tranh vừa có cái lợi, vừa có cái nguy hiểm. Nếu đem to{n qu}n có trang
bị nặng đi tranh lợi, thì không thể đến nơi dự định đúng thời gian; nếu bỏ lại trang bị
nặng đi tranh lợi, thì trang bị nặng sẽ bị tổn thất. Do vậy, cuốn giáp tiến gấp, ng{y đêm
không nghỉ, đi trăm dặm mà tranh lợi, thì tướng lĩnh ba qu}n có thể bị bắt, lính khoẻ tới
trước, lính yếu tới sau, cuối cùng chỉ có 1/10 binh lực đến trước. Đi 50 dặm tranh lợi,
tướng lĩnh tiền quân sẽ bị ngăn chặn, chỉ có một nửa binh lực tới trước. Đi 30 dặm tranh
lợi, chỉ có 2/3 binh lực tới trước. Do vậy, qu}n đội không có trang bị nặng ắt thua, không
có lương thực ắt chết, không có vật tư ắt khó sống.
Chưa hiểu ý đồ chiến lược của c|c nước chư hầu, không thể tính việc kết giao; chưa
thông thạo địa hình sông núi, đầm hồ, không thể h{nh qu}n; không dùng người dẫn
đường không thể chiếm được địa lợi. Cho nên dùng binh đ|nh trận phải dựa vào biến
hoá giả trá mới mong thành công, phải căn cứ vào chỗ có lợi hay không m{ h{nh động,
tùy sự phân tán hay tập trung binh lực m{ thay đổi chiến thuật. Cho nên, qu}n đội hành
động thần tốc thì nhanh như lốc cuốn, h{nh động chậm rãi thì lừng lững như rừng rậm,
khi tấn công thì như lửa cháy, khi phòng thủ thì như núi đ|, khi ẩn nấp thì như bóng tối,
khi xung phong thì như sẩm sét. Chiếm được làng xã, phải ph}n binh đoạt lấy; mở rộng
lãnh thổ, phải phân binh trấn giữ; cân nhắc lợi hại, được mất rồi mới tùy cơ h{nh động.
Trước hết phải hiểu rõ phương ph|p biến cong thành thẳng để giành thắng lợi, ấy là
nguyên tắc quân tranh.
“Qu}n Chính” nói: “Khi t|c chiến mà dùng lời nói chỉ huy e nghe không được, nên cần
đến chiêng trống; dùng động tác e nhìn không thấy, nên cần đến cờ xí. Cho nên đ|nh
trận ban đêm phần nhiều dùng chiêng trống, đ|nh ban ng{y dùng cờ xí. Chiêng trống, cờ
xí dùng để thống nhất h{nh động của to{n qu}n. To{n qu}n đ~ h{nh động nhất trí, thì
người lính dũng cảm không thể tiến 1 mình, người lính nhút nh|t cũng không thể lùi 1
mình, đó l{ phương ph|p chỉ huy toàn thể bộ đội tác chiến.
Đối với qu}n địch, có thể làm tiêu tan nhuệ khí của chúng; đối với tướng địch, có thể
l{m dao động quyết tâm của họ. Sĩ khí của qu}n đội lúc mới giao chiến thì hăng h|i, sau
1 thời gian dần suy giảm, cuối cùng tiêu tan. Cho nên người giỏi dùng binh phải tránh
nhuệ khí của địch khi chúng mới tới, chờ khi nhuệ khí đó tiêu tan m{ đ|nh, đó l{ c|ch
nắm chắc sĩ khí qu}n đội. Lấy sự nghiêm chỉnh của qu}n ta đối phó với sự hỗn loạn của
địch, lấy sự bình tĩnh của qu}n ta đối phó với sự hoang mang của địch, đó l{ cách nắm
vững t}m lý qu}n đội. Lấy gần chờ xa, lấy nhàn chờ mệt, lấy no chờ đói, đó l{ c|ch nắm
chắc sức chiến đấu của qu}n đội. Không đi chặn đ|nh kẻ địch đang có h{ng ngũ chỉnh tề,
chặt chẽ; không đ|nh địch có thế trận và lực lượng hùng mạnh, đó l{ c|ch nắm vững
biến ho| cơ động.

Cho nên, nguyên tắc dùng binh l{: địch chiếm núi cao thì không đ|nh lên; địch dựa
v{o gò đống thì không nên đ|nh chính diện; địch giả vờ thua chạy thì không nên đuổi
theo; địch tinh nhuệ thì chưa nên tiến đ|nh; địch cho quân ra nhử mồi thì hãy mặc thây
chúng; địch rút về nước thì không nên chặn đường, bao v}y địch nên chừa 1 lối thoát;
địch đ~ cùng khốn, không nên quá bức b|ch chúng. Đó l{ phép dùng binh.
Tóm tắt nội dung:
Thiên “Qu}n tranh” chủ yếu nói về qui luật cơ bản để gi{nh điều kiện có lợi trong
tình huống thông thường. Tư tưởng trung t}m l{ l{m c|ch n{o để có lợi, tránh hại, bảo
đảm trong quá trình triển khai và tiếp cận địch, qu}n đội của mình chiếm được lợi thế
trước.
Tôn tử đề cao việc giành lấy địa vị tác chiến có lợi, lập luận một cách biện chứng về
cái lợi và cái hại của “qu}n tranh”. Ông chủ trương trong khi triển khai quân, phải biết
“biến cong thành thẳng, biến hại thành lợi”. Để bảo đảm thắng lợi của “qu}n tranh”, Tôn
tử đề cao việc chuẩn bị đầy đủ c|c phương diện v{ điều kiện, như phải hiểu ý đồ chiến
lược của c|c nước, phải thông thuộc địa hình, phải dùng người dẫn đường.
Tôn tử yêu cầu người chỉ huy tác chiến, trong quá trình vận động tiếp cận địch, từ
đầu tới cuối phải kiên trì và quán triệt nguyên tắc chỉ đạo “dùng binh đ|nh trận phải
dựa vào biến hoá giả trá, phải xem xét lợi hại, tùy sự phân tán hay tập trung binh lực mà
thay đổi chiến thuật”, phải nắm vững sĩ khí, t}m lý, sức chiến đ}u của qu}n đội, phải cổ
vũ tinh thần, thống nhất hiệu lệnh, linh hoạt ứng biến, nắm chắc thời cơ để giành thắng
lợi.
Cuối cùng, ở cuối thiên, Tôn tử còn tổng kết t|m phép dùng binh, trong đó không
tránh khỏi hạn chế nhất định về lịch sử, nhưng v{o thời Tôn tử đang sống, đó l{ những
chân lý tối cao.
“Quân tranh chỉ nan giả, dĩ vu vi trực, dĩ hoạn vi lợi ”
Cái khó nhất của việc giành lợi thế là phải biến đường vòng thành đường thẳng, biến
bất lợi thành có lợi.

Tôn Sách biến cong thành thẳng, đánh Vương Lãng
Tôn Sách, tự Bá Phù, là anh của chúa nước Ngô - Tôn Quyền - thời Tam Quốc. Tôn
Sách có tài dùng binh sắc sảo, mạnh mẽ, thần tốc, đ|nh đ}u thắng đó, kế tục sự nghiệp
của cha là Tôn Kiên, chiếm cứ Giang Đông. Tuy Tôn S|ch chết khi mới 26 tuổi, nhưng đ~
đặt cơ sở đầy đủ để sau đó Tôn Quyền sáng lập nước Ngô.
Năm 196, Tôn Sách cất quân từ Tiền Đường (gần Hàng Châu, Chiết Giang), xuôi sông
Tiền Đường xuống phía nam tới đ|nh th{nh Cố Lăng do Th|i thú Hội Kê l{ Vương L~ng
trấn giữ (Cố Lăng trấn T}y Hưng, huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang). Vương L~ng dựa
vào công sự kiên cố để phòng thủ. Tôn Sách mấy lần từ dưới sông đ|nh lên th{nh đều
không có kết quả.
Chú ruột của Tôn S|ch l{ Tôn Nghi đề nghị đi vòng ra phía sau lưng, phía nam cố
Lăng, l{ Tra Độc (đông nam Tiêu Sơn, Chiết Giang) m{ đ|nh Vương L~ng. Tôn S|ch cho
rằng đó chính l{ phép “biến cong thành thẳng, biến hại thành lợi”, liền nghe theo.
Thực hiện c|ch đ|nh đó, Tôn S|ch ra lệnh: “Mấy ngày vừa qua mưa liên tục, nước
sông đục ngầu, binh sĩ uống v{o đều bị đau bụng, hãy lập tức chuẩn bị mấy trăm chum
nước trong”.
Đến đêm, trước khi kéo qu}n đi. Tôn S|ch đổ dầu v{o c|c chum nước, rồi đốt cháy,
giả như qu}n chủ lực vẫn ở phía chính diện thành Cố Lăng để đ|nh lừa Vương L~ng rồi
ngầm chia binh theo đường vòng đến Tra Độc rồi từ phía sau lưng tập kích đồn Cao
Thiên.
Vương L~ng nghe tin cả kinh, ph|i Th|i thú Đan Dương l{ Chu H}n đem qu}n đi cứu.
Tôn Sách sớm đ~ chăng lưới chờ sẵn. Quân Chu Hân tiến tới trận địa bày sẵn bị đ|nh tơi
bời, Chu Hân bị giết, tàn quân bỏ chạy tán loạn.
Vương L~ng tự biết không địch nổi Tôn Sách, nên theo đường sông rút lui về Đông
Dã (Phúc Châu). Tôn Sách thúc quân truy kích, chiếm Đông D~, Vương L~ng phải đầu
hàng. Vùng Hội Kê vậy l{ đ~ được bình định.
“Vu kỳ đồ nhi dụ chi dĩ lợi, hậu nhân phát, tiên nhân chí”
Tuy đi đường vòng, nhưng lấy lợi nhỏ mà dụ địch, mới có thể xuất phát sau kẻ địch mà
lại lới trước yếu địa cần chiếm.

Triệu Xa dụ địch đến Yên Dự tiêu diệt
Thời Chiến Quốc, năm Triệu Huệ Văn vương thứ 29 (năm 270 trước Công Nguyên),
nước Tần ph|i Trung Canh (tước vị thứ 13 của Tần) là Hồ Dương đi đ|nh Triệu, vượt
qua địa khu Thượng Đảng của nước Hàn, bao vây thành Yên Dự, 1 vị trí hiểm yếu của
nước Triệu.
Vua Triệu vời đại tướng Liêm Pha vào hỏi: “Có thể đi cứu được không?” Liêm Pha
đ|p: “Đường vừa xa vừa nhỏ hẹp, khó cứu”. Vua Triệu lại vời đại tướng Nhạc Thừa,
Nhạc Thừa cũng trả lời như Liêm Pha,
Vua hỏi thêm Triệu Xa, ông đ|p: “Đ|nh nhau ở nơi đường xa và nhỏ hẹp giống như
hai con chuột cắn nhau trong hang, con n{o dũng cảm hơn sẽ thắng”. Thế là vua Triệu
cử Triệu Xa l{m tướng, cất quân đi cứu thành Yên Dự.
Triệu Xa vốn chỉ là một viên quan thu thuế, nhưng rất nghiêm minh, đ~ giết 9 gia
thần của Bình Nguyên quân Triệu Thắng về tội chống thuế. Bình Nguyên quân cả giận,
định giết Triệu Xa, nhưng thấy ông là một nhân tài, tiến cử với vua Triệu. Vua Triệu giao
cho Triệu Xa quản lý việc thuế khóa cả nước, quả nhiên kho lẫm lúc n{o cũng đầy, đ}u
ra đấy, vua rất quý mến.
Qu}n đội rời kinh đô H{m Đan, tiến về phía tây 30 dặm thì dừng. Triệu Xa muốn lừa
quân Tần, truyền lệnh: “Người nào tới bàn việc quân, hối thúc tiến quân cứu viện, sẽ bị
chém đầu ngay!”.
Quân Tần tiến đến Võ An (tỉnh Hà Bắc) hạ trại, uy thế ghê gớm, ng{y đêm diễn tập,
thao luyện, chiêng trống hò hét vang động 1 góc trời. Trong khi đó, trong qu}n Triệu có
1 tướng không nhịn được, đề nghị Triệu Xa gấp đi cứu Võ An, Triệu Xa lệnh chém đầu,
kiên quyết án binh bất động, chỉ tăng cường công sự phòng ngự suốt 28 ngày. Quân Tần
ph|i người sang bên quân Triệu để dò xét tình hình. Triệu Xa biết vậy, tiếp đ~i tử tế
xong mới tiễn ra về.
Người nọ trở về nói lại tình hình, tướng Tần nghe vậy cả mừng, nói: “Triệu Xa mới
rời kinh đô ba chục dặm đ~ dừng lại phòng thủ, xem chừng chỉ vài ngày nữa quân ta sẽ
chiếm được Yên Dự”.
Khi gi|n điệp Tần về rồi, Triệu Xa lập tức hạ lệnh nhổ trại. Quân Triệu hành quân
như lốc cuốn, sau 1 ng{y đêm đ~ tới Yên Dự. Quân Tần nghe tin, biết là bị lừa, vội kéo
toàn bộ binh mã tới sau.

nguon tai.lieu . vn