Xem mẫu

CHU TRONG HUYẾN Cung phải chuyển sang học với thầy giáo Trần Thân ở thôn Ngọc Đình, cũng ở trong xã Chung Cự. * * Nhà thầy Trần Thân không có ai đỗ đạt nhưng là một gia đình có truyền thống hay chữ và nổi tiếng về công việc dạy học. Rất nhiều nhà khoa bảng thành danh vốn thụ nghiệp ở đây. Cho cậu Cung sang học ở bên này, ý chừng ông sắc muốn để con trai tiếp xúc với nhiều cách tích lũy kiến thức và dạy bảo, nhằm giúp cậu tự tìm lấy sự tu dưỡng của riêng mình. Làng của thầy Trần Thân được gọi là Ngọc Đình Rú vì hầu như các xóm đều cư ngụ trên những giồng đất cao. Nhà thầy dựng ỏ chân của một quả đồi như vậy và nhìn ra con đưòfng đất đỏ liên thôn. Do địa thế đó mà người xưa xây dựng ở xung quanh vùng này nhiều chợ, nhiều đền miếu. Ngọc Đình nổi tiếng với câu ca: Nhất vui là cảnh Chợ Cầu, Có đền Thánh Cả, có lầu Gác Chuông... Đi qua nghe tiếng chùa Bi, Nghe chuông chùa Đạt có khi hay gần... Nhất vui là cảnh quê mình Kim Liên sen tốt, Ngọc Đỉnh chuông kêu... BÁC HỒ THỜI HOC TRÒ THÒNG MINH Thêm vào đó là những sườn đồi với sim, mua, và nhiều cây cỏ tự nhiên. Chúng đơm hoa, kết trái theo mùa. Cảnh thôn mạc, đồng quê có chợ búa, chùa chiền, đổi bãi ấy cũng đã khá cuốn hút đối với lớp học trò nhỏ tuổi nhưng điều làm cho bé Cung thích thú nhất là các buổi giảng bài của thầy Trần Thân. Thầy hiển lắm nhưng khi vào giờ giảng thì thật nghiêm. Khi giảng bài cho lớp trẻ, thầy không cần nhìn vào sách. Câu văn nào là lời nói của ai ở trang nào, từ lâu thầy đã thuộc nhập tâm. Các cụ trong vùng nói: Thầy Thân giảng sách cứ như là chẻ óc học trò mà bỏ chữ, bỏ nghĩa vào cho họ. Chữ viết của thầy rất chân phưofng, sáng sủa. Các môn sinh đều ao ước sau này mình sẽ viết được như thầy nên họ đều cố công tập luyện. Khi dẫn Cung đến nhập môn ở lớp học của thầy Trần Thân, ông Phó bảng sắc nói với cậu: - Con đã có một ít chữ và hiểu được một ít nghĩa. Thụ nghiệp ở thầy Quỳnh, thầy Quý, con đã sơ lược biết những gì là tứ thư, ngũ kinh. Nay sang đây, con phải chú ý đến những bài giảng về thơ, phú. Với các con, ông Sắc không nói nhiều và thường với những điều cần dặn, ông chỉ nói một lần . CHU TRONG HUYẾN Sau vài buổi nghe giảng, khi có dịp, cậu Cung đã hỏi vị thầy học mới của mình: - Thưa thầy, chắc các con phải có nhiều thời gian để học làm thơ. Thầy Thân vui vẻ trả lời : - Theo như thầy biết thì tại các lớp học trước, con đã tập làm nhiều câu đối. Câu đối buộc ta phải sắp xếp ngôn từ cho chúng đối nhau theo loại và theo vần bằng, trắc. Nay ta vận dụng cách đó vào trong việc làm thơ phú. Cung nhận ra, như vậy, làm câu đối cũng như thơ là cách vận dụng ngôn từ theo ý của mình. Mà đã nói vận dụng là con người phải có năng lực sắp xếp, ứng xử. Thầy đi vào dạy các bạn cách gieo vần bằng trắc ở các thể thơ, bắt đầu từ lục bát, lục bát gián thất đến thơ Đường câu năm chữ, thơ Đường câu bảy chữ với các thể tứ tuyệt và bát cú. Sau đó là nói qua về phú, văn sách, bát cổ. Theo thầy, tất cả các môn đó, thơ được coi như là trung tâm. Phải qua thơ để luyện cách viết, cách nói, nhất là để nuôi dưỡng ý tứ. Thơ cần cho sự giao lưu và cũng là để kín đáo thể hiện tâm tư, bản lĩnh của mình. Cả trên đưòỉng công danh, người muốn làm quan giỏi cũng phải biết làm thơ. BÁC HỒ THỜI HOC TRÒ THÔNG MINH Thầy kể rằng, hồi nào ở một địa phương nọ, dân chúng đã gánh ông quan của huyện mình đến dinh Công sứ mà trả lại cho nhà chức trách người Pháp vì họ cho rằng ông quan này ít chữ nghĩa, nhất là không biết làm thơ. Nên đây đó, có những ông quan phải tạm bỏ công đường trốn đi đi nơi khác để học làm thơ. Thầy nói : - Có rất nhiều cái có thể quên đi nhưng một bài thơ thật hay thì ta không thể không nhớ, phải không nào? - Vâng ạ ! Nhiều học trò cùng đổng thanh trả lời và thầy bảo một học trò cho ví dụ và cậu đó giơ cao tay : - Thưa thầy ví như bài Hoàng Hạc lâu M của Thôi Hiệu ^ M ạ ! - Ù’ ta lấy bài này làm ví dụ - Thầy nói. Thế thì iheo ý các trò vì sao mà người đời lại thích thi phẩm này của họ Thôi ? Cung đứng lên : - Thưa thầy, vì bài thơ hay đến mức ai cũng muốn nhớ để ngâm nga. - Thế trò có thuộc bài thơ đó không ? - Dạ thưa thầy có ạ ! - Thì hẵng đọc cho cả lớp cùng nghe. CHU TRONG HUYẾN - Dạ con xin vâng. - Và cậu đọc một mạch: Tích nhân dĩ thừa lìoàng hạc khứ, Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du. Tinh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu. Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Cả lớp cùng nghe và chính thầy Thân cũng sửriỊ Siốl trước sức nhớ và giọng đọc lưu loát của trò Cung. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn