Xem mẫu

77 Chương II BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM I. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM Thuật ngữ đa dạng sinh học (ĐDSH) đã được đề cập chính thức vào giữa năm 1980 để nhấn mạnh bản chất khác nhau và tính giàu có của sự sống trên trái đất. Có nhiều khái niệm hoặc định nghĩa khác nhau về ĐDSH. Theo Quỹ quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên-WWF (1989): “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài, là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Định nghĩa đã được các Chính phủ chấp nhận dùng trong Công ước ĐDSH (Hội nghị Rio-92) nêu “Đa dạng sinh học là sự đa dạng giữa các sinh vật sống từ tất cả các nguồn, bao gồm vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thuỷ sinh khác và các tập hợp sinh thái mà chúng đóng góp. Nó bao gồm cả sự đa dạng về loài, giữa các loài với nhau và các hệ sinh thái”. Trong khuôn khổ của công trình này, trên cơ sở các tư liệu hiện có, chúng tôi chỉ đề cập chủ yếu đến tính đa dạng về môi trường sống, đa dạng về thành phần loài sinh vật và một số hệ sinh thái quan trọng ở vùng biển Việt Nam. 1. Đặc trưng môi trường sống ở biển Việt Nam Vùng biển Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Vị trí địa lý cũng như những đặc trưng về khí hậu, lịch sử phát triển địa chất, thuỷ lý hoá học của nước biển… đã tạo nên nơi đây một môi trường sống riêng, liên quan chặt chẽ với đời sống sinh vật cũng như tính đa dạng sinh học trong vùng biển này. Dưới đây sẽ nêu những đặc trưng cơ bản về môi trường biển có liên quan đến đời sống sinh vật biển Việt Nam. 1.1. Biển Việt Nam mang tính chất một vùng biển rìa, với hai kiểu địa hình chính: địa hình đồng bằng của thềm lục địa rìa tây Biển Đông và địa hình núi ở 78 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết vùng sâu phía đông và đông nam. Thềm lục địa trải rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, biển Đông Nam Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu chỉ trong khoảng 40 - 100m, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc khai thác hải sản. Khu vực có địa hình núi ở độ sâu 2000 - 4000m tạo nên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo san hô hoặc núi lửa có đỉnh phủ san hô. Tính chất biển nông của thềm lục địa ở hai đầu cộng với tính chất quần đảo vùng biển sâu tiếp giáp cũng như các sinh cảnh khác nhau của các hệ sinh thái đặc trưng nhiệt đới ven biển như: rừng ngập mặn (mangrove), rạn san hô (coral reef), đầm phá, cửa sông, doi cát… đã tạo nên cảnh quan đặc sắc đa dạng cho vùng biển Việt Nam liên quan tới tính chất đa dạng của sinh vật biển Việt Nam. Mặt khác, tính chất biển nông của thềm lục địa cũng dễ tạo nền điều kiện sống đồng đều trong tầng nước về nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng khí… điều này có tác động đối với sự phân bố của sinh vật trong tầng nước. Trầm tích đáy biển Việt Nam đa dạng, từ cấp hạt thô (cuội, sỏi) tới cấp hạt mịn (bùn sét). Sự phân bố trầm tích cũng không đồng đều, phụ thuộc vào phân hoá địa hình và vận chuyển các nguồn vật chất trong biển. Trầm tích dạng tảng, cuội, sỏi chủ yếu phân bố ở ven bờ đông bắc (tây bắc vịnh Bắc Bộ). Trầm tích cát, cát bột phân bố thành các vùng lớn trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và thềm lục địa phía nam. Bùn bột tạo thành các dải hẹp chạy dọc vùng khơi vịnh Bắc Bộ ra tới cửa vịnh và vịnh Thái Lan. Bùn sét chỉ gặp các điểm nhỏ ở vùng sâu của vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Nam Trung Bộ. Ngoài ra còn có thể gặp trầm tích vỏ sinh vật lẫn trong cát và trầm tích núi lửa. Phân bố trầm tích đáy biển có liên quan chặt chẽ tới phân bố sinh vật đáy, đặc biệt là với san hô, thực vật ngập mặn, cỏ biển cũng như các sinh vật đáy nhỏ sống ở đáy cát và đáy bùn. 1.2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có một ý nghĩa quyết định đối với đời sống sinh vật biển Việt Nam Với điều kiện nhiệt độ nước biển tầng mặt trong một năm nhìn chung ít khi xuống dưới 20oC, khu hệ sinh vật biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới về cơ bản. Tuy nhiên, sự giảm thấp tương đối của nhiệt độ nước tầng mặt vào mùa đông của vùng biển phía bắc có thể tới dưới 20oC, là điều kiện môi trường thích hợp với các sinh vật biển cận nhiệt đới từ phương bắc di chuyển tới. Chế độ gió mùa tạo nên chế độ nhiệt ẩm, mưa và nhất là dòng chảy biến đổi chu kỳ trong năm cũng có tác động tới đời sống, đặc biệt là chu kỳ sinh sản, phân bố di cư của cá, tôm biển theo mùa. Chế độ gió mùa rất đậm nét còn là yếu tố chủ yếu chi phối hình thái phát triển các rạn san hô ở biển Việt Nam. Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 79 Chế độ mưa hàng năm đưa tới hình thành các dòng nước lục địa chảy từ hàng trăm cửa sông lớn nhỏ dọc bờ biển đổ ra biển ven bờ vào mùa mưa, làm nhạt đi đáng kể độ mặn của nước biển có khi tới 11‰ ở vùng gần bờ, ở vùng cửa sông có khi tới 5‰, tạo nên môi trường sống gần như nước lợ ở ven biển. Trong dải ven bờ này thường phân bố nhóm sinh thái rộng muối, rộng nhiệt… hầu như thấy ở tất cả các nhóm sinh vật phù du cũng như sinh vật đáy ở biển Việt Nam. Các dòng nước lục địa cũng đưa ra vùng biển ven bờ lượng muối dinh dưỡng lớn thường tạo nên sự phát triển mạnh của thực vật phù du ở ven bờ. Nhưng đồng thời các dòng nước sông cũng tải ra biển khối lượng phù sa, chất thải ô nhiễm lớn làm tăng hàm lượng chất lơ lửng, giảm độ trong của nước, ở gần bờ vịnh Bắc Bộ có khi giảm tới 1 - 2m, làm thay đổi tính chất lý hoá nước biển, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của sinh vật, đặc biệt đối với các sinh vật nhạy cảm như san hô. Ở vùng biển phía nam từ Trung Trung Bộ trở vào, nhìn chung độ mặn ít biến đổi chỉ trên dưới 33‰, riêng ở vùng độ mặn có thể giảm thấp vào mùa mưa (5 -25‰). Nhiệt độ nước biển tầng mặt thường luôn ở trên 20oC, kể cả trong mùa đông. Các vùng nước trồi hình thành ở khu vược biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, cũng có tác động tới sự phát triển của sinh vật biển ở vùng này. Mặt khác, tính chất đồng đều tương đối các điều kiện môi trường sống của vùng biển này qua các thời kỳ trong năm, cũng tương ứng với sự đồng đều tương đối của nhịp điệu tăng trưởng, kiếm mồi, sinh sản của sinh vật biển Việt Nam trong năm, hoạt động di cư không lớn của tôm, cá biển. 1.3. Theo ý kiến của nhiều nhà cổ địa lý (Sinitsưn, 1962), vùng biển ven bờ Việt Nam chỉ mới bị ngập nước chưa lâu, từ đợt biển tiến sau cùng vào cuối kỷ Pleistoxen. Tính chất trẻ về lịch sử hình thành có liên quan tới lịch sử tiến hóa của sinh giới ở vùng biển này, đặc biệt là quá trình hình thành các dạng đặc hữu còn rất ít thấy hiện nay trong vùng biển Việt Nam. 1.4. Một đặc điểm của môi trường sống biển Việt Nam là sự sai khác về điều kiện tự nhiên giữa hai vùng biển phía bắc và phía nam. Vùng biển phía bắc bao gồm vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc hàng năm, vào mùa đông làm nhiệt độ nước biển tầng mặt giảm thấp có khi tới 10oC ở ven bờ. Trong khi đó vùng biển phía nam ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh mùa đông, vì vậy, nhiệt độ nước biển trong năm thường ở mức trên 20oC. Sự sai khác về chế độ nhiệt độ này cùng với những saikhác về những yếu tố khác như khí tượng, thuỷ văn… đã tạo nên sự sai khác về thành phần loài sinh vật biển phía bắc, còn có nhiều sinh vật biển cận nhiệt đới từ phía bắc di nhập tới, còn ở vùng biển phía nam, thành phần này hầu như không có, mà chủ yếu gồm các dạng sinh vật biển nhiệt đới tiêu biểu. Về biến động số lượng, sinh trưởng phát triển sinh vật biển cũng ít nhiều sai khác giữa vùng biển phía bắc và phía nam. 80 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết Các đặc trưng môi trường sống trên đây của biển Việt Nam đã tác động tới tính chất cấu trúc thành phần loài, quy luật phân bố, di cư, các quá trình sinh trưởng, phát triển biến động số lượng… của các nhóm sinh vật chủ yếu sẽ được trình bày chi tiết trong các phần sau. 2. Đa dạng thành phần loài sinh vật biển Việt Nam 2.1. Tổng quát về đa dạng thành phần loài sinh vật biển Thống kê gần đây cho thấy vùng biển nước ta có khoảng trên 11 nghìn loài sinh vật biển, trong đó có 692 loài thực vật phù du, 657 loài động vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 14 loài cỏ biển, 653 loài rong biển, 6.377 loài động vật đáy cỡ lớn (2.523 loài thân mềm, 1.647 loài giáp xác, 714 loài ruột khoang, 734 loài giun đốt, 384 loài da gai và nhiều nhóm sinh vật khác), khoảng 2.109 loài cá biển, trong đó có 779 loài cá rạn san hô. Ngoài ra, có 21 loài bò sát biển, 21 loài thú biển, hàng trăm loài chim nước, trong đó có khoảng 200 loài chim trú đông di cư theo mùa (tổng số loài trên chưa kể 1.290 loài động thực vật sống trên các đảo và quần đảo). Với số lượng loài đã biết, các nhà chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá biển Việt Nam là một trong các trung tâm đa dạng sinh vật biển thế giới. Các loài sinh vật biển cùng với trữ lượng của chúng là nguồn dự trữ tài nguyên biển rất quý cần được bảo vệ và phát triển. Chi tiết về đa dạng loài sinh vật biển Việt Nam được trình bày ở bảng 9. Bảng 9. Thành phần loài của các nhóm sinh vật chủ yếu ở biển Việt Nam Tên các nhóm sinh vật chủ yếu Thực vật phù du (Phytoplankton) Động vật phù du (Zooplankton) Rong biển (Marine algae) Thực vật ngập mặn (Mangrove) Cỏ biển (Seagrass) Động vật đáy lớn (Macro-zoobenthos) Cá biển (Marine Fish) Động vật có xương sống ngoài cá (bò sát, chim, thú biển) Số lượng loài đã biết 692 657 653 94 14 6377 2175 85 Nguồn N. T. Cảnh (2003, 2007) N. T. Cảnh, 2003 N. V. Tiến, 2003 P. N. Hồng, 2003 N. V. Tiến, 2002 N. V. Chung et al., 1978, 1994 Tổng hợp Tổng hợp Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 81 2.2. Các nhóm sinh vật chủ yếu 2.2.1. Thực vật phù du - Thành phần loài: Tập hợp các nguồn tài liệu tổng kết gần đây của Nguyễn Tiến Cảnh (2003, 2007), thành phần loài thực vật phù du trên toàn vùng biển Việt Nam có 692 loài thuộc 4 ngành tảo (bảng 10). Số loài phong phú nhất thuộc ngành Tảo silic (Bacillariophyta) với 378 loài (chiếm 54,62%), tiếp đó là các ngành Tảo giáp (Pyrrophyta) 308 loài (44,51%), ít nhất là các ngành Tảo lam (Cyanophyta) và Tảo kim (Silicoflagellata) chỉ có 3 loài (0,43%). Bảng 10. Thành phần loài và phân bố của thực vật phù du vùng biển Việt Nam Vùng biển Số loài TVPD Toàn vùng biển 692 Việt Nam Vịnh Bắc Bộ 318 Vùng biển phía 468 nam Ven bờ Miền 346 Trung Vùng nước trồi 374 Nam Trung Bộ Vùng biển Tây 321 Nam Bộ Vùng biển Trường 465 Sa Ngành Tảo silic 378 230 304 220 284 259 222 Ngành Tảo giáp 308 84 159 122 85 57 237 Ngành Tảo Ngành lam Tảo kim 3 3 3 1 3 2 3 1 3 2 3 2 3 3 (Nguồn: tổng hợp từ Nguyễn Tiến Cảnh, 2003, 2005 và 2007) Về phân bố theo không gian, vịnh Bắc Bộ có 318 loài (chiếm 45,95%); vùng biển phía nam có 466 loài (67,34%) (trong đó, vùng biển ven bờ Miền Trung có 346 loài - 50%, vùng biển nước trồi Nam Trung Bộ có 374 loài -54,05%) và vùng biển Tây Nam Bộ có 321 loài - 46,39%); vùng biển quần đảo Trường Sa có 465 loài (67,20%). 2.2.2. Động vật phù du - Thành phần loài: Về thành phần loài động vật phù du, nếu không kể động vật nguyên sinh (Protozoa) thì toàn vùng biển Việt Nam đã phát hiện được tổng số 657 loài, trong đó vịnh Bắc Bộ có 236 loài (chiếm 35,92%), vùng biển phía nam có 605 loài (92,08%), vùng biển quần đảo Trường Sa có 358 loài (54,49%) ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn