Xem mẫu

  1. "Duyên" nơi công sở Câu nói hàm chứa sự tò mò Nếu vô tình bạn thốt nên những câu như “Cậu đã nghe chuyện gì chưa?”, “tớ mới biết một chuyện động trời” - thì đó là câu nói ấy nguy hiểm nhất ở nơi làm việc. Khi rơi vào “thời điểm nói xấu” ở cơ quan thì bạn hãy quản chặt cái miệng của mình. Những thông tin dựa trên sự đoán mò hoặc suy diễn thường được truyền đi nhanh chóng, đồng thời nó có thể bị bóp méo do sự thiếu thiện chí của một số người. Hơn nữa, hãy cẩn thận khi nói câu ấy, vì người nghe có thể nghĩ: Liệu cô ta có nói xấu sau lưng mình như vậy với người khác không nhỉ? Tin vỉa hè tuy không có cánh, nhưng lại truyền nhanh như virut máy tính, tốt nhất bạn chỉ nên làm một thính giả, mỉm cười cho qua chứ đừng tìm hiểu kỹ lưỡng. Giới hạn của sự thân mật Nếu bỗng dưng một đồng nghiệp rủ bạn đi uống cà phê để “nói chuyện”, bạn nên tự hỏi: Mình có nên nói ra những điều bí mật? Cô ấy có phải là người biết giữ im lặng không, hay là chiếc loa phóng thanh? Nếu cô ấy không thân thiết lắm thì bạn nên kiếm cớ từ chối. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, trừ khi bạn tin tưởng người ta 100%, nếu không bạn chỉ nên nói chuyện về một số việc trong cuộc sống hàng ngày mà thôi, tuyệt nhiên không nên “buôn” chuyện cơ quan như ai ra sao, có vấn đề gì… Không bàn tán lung tung sau lưng người khác là một nguyên tắc ứng xử rất cơ bản. Than thở
  2. Thật thiếu thông minh nếu bạn luôn than phiền với đồng nghiệp về chuyện khủng hoảng trong tình yêu, hôn nhân, khó khăn về tiền bạc hay một số chuyên riêng tư khác của mình. Như vậy, vô tình bạn sẽ trở thành đối tượng hoài nghi của mọi người. Nếu như trong công việc, bạn gặp chuyện gì đó không thuận lợi thì họ sẽ có thể nghĩ rằng: “Có gì lạ đâu, cô ta vốn là người luôn xui xẻo và không có năng lực. Đừng có dại mà giao cho cô ta những việc quan trọng”. Hãy nhớ rằng, điều quyết định trong công việc của bạn chính là thành tích của bạn, đừng hoang tưởng rằng mình sẽ được thông cảm hay giúp đỡ nhờ lòng thương hại của người khác. Nếu có điều gì buồn phiền thì hãy nhờ bạn bè, chị em giúp đỡ chứ không phải là đồng nghiệp. Nói đúng chỗ Bạn cảm thấy khả năng của mình chưa được thể hiện hết và mong muốn có cơ hội để được thử thách, khi ấy bạn nên tìm gặp sếp hoặc người phụ trách để bày tỏ những ý tưởng cũng như mục tiêu của mình. Đừng bao giờ than thân trách phận với đồng nghiệp, cho rằng mình có tài mà không được trọng dụng, cũng không nên than thở tài năng của mình bị chèn ép ra sao… Làm thế, những đồng nghiệp sẽ khó chịu và âm thầm đề phòng bạn, vì họ nghĩ bạn là người tự cao tự đại, thích vượt qua đầu người khác. Không nên tuyệt đối im lặng Bạn luôn im lặng, chỉ lắng nghe người khác nói mà không bao giờ bộc lộ quan điểm của mình… làm vậy mãi e rằng cũng không tiện. Nếu như đồng nghiệp tâm sự với bạn mà bạn chẳng nói gì thì họ sẽ cảm thấy như đang bị bạn nghe ngóng thông tin.
  3. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, bạn có thể đề cập đến hàng loạt những “tin nóng” đang xảy ra ngoài xã hội hoặc đọc trên mạng mà không ảnh hưởng tới ai. Như vậy thì mọi người đều có gì đó để nói chứ không lâm vào cảnh im lặng. Cứ ngỡ, giao tiếp nơi công sở là điều bình thường nhưng không hề đơn giản, phải không các bạn. Với một chút tinh tế, bạn hoàn toàn có thể là một người phụ nữ đáng yêu, tế nhị là đầy tình cảm trong mắt đồng nghiệp.
nguon tai.lieu . vn