Xem mẫu

197 Chương 7 VÙNG BIỂN ĐẢO NAM TRUNG BỘ 7.1. KỲ QUAN ĐỊA CHẤT VÀ SINH THÁI CÙ LAO CHÀM Cù Lao Chàm là một cụm gồm 8 đảo cách Cửa Đại 15km (Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông) thuộc xã Tân Hiệp, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đảo Hòn Lao (cũng gọi là Cù Lao Chàm) có diện tích lớn nhất (13,82km2) và đỉnh cao nhất (517m). Xã đảo đã có cầu cảng, khu tránh trú bão, và tầu cao tốc nối đảo với Hội An; trên đảo có tuyến đường nhựa dọc theo bờ Tây của đảo. Dân số xã đảo 2.777 người (2002), đến 2008 có 2.587 (613 hộ), có trên 70% dân số sống bằng nghề biển. Toàn xã có 231 tầu thuyền với tổng công suất 1800 CV. Sản lượng khai thác hải sản hàng năm đạt khoảng 1.500 tấn (năm 2008 -1.430 tấn). Nông nghiệp kém phát triển (sản lượng lúa 350 tạ/năm). Có 5 doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch, đã tổ chức nhiều điểm du lịch sinh thái tại các Bãi Bìm, Bãi Hương, Bãi Chồng,... Năm 2008 đến cuối 2009 có khoảng 18.000 lượt khách đến đảo. Cấp điện trên đảo có các trạm máy phát diezen, kết hợp với dàn pin mặt trời (đã có đề xuất đưa lưới điện quốc gia ra đảo). Về cấp nước dựa vào dòng chẩy mặt, có khó khăn về mùa khô (có dự án xây hồ chứa nước). Tổng cộng toàn xã có 116 hộ kinh doanh buôn bán và dịch vụ. Vùng đảo biển Cù Lao Chàm đã trở thành Khu bảo tồn biển Quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển Thế giới (được UNESCO công nhận năm 2009), cùng với các giá trị văn hóa-lịch sử độc đáo và tài nguyên địa mạo cảnh quan hấp dẫn, có tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch sinh thái. 7.1.1. Kỳ quan địa chất a. Đá của đảo Cụm đảo Cù Lao Chàm là phần kéo dài và thấp dần về phía ĐN của khối đá granit Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà của phức hệ Hải Vân, tuổi Trias sớm, đặc trưng cho giai đoạn xâm nhập granit đồng va chạm nguồn gốc vỏ (TV Trị,..., 2009), gồm hai pha xâm nhập và pha đá mạch, chủ yếu gồm các đá granit biotit, granit hai mica, ít granodiorit biotit có muscovit; cũng gặp các khoáng vật cao nhôm như cordierit, sillimanit, granat. Các đá tại phần rìa khối bị biến dạng với các khoáng vật thường được sắp xếp theo phương TB-ĐN, trùng với phương biến dạng của dải Trường Sơn. Đá có kiến trúc hạt trung đến thô, có nơi gặp kiến trúc dạng porphyr với ban tinh felspat. Ngoài ra, trên đảo còn gặp các khối sót thể tù lộ ra của các đá biến chất sau hàng nhiều triệu năm bóc mòn, mà chính các đá này đã bị khối granit xuyên qua và cuốn theo: đó là các đá phiến gneis, đá phiến biotit, granitogneis,... (có thể thuộc hệ tầng A Vương, Є3 - O1 ?). Các mỏm đá sót này lộ ra trên bãi biển ở Bãi Bìm, Bãi Hương với nhiều vân hoa độc đáo, được tạo nên bởi quá trình biến chất nhiệt, là dấu ấn đặc biệt quan trọng để nhận biết về lịch sử hình thành của dải đất trên thềm lục địa này. Các trầm tích Đệ Tứ tuy phát triển hạn chế, nhưng cũng khá đa dạng về nguồn gốc, bao gồm các thành tạo sườn tích, lở tích, lũ tích, aluvi và biển, có tuổi từ Pleistocen giữa đến hiện đại. 198 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) Trầm tích bao gồm chủ yếu là cát, sạn sỏi thạch anh, các mảnh vụn san hô, vỏ sò ốc và cuội đá granit kích thước rất khác nhau. b. Đa dạng địa hình - địa mạo + Địa hình trên đảo. Sau khi khối đá granit Hải Vân-Cù Lao Chàm được bóc lộ (có thể vào đầu KZ) tác động của các quá trình ngoại sinh lên chúng cùng các chuyển động kiến tạo đã để lại nhiều dạng địa hình đặc trưng, với các bậc địa hình - mặt san bằng, các bậc thềm biển, bãi biển, v.v. - Đặc điểm nổi bật của địa hình Cù Lao Chàm là tính bất đối xứng: đảo định hướng TB-ĐN với sườn ĐB hẹp và dốc đứng, sườn TN rộng và thoải hơn. Từ đó tạo ra sự phân dị rõ rệt của các quá trình tạo bờ biển. Bờ ĐB là các vách đứng trơ đá gốc, cao đến 100m, đang chịu công phá mãnh liệt của biển, với quá trình đổ lở khối tảng lớn, thuộc bờ mài mòn phá hủy trọng lực. Còn bờ TN gồm các đoạn cong lõm xen các mỏm nhô tạo các vụng nhỏ, với tích tụ cát lấp đầy đáy lõm, thuộc bờ tích tụ-mài mòn. - Một đặc điểm khác của Cù Lao Chàm là tính phân bậc địa hình khá rõ, nhất là trên sườn TN của đảo, với các bậc: 10-20m; 20-30m; 40-60m; 80-120m; 180-220m; 300-350m; 400-500m. Các bề mặt cao trên 80m được xác định là các mặt san bằng, có tuổi từ Miocen muộn đến Pleistocen, bản chất là các pedimen và pediplen. - Trên Cù Lao Chàm cũng còn để lại nhiều thành tạo nguồn gốc biển ở độ cao và có tuổi khác nhau, nhất là ở sườn TN của đảo. Đã phát hiện thềm mài mòn cao 40-60m trên một số mũi nhô và phía đông Bãi Làng, Bãi Xép, trên mặt gặp cuội sỏi thạch anh, gắn kết khá chắc bởi cát bột màu vàng nâu, tuổi giả định là Pleistocen giữa. Bên dưới là thềm mài mòn-tích tụ ở độ cao 20-30m, gặp ở bắc Bãi Làng, đã bị phân cắt nhẹ dạng gò thoải, trên mặt gặp các tảng, cuội mài tròn kém; tuổi có thể thuộc Pleistocen muộn. Tiếp đến là thềm mài mòn-tích tụ cao 10-15m, là bề mặt chuyển tiếp xuống bên dưới là các bề mặt tích tụ biển, trên mặt là tập cát lẫn bột sét mỏng phủ lên vỏ phong hóa của đá granit, tuổi vào cuối Pleistocen muộn. Các đê cát và các tích tụ cát phân bố rộng từ Bãi Bắc cho đến Bãi Hương, cao 4-6m, được thành tạo vào thời cực đại của biển tiến Flandrian (Holocen giữa, Q22), cấu tạo chủ yếu bởi cát hạt trung màu xám trắng, vàng nhạt. Bên dưới các tích tụ cát này ở cửa các thung lũng (như tại thung lũng Đồng Chùa) gặp các trầm tích biển-vũng vịnh hạt thô với cuội sỏi thạch anh mài tròn tốt, chuyển lên cát bột màu xám đen, tuổi có thể vào Holocen sớm-giữa. Các bãi biển hiện đại là dạng địa hình đặc trưng cho bờ biển TN của Cù Lao Chàm, phân bố dọc theo các cung bờ lõm, có thành phần cấp hạt đa dạng từ cát đến cuội, khối tảng, phụ thuộc vào kích thước của các cung bờ lõm. Các bãi với cung bờ lõm rộng (Bài Làng, Bãi Chồng, Bãi Hương) thường cấu tạo bởi cát hạt trung đến mịn; trong khi các bãi cung bờ lõm hẹp (Bãi Bắc, Bãi Xép) được cấu tạo bởi cát hạt thô cùng với nhiều khối đá kích cỡ và hình dạng khác nhau. Một dạng địa hình đặc thù của Cù Lao Chàm chính là các hang-khe nứt, phát triển khá rộng rãi ở ven chân sườn đảo, được hình thành do các khe nứt mở của khối đá granit dưới tác động mạnh mẽ của quá trình phong hóa bóc mòn và nhất là do công phá của sóng biển kết hợp với quá trình trọng lực. Chính các hang này là nơi chim yến làm tổ, cung cấp cho cư dân một nguồn tài nguyên quý giá – các tổ yến. + Địa hình đáy biển. Hình thái đáy biển khu vực cụm đảo Cù Lao Chàm cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa ven bờ ĐB và TN đảo. Phía ĐB đảo đáy biển sâu 40-50m hoặc hơn, đường đẳng sâu 20m nằm sát bờ đảo, trong khi đáy biển phía TN đảo vào đến đất liền có độ sâu dưới 20m. Giữa Cù Lao Chàm và Hòn Giai (Dài) có một rãnh sâu trên Chương 7. Vùng biển đảo Nam Trung Bộ 199 60m, có thể trùng với đường đứt gãy TB-ĐN. Phía TN đảo đáy biển nông là do nằm trong “bóng sóng” của Cù Lao Chàm, được đảo này che chắn sóng gió Đông bắc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, mà ảnh hưởng đó có thể còn đến tận vùng cửa sông Thu Bồn. c. Đa dạng về cảnh quan thiên nhiên Đa dạng địa chất đảo Cù Lao Chàm không cao nhưng bản thân là một khối đá granit cực lớn dưới tác động của khí hậu nhiệt đới mưa mùa đã tạo ra những di sản địa mạo quan trọng và cùng với thế giới sinh vật phong phú đã hình thành nên nhiều cảnh quan đẹp và còn hoang sơ. - Đó là các bãi biển thoải với nền cát mịn, sạch, nằm xen giữa các mỏm đá nhô với nhiều nét chạm trổ độc đáo suốt dải bờ Tây của đảo, mà từ TB về ĐN, gồm trên chục bãi. Chiều dài của các bãi từ 100m (Bãi Bắc) đến 700m (Bãi Bìm), chiều rộng từ 20m, tăng dần về phía ĐN (Bãi Hương) đến 40 - 60m. Các mũi nhô đá gốc, có thành phần và hình thái đa dạng, ở ven Bãi Bắc và Bãi Chồng là các khối đá lớn tròn cạnh nằm chồng chênh vênh lên nhau (biểu tượng của Bãi Chồng); nhiều nơi cùng với các khối đá mài mòn là các hang hốc tự nhiên (ven Bãi Bắc và Bãi Hương). Phía sau các bãi biển là những dải rừng nguyên sinh xanh đậm với đa dạng sinh học cao, còn phía ngoài các bãi là tiếp đến các hệ sinh thái cỏ biển và san hô đầy màu sắc. - Đó là các vách đá kỳ vĩ, các khối đá phong phú về hình thể, và mặc dù không có cảnh quan karst nhiệt đới hấp dẫn như Hạ Long, nhưng bù lại các dạng địa hình phong hóa, bóc mòn và mài mòn từ đá granit cũng đã tạo nên những hình thái đầy hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh, với các dạng tự nhiên đa dạng như khối đá sót, tháp, tường thành, đá đổ, đá chồng, v.v. Chính bờ đảo Cù Lao Chàm là nơi tập trung và là điển hình về hình thái của một bờ đá granit đang bị công phá mạnh mẽ, dữ dội của sóng biển và quá trình trọng lực, với vách đá cao đến 100m, kéo dài hàng trăm mét, với những khối lớn đá đổ ở chân vách, các mặt mài mòn (bench) rộng phẳng, các mỏm sót chơ vơ giữa vực sâu... - Đó là các hang yến, là một đối tượng tham quan hấp dẫn của du khách. Hang cao nhiều chục mét chênh vênh trên vách đá cắm thẳng xuống vực biển, được tạo thành do khe nứt mở trong đá granit, kết hợp với quá trình vỗ mòn của sóng biển, có phương chủ yếu là ĐB - TN và TB - ĐN, cắm nghiêng 60 - 700 đến gần thẳng đứng. Tại Cù Lao Chàm chim yến làm tổ ở phía ĐN của đảo, nơi có đường bờ định hướng B - N và phát triển nhiều khe nứt lớn, và cũng là nơi đầu sóng ngọn gió. Nhận xét: Cù Lao Chàm đã được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới và nằm trong hệ thống các KBTB của Việt Nam (Khu dự trữ tài nguyên biển). Cụm đảo cũng xứng đáng đề xuất thành khu danh thắng địa chất Quốc gia. 7.1.2. Kỳ quan sinh thái a. Đa dạng sinh học + Đa dạng thành phần loài: Đã ghi nhận 261 loài thuộc 59 giống của 15 họ San hô cứng, 15 loài thuộc 11 giống của 6 họ San hô mềm, 3 loài thủy tức San hô (Milleporidae), 1 loài San hô xanh (Helioporidae) và 2 loài San hô gai (Bộ Antipatharia.; 4 loài cỏ biển bao gồm Halophila decipiens, Halophila ovalis, Halodule pinifolia và Cymodecea rotundata; 47 loài thuộc 26 giống Rong lớn; 66 loài Thân mềm thuộc 43 giống và 28 họ; Có 4 loài Tôm hùm: Panulirus longipes, P. ornatus, P. stimpsoni and P. versicolor và một loài Cua Charybdis feriata; 16 loài thuộc 9 giống và 8 họ da gai; khoảng 200 loài cá rạn thuộc 85 giống, 36 họ (bảng 7.1). 200 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) Bảng 7.1. Đa dạng sinh học ở khu vực Cù Lao Chàm Nhóm loài sinh vật San hô Cỏ biển Động vật đáy Cá biển Thực vật trên cạn Tổng Họ Chi/Giống Loài 21 70 279 3 3 4 32 54 87 36 85 200 115 352 499 207 564 1069 + Đa dạng hệ sinh thái và sinh cảnh: - Hệ sinh thái trên đảo. Hệ thực vật trên đảo Cù Lao Chàm (mới thống kê đến độ cao < 100m) có tới 499 loài thuộc 352 chi, 115 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, tức chiếm gần 1/20 tổng số loài, gần 1/6 tổng số chi và gần 1/2 tổng số họ của hệ thực vật Việt Nam. Đặc biệt ở đây có tới 116 loài cây làm thuốc, còn nhóm cây cảnh có tuế và lan huyết nhung tía rất phát triển. Trên đảo có một số khu vực rừng nguyên sinh vẫn còn giữ được nguyên vẹn, nhiều cây có đường kính thân 50 - 70cm. Những loại gỗ quý hầu như đã bị khai thác kiệt, chỉ còn một số cây thuộc loài Gõ biển (Sindora maritima), Chay (Palaquium obovatum), Chỏi (Planchonella obovata). Trong họ Na (Annonaceae) cũng có vài cây gỗ lớn thuộc loài Mạo đài (Mitrephora thorelii). Trên đảo đã ghi nhận được 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, trong đó khỉ đuôi dài và chim Yến là 2 loài được đưa vào Sách Đỏ Động vật Việt Nam. - Hệ sinh thái vùng triều ven biển. Rạn san hô Rạn san hô là môi trường sống quan trọng và phổ biến nhất tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, phân bố rộng trên các vùng nước nông có địa hình khác nhau. San hô phát triển thành từng đám xung quanh hầu hết các đảo, với hình thái cấu trúc thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố địa chất, vật lý. San hô tạo thành các dạng rạn riềm (fringing reefs), chủ yếu phân bố ở phía Tây và Tây Nam của đảo Cù Lao Chàm và hầu hết các đảo nhỏ. Tại những khu vực đối sóng, hình thái các rạn san hô khá dốc và có thể đạt đến độ sâu 20m hay hơn nữa. Ngược lại, tại những vùng rạn kín hoặc nửa kín, độ dốc ít thay đổi hơn và bề rộng của rạn lớn hơn, có thể đạt đến độ sâu 15 m. Như trên đã nêu, san hô vùng biển Cù Lao Chàm có 279 loài, 70 giống, trong đó các giống ưu thế tìm thấy là Acropora, Montipora, Porites, Galaxea, Pachyseris, Lobophyton, Sinularia, Sarcophytum và Goniopora. Khu vực phía Bắc Hòn Khô, Hòn Lá, Hòn Tai và Vũng Cây Chanh-Tây Bắc Hòn Mồ, là những nơi giàu nhất về thành phần giống loài san hô. Các thảm cỏ biển Cỏ biển chỉ phân bố tại bờ phía Tây của đảo, trên các vùng đáy cát, chủ yếu tập trung tại Bãi Bắc, Bãi Ông, Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương và một vùng rất nhỏ tại Bãi Nần. Tổng diện tích cỏ biển là 50 ha, trong đó thảm lớn nhất nằm ở Bãi Ông (20 ha). Cỏ biển thường mọc ở các vùng cạn nước từ 2 đến 10m. Độ phủ và sinh khối cỏ biển thay đổi từ 10 đến 25%, và từ 9,8 đến 24,6 g/m2. Bãi Bắc là nơi có các chỉ số này cao nhất. Bốn loài cỏ biển bao gồm Halophila decipiens, Halophila ovalis, Halodule pinifolia và Cymodecea rotundata đã được ghi nhận tại Cù Lao Chàm. Loài Cymodecea rotundata phân bố hẹp trong các vùng nước nông, sâu không quá 5m và chỉ được tìm thấy ở Bãi Bắc. Ba loài khác thuộc giống Halophila đã được ghi nhận tại hầu hết các thảm cỏ biển. Halodule pinifolia và Halophila ovalis khá phong phú tại những vùng nước có độ sâu 2-6m, trong khi Halophila decipiens phân bố sâu hơn, đến 5-10m. Chương 7. Vùng biển đảo Nam Trung Bộ 201 Các thảm Rong biển Tổng số 47 loài thuộc 26 giống rong lớn sống trên các dạng nền đáy là đá tảng, san hô vỡ vụn và san hô chết đã được ghi nhận tại Cù Lao Chàm. Các thảm rong biển bao gồm Sargassum and Rosenvingea được xem là môi trường sống quan trọng đối với cá, đặc biệt là cá dìa (rabbitfish) và các loài khác tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Có ít nhất 7 loài rong Sargassum, gồm Sargassum binderi, S. crassifolim, S. duplicatum, S. kjellmaninum, S. maclurei, S. swartzii và hai loài Rosenvingea (Rosenvingea intricatra và R. nhatrangense) đã được tìm thấy trong các thảm Rong biển ở quanh đảo Cù Lao Chàm. S. kjellmaninum, S. microcystum và S. mcclurei là các loài phong phú nhất trong các thảm rong biển trên vùng triều. Sargassum chủ yếu phát triển trên nền đá và vách từ vùng triều thấp đến độ sâu 4m. Tại những vị trí nước nông dưới 2m, Sargassum hình thành những đai hẹp có độ phủ rất cao so với những vùng sâu hơn 2m. Chiều dài của Sargassum thường từ 20-40cm, sinh khối thay đổi từ 0,26 đến 0,55kg khô trên 1m2. Sargassum và Rosenvingea tại Cù Lao Chàm phát triển từ tháng 1 đến tháng 7 hay tháng 8 hàng năm. - Đa dạng nơi cư trú và cách sống. Vùng triều ven đảo với sự đa dạng các hệ sinh thái điển hình vùng nhiệt đới là nơi cư trú thuận lợi cho các loài sinh vật biển, là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Các nơi cư trú sinh vật như cỏ biển và San hô cung cấp dồi dào nguồn thực phẩm, là nơi đẻ và nuôi dưỡng ấu thể sinh vật non, từ đó cung cấp giống cho các vùng lân cận. + Các loài quý hiếm, đặc hữu: Đã thống kê được 9 loài quý hiếm, đặc hữu bao gồm: Bào ngư vành tai Haliotis asinina Linné, 1758; Tôm hùm sỏi Panulirus stimpsoni Holthuis, 1963; Tôm hùm đỏ Panulirus longipes (A. Milne Edwards, 188); Tôm hùm xanh Panulirus homarus (Linnaeus, 1758); Tôm hùm bông Panulirus ornatus; (Fabricus, 1798); Cá Mú hoa Epinephelus fuscoguttatus Forskal, 1775); Ốc Đụn Cái Trochus niloticus Linnaeus, 1767; Ốc Tù và Charonia tritonis (Linnaeus, 1758); Trai ngọc môi đen Pinctada margarittifera. Tất cả các loài có giá trị kinh tế rất cao và quý hiếm kể trên đều đang bị đe dọa. Ốc Tù và nổi tiếng ở Cù Lao Chàm bây giờ rất hiếm gặp. c. Giá trị về mỹ học Trên đảo có rừng đặc dụng nguyên sinh, ven bờ đảo có nhiều bãi cát biển trắng mịn, nước biển trong xanh, đang dần trở thành thương hiệu của đảo, như Bãi Làng, Bãi Hương, Bãi Bắc. Dưới biển có KBTB Cù Lao Chàm trong hệ thống các KBTB Việt Nam. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều dáng vẻ khác nhau, đã tạo cho cụm đảo này bức tranh đa dạng sắc màu là nguồn cảm hứng sáng tác không chỉ cho các thi sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, mà còn cho chính các du khách khi có dịp đến tham quan, nghỉ dưỡng tại hòn đảo này. 7.2. ĐẢO PHÚ QUÝ Đảo Phú Quý, thường gọi là Cù Lao Thu, Hòn Thu, cách Tp. Phan Thiết 120km về phía Đ-ĐN, cách vịnh Cam Ranh 150km về phía N, cách Vũng Tàu 200km và Côn Đảo 330km về phía ĐB và cách đảo Trường Sa 385km về phía TB. Đảo Phú Quý có diện tích 17,82km2 trong ô tọa độ 10o29’-10o33’VB và 108o55’- 108o58’KĐ. Về mặt hành chính, đảo Phú Quý cùng 9 đảo khác lân cận được lập thành đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh Bình Thuận, gồm 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải. Dân số trên đảo (4/2009) 25.783 người, trong đó có 13.166 nam. Trên đỉnh núi Cấm phía TB đảo có ngọn Hải đăng cao 28m được xây dựng năm 1996. Tại Phú Quý có đường trải nhựa quanh đảo 22km, nhà máy nước tổng công suất 2.200m3/ngày đêm; đã khởi công xây dựng nhà máy phong điện. Về giao thông thủy, có 5 tầu khách trung tốc và 1 tầu vận tải hàng hóa nối đảo với Phan Thiết. Cuối năm 2011 đã ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn